Quả hồng lòng đào trứng gà hiếm có, Hà thành hóng mua từng cân
Hồng da tre khi chín màu lòng đào trứng gà, vị thơm ngọt đậm, ăn giòn sần sật. Đây là đặc sản rất hiếm được trồng chủ yếu ở Thái Nguyên, được người sành ăn lùng mua bởi cả năm duy nhất có 1 tháng cho thu hoạch.
Không như hồng giòn Đà Lạt hay hồng Mộc Châu cho thu hoạch quả kéo dài từ tháng 8-11 hằng năm, hồng da tre – giống hồng đặc sản lâu năm ở Thái Nguyên với hương vị thơm ngon đặc trưng – chỉ có vỏn vẹn trong vòng 1 tháng, từ cuối tháng 8 đến hết tháng 9. Do vậy, loại hồng này ngày càng hiếm, không phải muốn là mua được.
Phải đợi đến tận 1 tuần, chị Vũ Ngọc Hà ở Khu đô thị Times City (Hai Bà Trưng, Hà Nội) mới nhận được 1 thùng 10kg hồng da tre để ăn và biếu ông bà nội ngoại. Năm nào vào mùa chị cũng đặt trước 1 tháng, bởi loại hồng này chỉ có trong thời gian ngắn nên ai cũng muốn thưởng thức, mua chậm là hết hàng.
Hồng da tre là đặc sản hiếm có, được người sành ăn săn lùng.
“Hồng da tre nhiều thịt, ngọt thơm, mềm dẻo lại hơi sần sật như thạch nên ai cũng thích, cả trẻ em, người già đều ăn được. Năm nào tôi cũng mua 1 thùng để bố mẹ hai bên, cả nhà ăn dần”, chị Hà chia sẻ.
Chị Hà cho hay, so với các loại hồng khác giá dao động từ 30.000-60.000 đồng/kg thì hồng da tre đắt hơn, thường 90.000-100.000 đồng/kg. Kích cỡ quả cũng to hơn, 1 kg hồng da tre được 5-6 quả, còn các loại hồng khác có 10-12 quả/kg.
Hồng da tre có màu xanh, khi chín hơi ửng vàng, trong như thạch. Ruột hồng mềm nhiều nước, ngọt lịm, chỉ cần bổ đôi hồng rồi lấy thìa xúc ăn thì bao nhiêu cũng hết. Vì thế năm nào chị cũng phải đặt trước người quen, nếu không sẽ không kịp thưởng thức đến lần thứ hai do hết mùa, chị Hà nói.
Khi chín, hồng da tre có màu vàng trong như thạch, ngọt thơm, mọng nước
Tại Thái Nguyên, hồng da tre đang vào mùa thu hoạch. Thời gian thu hoạch ngắn, diện tích trồng không còn nhiều chỉ tập trung ở một số huyện miền núi nên loại quả này ngày càng quý hiếm, được nhiều người lùng mua.
Chị Lê Thu Hoài ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cho biết, hồng da tre được trồng từ thời ông bà chị, đến nay chỉ còn khoảng 20 gốc và số lượng rất hiếm, không phải ở đâu trồng cũng cho trái thơm ngon được. Mùa thu hoạch rộ là tháng 9, khách VIP từ các tỉnh, đặc biệt là Hà Nội, đã đặt mua cả cây hết nên hàng chị dư không có nhiều, giá hồng vì thế tương đối cao.
“Khách muốn mua nhiều phải báo trước 3-4 ngày tôi thu hái rồi ủ hương mới chuyển đi. Như tuần vừa rồi tôi bán khoảng 1 tạ hồng da tre vẫn không đủ trả đơn cho khách. Giá hồng này năm nào cũng cao, 90.000-100.000 đồng/kg, chưa kể những năm mất mùa còn đắt nữa mà tôi cũng không có để bán”, chị Hoài chia sẻ.
Hồng da tre khi đến độ già sẽ được hái, rồi ủ để chín tự nhiên trong 1-2 ngày. Quả chín sẽ chuyển sang màu vàng trong, cầm mềm tay, có thể để trong tủ lạnh ăn dần. Đặc biệt, hồng da tre có hương thơm đặc trưng, vị ngọt lịm lại sần sật như thạch nên ai cũng thích, ăn một lần sẽ nhớ mãi, chị Hoài cho hay.
