Qua một đêm hơn 1.000 người phải cách ly y tế, 80 ca dương tính đang điều trị
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có 16.248 người đang cách ly y tế, tăng hơn 1.000 người so với ngày hôm qua (28/7). Có 80 ca mắc COVID-19 đang được điều trị tại các BV, cơ sở y tế, trong đó có 2 ca nặng.
Theo đó, tính đến 9h00 ngày 29/7/2020, theo thống kê của worldometers.info:
* Thế giới: 16.881.704 người mắc; 662.403 người tử vong
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 161/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 446 ca mắc COVID-19, không có ca tử vong.
Trong đó:
- Số ca bình phục: 369 ca
- 80 ca bệnh đang được điều trị.
Tính đến 9h ngày 29/7: Việt Nam có tổng cộng 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Từ 18h ngày 28/7 – 6h sáng 29/7: ghi nhận thêm 8 ca mắc mới.
Số ca bình phục trong 24h qua: 4 ca
Số ca tử vong: 0
Số ca tiến triển tốt:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 9 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 3 ca.
Số ca nặng: 2
Số người cách ly: 16.248
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 375
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.996
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 3.352
Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 276
Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 170
Theo Bộ Y tế, hiện dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, đến 9h ngày 28/7 thế giới ghi nhận hơn 16,8 triệu ca mắc, hơn 660.000 người tử vong. Diễn biến dịch bệnh cực đoan, đáng lo ngại một số khu vực trên thế giới xuất hiện các đợt bùng phát dịch thứ hai, thứ ba. Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia vẫn là nước có số ca mắc cao. Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa ghi nhận ca tử vong do COVID-19.
Tại Việt Nam, trong những ngày qua, dịch bệnh đã có diễn biến phức tạp tại TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, đã ghi nhận gần 20 ca nhiễm bệnh mới trong cộng đồng trong đó có cả nhân viên y tế song chưa tìm được nguồn lây. Đáng nói là chủng virus được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh; nguy cơ lây lan dịch bệnh tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng, các quận Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn thuộc Thành phố Đà Nẵng là rất cao và xuất hiện nguy cơ lây lan dịch bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
Trước tình hình đó từ 0h ngày 28/7 Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách xã hội, Quảng Nam cũng đã dừng một số hoạt động để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm SARS – CoV 2 đối với người trở về từ Đà Nẵng, đồng thời hai địa phương này cũng khuyến cáo người dân thưc hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế. Đồng thời, khuyến cáo người dân tạm thời không đến các vùng có dịch để phòng bệnh.
Các địa phương còn lại khác cũng đã tiến hành lập danh sách, rà soát giám sát và cách ly tại nhà với những trường hợp đến Đà Nẵng để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Bộ Y tế chỉ đạo và tăng cường lực lượng, phương tiện, vật tư… hỗ trợ TP Đà Nẵng xét nghiệm nhanh, truy vết, điều trị các bệnh nhân, không để xảy ra trường hợp tử vong; lưu ý bảo đảm an toàn cho đội ngũ cán bộ y tế và các lực lượng chức năng, kể cả phóng viên tác nghiệp về phòng, chống dịch….
Quảng Bình: Cách ly, theo dõi y tế gần 1.200 người về từ Đà Nẵng
Nhằm phòng chống dịch Covid-19 lây lan, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành cách ly y tế tại nhà và theo dõi sức khỏe của 1.197 người vừa trở về từ Đà Nẵng, lấy mẫu xét nghiệm với 25 trường hợp.
Theo số liệu từ Sở Y tế Quảng Bình, qua công tác nắm bắt, rà soát, các địa phương thuộc tỉnh này đã yêu cầu 1.197 người vừa tử Đà Nẵng trở về cách ly y tế tại nhà, đồng thời các cơ quan chức năng cũng thường xuyên theo dõi, có biện pháp kịp thời khi có dấu hiệu nghi vấn.
Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cũng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 với 25 trường hợp và đang chờ kết quả. Đặc biệt trong đó có một trường hợp từ Bệnh viện Đà Nẵng về.
Quảng Bình đang triển khai mọi phương án để chống dịch.
Người phụ nữ 54 tuổi này từ ngày 16 - 22/7 chăm bệnh nhân tại khoa Đột quỵ Bệnh viện Đà Nẵng, sau đó chuyển về chăm bệnh nhân tại khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng và trở về Quảng Bình vào ngày 26/7 rồi đi thẳng đến trung tâm y tế để được hướng dẫn cách ly.
Qua khai thác dịch tễ, trường hợp trên có ở Bệnh viện Đà Nẵng trùng với thời điểm bệnh nhân số 416 có ở đây và tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng, trùng thời gian với bệnh nhân số 419. Tuy nhiên, qua điều tra, thì người phụ nữ Quảng Bình này không có tiếp xúc với các ca nhiễm.
Để chống dịch hiệu quả, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh phải tổ chức giám sát y tế đúng quy định, nếu phát hiện người có các triệu chứng sốt,ho, khó thở, cần chỉ đạo ngay trung tâm y tế lấy mẫu gửi Trung tâm kiểm soát bệnh tật để tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2. Danh sách các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19 phải khẩn trương gửi về Sở Y tế để báo cáo UBND tỉnh.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 trên hệ thống truyền thông để người dân chủ động thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch, không chủ quan, lơ là cũng như tâm lý hoang mang.
Lấy mẫu xét nghiệm 2 trường hợp liên quan đến bệnh nhân 416 Hai trường hợp có liên quan đã được đưa vào Bệnh viện Lao phổi tỉnh Quảng Ninh để lấy mẫu xét nghiệm và tiến hành cách ly. Khoảng 15 giờ chiều nay (25/7), UBND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã đưa 2 trường hợp liên quan tới bệnh nhân 416 vào Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh Quảng Ninh để cách...