Quả ngọt từ “Gia đình hiếu học”
Mấy năm qua, phong trào thi đua học tập trong nhân dân đã được huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) triển khai triệt để, đạt hiệu quả cao, thiết thực. Nhiều phụ huynh là nông dân nghèo thà bán đất chứ không để con em mình nghỉ học. Tinh thần đó đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi gia đình và địa phương…
Chú Hẩng (trái) tự hào với bằng khen GĐHH của gia đình.
Hiệu quả từ “Gia đình hiếu học”
Ông Từ Hoàng Đương – Chủ tịch Hội khuyến học Trà Ôn – cho biết: “Trước khi thành lập phong trào này, địa phương đã có nhiều gia đình hiếu học (GĐHH). Nhìn thấy tấm gương của những gia đình này, các gia đình khác sẽ noi theo. Và nhằm khích lệ tinh thần học tập của sinh viên, học sinh (SVHS), mỗi năm Hội Khuyến học huyện phát học bổng một lần cho những SVHS học giỏi thuộc GĐHH (mỗi suất 1 triệu đồng)”. Nhiều GĐHH là hộ nông dân, cuộc sống rất nghèo khó nhưng vẫn quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, tạo điều kiện cho các con ăn học thành đạt.
Video đang HOT
Hiện Trà Ôn có rất nhiều tấm gương hiếu thảo, GĐHH hiếu học. Đó là những bậc phụ huynh dù nghèo khó đến đâu, thà bán đất chứ không để con mình phải dở dang chuyện học hành. Gia đình chú Ngô Văn Hẩng ở xã Tân Mỹ là một điển hình. Chú Hẩng có 9 người con, 6 người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đã có việc làm ổn định. Hiện chú còn nuôi 2 đứa con đang theo học tại Cần Thơ và Vĩnh Long. “Giúp con cái có cái nghề ổn định là hạnh phúc lớn nhất của bậc làm cha mẹ” – chú Hẩng bộc bạch.
Cuộc vận động xây dựng GĐHH ở Trà Ôn tiến hành từ năm 2004. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước: “Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập trong nhân dân – thực hiện giáo dục nhằm nâng cao kiến thức, dân trí cho mọi người theo Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2015″.
Xây dựng GĐHH đã khơi dậy tinh thần thi đua học tập trong từng cá nhân hiếu học, đến nay có hàng trăm SV tốt nghiệp đại học trở thành những cử nhân, kỹ sư, bác sĩ có em là thạc sĩ và tiến sĩ. Nhiều gia đình có từ 2 -5 người con tốt nghiệp đại học, cao học một số gia đình có 6 – 10 con tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Tinh thần học tập trong nhân dân Trà Ôn đã kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của huyện cũng như cả tỉnh Vĩnh Long.
Phong trào lan tỏa…
Để phong trào phát triển rộng, Hội Khuyến học Trà Ôn luôn coi trọng việc xây dựng Quỹ khuyến học – khuyến tài và hàng năm nguồn quỹ luôn được bổ sung. Việc trao thưởng nhằm động viên con, cháu tích cực học tập, xây dựng phong trào thi đua trong mỗi gia đình, cơ quan, trường học, đã tạo không khí thi đua học tập sôi nổi và rộng khắp. 14/14 xã trong huyện đều có hội khuyến học, 490 gia đình đăng ký học tập (theo mẫu) với 1.470 cá nhân trong hộ đăng ký các loại hình học tập. Tính đến nay, toàn huyện có 2.488 GĐHH các cấp, 1.940 GĐHH được công nhận cấp cơ sở, 317 GĐHH cấp huyện, 231 GĐHH cấp tỉnh và 3 gia đình tiêu biểu dự liên hoan GĐHH toàn quốc ở Hà Nội
Ông Nguyễn Văn Hưởng và bà Nguyễn Thị Trường đã bán 3 công đất, cầm cố 2 công vườn để lo cho 8 đứa con ăn học. Không phụ lòng của ba mẹ, các con của ông – bà giờ đã thành đạt, 2 người con út đang làm luận văn tốt nghiệp. Ông Hưởng kể: “Những năm trước giải phóng, gia cảnh khó khăn, việc học hành không phải dễ dàng gì. Nuôi 8 đứa con tuổi ăn tuổi lớn thực sự là một gánh nặng nhất là khi con cái đi học xa nhà, nếu mình không vững tâm thì các con không yên tâm học hành”.
