“Quá muộn để tấn công phủ đầu Iran”
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tuyên bố việc Israel tấn công Iran là quá muộn để chặn đứng chương trình hạt nhân của Tehran.
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey
Tướng Dempsey khẳng định một cuộc tấn công như vậy chỉ có thể làm chậm tiến độ chương trình hạt nhân của Iran chứ không thể phá hủy “tham vọng hạt nhân” của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Những phát biểu thể hiện quan điểm không ủng hộ ý tưởng đơn phương của Israel về tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân Iran của Tướng Dempsey được đưa ra tại London khi ông cùng một phát đoàn Mỹ tới tham dự Paralympic Game.
Israel được cho là đang lên kế hoạch tấn công phủ đầu Iran trước các cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với giới chức quân sự Mỹ, Tổng thống Barack Obama cũng đã lên tiếng phản đối cuộc tấn công đơn phương của Israel.
Ông Dempsey nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn liên quan gì nếu họ (Israel) quyết định tấn công Iran”, đồng thời khẳng định những trừng phạt đối với Iran vẫn đang phát huy tác dụng và có nhiều khả năng thành công.
Những bình luận của ông Dempsey đưa ra cùng ngày với một báo cáo mới của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho thấy Iran đang mở rộng chương trình hạt nhân bất chấp sức ép của phương Tây và lời đe dọa tấn công của Israel.
Báo cáo trên cho biết số lượng máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân ngầm Fordow của Iran đã tăng từ 1.064 vào tháng 5 lên 2.140 hiện nay. Tuy nhiên, chỉ mới có 700 máy trong số đó đang hoạt động. Ngoài ra, báo cáo cho biết Tehran đã sản xuất được gần 190 kg urani làm giàu ở cấp độ cao hơn kể từ năm 2010, tăng 45 kg so với tháng 5.
Về vấn đề Syria, Tướng Dempsey bác bỏ hoàn toàn tính khả thi của một vùng đệm nhân đạo tại quốc gia Bắc Phi này, khẳng định rằng sự việc ở Syria không tương đồng với các cuộc nổi dậy ở Libya.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mỹ - Nhật mở rộng hợp tác quân sự
Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có chuyến thăm Mỹ để bàn về tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại các vùng biển trong khu vực.
Tham mưu trưởng Nhật Iwasaki và Tổng tham mưu trưởng Mỹ Martin Dempsey tại Lầu Năm Góc. Ảnh: Kyodo
Ông Shigeru Iwasaki, Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, có cuộc hội đàm với Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Martin Dempsey tại Lầu Năm Góc hôm 23/8. Chuyến thăm của ông Iwasaki diễn ra ngay sau khi phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Thái Anh Đỉnh sang thăm chính thức Mỹ hôm 20/8 trong đó có thảo luận về vấn đề căng thẳng trên biển Hoa Đông.
Theo tuyên bố chính thức sau chuyến thăm, Tổng tham mưu trưởng Nhật và Mỹ đã tái khẳng định "tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho hai nước cũng như hòa bình, ổn định và thịnh vượng kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Japan Times cho hay.
Ông Iwasaki và Dempsey thảo luận về các biện pháp hợp tác quốc phòng, bao gồm "đào tạo, giám sát, trinh sát song phương và chia sẻ các thiết bị, cơ sở vật chất". Dempsey cho biết Mỹ và Nhật sẽ tăng cường hợp tác và diễn tập quân sự, không chỉ giới hạn ở lực lượng thủy quân lục chiến mà sẽ mở rộng trên cả lục quân, không quân, không gian mạng.
Ngày 21/8, Mỹ và Nhật Bản khai màn cuộc diễn tập quân sự 37 ngày ở tây Thái Bình dương. Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư, khiến các chuyên gia Trung Quốc cho rằng Washington đang thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với đồng minh Tokyo quanh vấn đề tranh chấp biển đảo.
Tuy nhiên, đại sứ quán Nhật tại Bắc Kinh tuyên bố "cuộc tập trận không nhằm vào bất cứ quốc gia nào, đã được lên kế hoạch từ lâu và nhằm tăng cường khả năng phòng thủ linh hoạt cho quân đội". Washington cũng khẳng định không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc giải quyết vấn đề này thông qua biện pháp hòa bình.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc tăng cao khi Tokyo bắt nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư hôm 15/8. Nhóm người này lên đảo để cắm cờ Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền. Họ bị trục xuất sau đó hai ngày như một nỗ lực xoa dịu căng thẳng.
Tuy nhiên, ngày 19/8, một nhóm gồm 150 nhà hoạt động và nghị sĩ Nhật Bản, đi trên đội thuyền 20 chiếc, lại tiếp tục đổ bộ lên đảo tranh chấp, cắm cờ Nhật. Chính phủ Nhật Bản khẳng định sẽ xử lý vụ việc theo đúng pháp luật quốc gia, nhưng một làn sóng chống Nhật đã bùng phát trên khắp Trung Quốc, với hàng nghìn người tham gia.
Vũ Hà
Theo VNE
Tướng Mỹ không có mặt trên chiếc máy bay bị bắn Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey không có mặt trên chiếc máy bay bị tên lửa của phiến quân bắn trúng đêm 20/8 Tướng Martin Dempsey Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế tại Afghanistan ngày 21/8 cho biết, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey không có mặt...