Video đang HOT
Mùa hồng da tre chỉ trong vòng 1 tháng
Tuy vậy, không phải ai cũng biết đến giống hồng đặc sản lâu năm này, chủ yếu chỉ những người sành ăn tìm mua về thưởng thức hoặc làm quà biếu. Phần lớn mỗi lần họ mua 5-10 kg ăn dần, nhiều thì 1-2 thùng vì hồng này chỉ kéo dài trong 1 tháng, không nhanh là hết mùa.
Theo chị Trần Hồng Nhung, chủ cửa hàng hoa quả ở Duy Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), mùa nào thức nấy, năm nào sang thu, ngoài các loại hồng ngâm, hồng trứng,… cửa hàng chị không thể thiếu hồng da tre.
“Giờ đang đầu mùa nên tôi chỉ gom được của người dân trên núi khoảng 1 tạ hồng da tre, trả đơn cho khách là hết sạch”, chị Nhung nói.
Tuần trước cửa hàng chị về 2 tạ, sau khi đăng lên Facebook vài tiếng, nhân viên cửa hàng đã báo không dư thùng nào. Chị đang gom đơn quà biếu cho Tết Trung thu khách đặt trước, tính nhẩm cũng đã lên đến 50-70kg hồng da tre.
Theo Vietnamnet
Những đại kỵ khi ăn quả hồng, cần biết để khỏi mang họa
Không ăn hồng ngay sau khi ăn trứng, canh cua, thịt ngỗng... là những điều bạn cần tuân thủ để tránh tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe khi ăn quả hồng.
Ảnh minh họa: Internet
Quả hồng là một loại quả ngon và có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Ngoài cung cấp giá trị năng lượng như nhiều trái cây khác thì loại quả này có khá nhiều khoáng chất như mangan, kali, kẽm, đồng và vitamin C, axit amin...
Tuy nhiên, có một số lưu ý khi ăn loại quả này vì những tác dụng phụ nguy hiểm của nó cho sức khỏe con người.
Tại Trung Quốc, một phụ nữ đã phải nhập viện cấp cứu sau khi xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội và liên tiếp nôn mửa.
Thông qua hình ảnh CT hai chiều, bác sĩ phát hiện phần bụng của của bệnh nhân có tồn tại dị vật mờ ảo. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị bệnh kết sỏi dạ dày. Điều tra bệnh sử, bệnh nhân cho biết cách đó ít hôm cô đã ăn liền một lúc 3 quả hồng trong lúc bụng đói.
Bác sĩ giải thích, trường hợp của bệnh nhân trên là bị sỏi do ăn hồng, trong hồng có axit Tannin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng tới nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói, axit dạ dày tương đối cao, các chất tannin - pectin cộng với hàm lượng chất xơ cao sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Ăn nhiều sẽ vón lại tạo thành sỏi ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.
Các bác sĩ cảnh báo, tuyệt đối không ăn hồng khi đói. Đặc biệt với người già và trẻ em nếu ăn quá nhiều hồng khi bụng rỗng sẽ dễ bị tổn thương dạ dày vì chức năng tiêu hóa yếu.
Hồng tính hàn, còn rượu tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn hồng sau khi ăn trứng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa.
Khi đó cần ngay lập tức uống dung dịch gồm 20 g muối và 200 ml nước sôi hoặc có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm.
Nếu không nôn được, cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Sau đó, phải dùng thuốc nhuận tràng để loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
Không ăn hồng khi ăn canh cua
Hồng và canh cua không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài.
Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
Không ăn hồng khi bụng đói
Ăn hồng lúc đói có thể gây ra sỏi thận do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin. Khi dạ dày không có thức ăn, quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày, hình thành sỏi. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu...
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn hồng cùng khoai lang
Khoai lang chứa nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa, hình thành sỏi không hòa tan. Chúng vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày.
Không ăn hồng khi bị tiểu đường, tiêu hóa kém
Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn.
Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.
Khoai lang chứa nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa, hình thành sỏi không hòa tan. Chúng vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn hồng cùng thịt ngỗng
Đây là sự kết hợp rất nguy hiểm, bạn cần tuyệt đối tránh. Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Không ăn hồng khi uống rượu
Hồng tính hàn, còn rượu tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Trời vào thu, điều tối kỵ khi ăn hồng ai cũng cần biết, nếu không sẽ rước họa vào thân Có rất nhiều cấm kỵ khi ăn hồng có thể bạn chưa biết tới. Trong đó, ăn hồng khi bụng đói rất nguy hiểm đến sức khỏe, tuyệt đối không được chủ quan! Quả hồng là một loại quả ngon và có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Ngoài cung cấp giá trị năng lượng như nhiều trái cây khác thì...