Anh Nguyễn Văn Khiêm (con thứ 4 của ông Hưởng) đang là giáo viên dạy hóa sinh tại Trường THCS An Phước, nhớ lại: “Thời đó đi học đi bộ là bình thường, vì mua được một chiếc xe đạp cũng là cả vấn đề, nhà giàu mới có. Những ngày tựu trường cha mẹ tôi phải chạy ngược chạy xuôi để kiếm tiền mua quần áo, sách vở cho mấy anh em tôi. Cảnh nhà cơ cực, nhiều khi các anh chị tôi đòi bỏ học, cha mẹ tôi bảo phải gắng học, sau này không vất vả như ba mẹ”.
Chỉ tính riêng xã Tân Mỹ đã có rất nhiều GĐHH. Ông Đoàn Văn Lụa – Chủ tịch hội khuyến học xã Tân Mỹ – cũng từng nuôi 4 đứa con ăn học Hiện gia đình ông có 2 thạc sĩ và 2 cử nhân. Ông phấn khởi: “Gia đình mình phải là GĐHH thì mình mới đi vận động bà con được. Nay tuổi tôi đã già rồi, thấy con cháu thành đạt tôi vui lắm”.
“Những gia đình tham gia vào GĐHH không được lợi lộc gì cả, vì mô hình chỉ mang tính khích lệ tinh thần học tập của SVHS và nâng cao ý thức của phụ huynh HS. Tôi rất vui vì được mọi người ủng hộ và số lượng HSSV giỏi của huyện hằng năm đều tăng lên. Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì mô hình này, hi vọng người dân cùng chung lòng để huyện nhà ngày càng có nhiều người tài, nhiều GĐHH” – ông Hoàng Đương tự hào.
Theo laodong
Ngã vào hồ nước cảnh, bé trai chết đuối thương tâm
Khi người chị đang lúi húi nấu cơm trong bếp thì bé L. đi ra khu vực hồ nước cảnh chơi. Bị trượt chân ngã xuống hồ, bé L. đã tử vong.
ảnh minh họa
Vụ chết đuối thương tâm xảy ra vào trưa 25/11 tại xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Nạn nhân là bé trai Vũ Hòa L. (3 tuổi).
Theo thông tin ban đầu, do cuối tuần được nghỉ học nên L. và chị gái (8 tuổi) được bố mẹ đưa vào rẫy cà phê chơi. Khi người lớn ra vườn làm việc, chỉ còn chị em L. ở nhà với nhau. Khoảng 10h cùng ngày, người chị mải nấu cơm trong bếp, bé L. đi ra hồ nước cảnh ngay trước nhà chơi và bị trượt chân ngã xuống dưới.
Dù nước ở hồ không sâu nhưng thời điểm bé L. bị ngã không được ai phát hiện. Khoảng 1 giờ sau, anh Vũ Viết Bão (bố của bé L.) từ ngoài vườn vào không thấy con đâu vội đi tìm thì phát hiện con trai đã chết ngạt dưới hồ nước.
Theo Dantri
Có áo dài rồi, em vẫn phải bỏ học Ngày tựu trường mẹ Quỳnh Như chạy đôn chạy đáo lo chuyện đồng phục cho Như. Ngược xuôi nhiều bận, cuối cùng Quỳnh Như cũng có bộ áo dài cũ vừa vặn để đến trường, nhưng gánh nặng "cơm áo, gạo tiền", mẹ Như đành cho em nghỉ học! Biết trước gia đình khó khăn, em Bùi Thị Quỳnh Như (cựu học sinh...