Qua đời vì căn bệnh ung thư ngay trước kỳ thi đại học, nữ sinh chọn hiến xác và nội tạng sau cho y học
Theo di nguyện của Trần Vi Vi, cô gái muốn được hiến xác và nội tạng sau khi qua đời.
Nữ sinh trung học Trần Vi Vi (18 tuổi), sống tại Hồ Nam, Trung Quốc, vốn có thể tham dự kỳ thi đại học diễn ra vào ngày 7/7. Tuy nhiên, điều không may là cô gái trẻ đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo trước khi kỳ thi đại học diễn ra.
Cô gái trẻ đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo trước khi kỳ thi đại học diễn ra.
Bác sĩ Trương Binh, bệnh viện Hunan Yiyang Central Hospital, chia sẻ: “Ngày 9/8/2019, nữ sinh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch lympho Hodgkin giai đoạn cuối. Sau khi tiếp nhận 4 đợt hóa trị, bệnh nhân đã trải qua tác dụng phụ của việc điều trị là rụng tóc, buồn nôn, nôn ói, tay chân tê cứng, mất cảm giác.
Ngày 3/1/2020, sau khi phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân chuyển biến tốt. Không lâu sau, bệnh nhân liên tục sốt cao, tế bào ung thư tiếp tục phát triển và xâm lấn các cơ quan trong cơ thể. Thời điểm này, bệnh nhân biết rõ cơ hội sống sót rất thấp nên đã xuất viện về nhà và qua đời vào ngày 14/5/2020″.
Sau khi tiếp nhận 4 đợt hóa trị, bệnh nhân đã trải qua tác dụng phụ của việc điều trị.
Theo di nguyện của Trần Vi Vi, cô gái muốn được hiến xác và nội tạng sau khi qua đời. Căn bệnh ung thư hạch U lympho Hodgkin là căn bệnh diễn biến phức tạp, cô gái trẻ mong muốn thi hài của mình có thể giúp ích cho y bác sĩ tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh.
Mẹ của nữ sinh đau lòng chia sẻ: “Trong thời gian con gái bị bệnh, nhiều tấm lòng hảo tâm của xã hội đã giang tay giúp đỡ con. Con muốn mau khỏe lại để trở về mái trường học tập và báo đáp công ơn của xã hội. Tuy nhiên, điều tôi không ngờ là sau 12 năm đèn sách, con không thể tham dự kỳ thi đại học và sau cùng dùng chính thi hài của con để báo đáp xã hội”.
Ung thư hạch là gì?
Ung thư hạch bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, được gọi là tế bào lympho. Những tế bào này nằm trong các hạch bạch huyết, lá lách, tuyến ức, tủy xương và các bộ phận của cơ thể. Tế bào lymbo thay đổi khi bệnh nhân bị ung thư hạch khiến cho nó trở nên phát triển nhanh chóng và mất kiểm soát.
Ung thư hạch gồm 2 loại chính là:
U lympho Hodgkin (hay còn gọi là bệnh Hodgkin) chiếm đa số trong các ca chẩn đoán ung thư hạch.
U lympho không Hodgkin chiếm số lượng nhỏ hơn trong ca ung thư.
Video đang HOT
Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch
Hiện tại nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư hạch bạch huyết chưa được xác định rõ ràng, nhưng người ta có biết đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Các yếu tố đó là:
- Tuổi tác: Những người trên 60 tuổi có chức năng cơ thể suy giảm là nhóm dễ bị ung thư nhất.
- Giới tính: Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc phải bệnh ung thư hạch nhiều hơn so với nữ giới.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch suy yếu do nhiều nguyên nhân như cấy ghép nội tạng. bẩm sinh hoặc nhiễm virus HIV.
Chứng bệnh hệ thống miễn dịch: người mắc phải bệnh như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, lupus hay celiac có thể mắc bệnh ung thư hạch. Hoặc những người bị nhiễm các loại virus như Epstein-Barr, viên gan C, HHV8 cũng có nguy cơ khá cao.
- Tiền sử gia đình: Người bệnh có người thân đã từng bị ung thư hạch bạch huyết dễ bị ung thư.
- Nhiễm phóng xạ: Thường xuyên tiếp xúc với benzen, các chất diệt côn trùng, cỏ dại.
- Béo phì.
Triệu chứng ung thư hạch
Ung thư hạch có nhiều triệu chứng lâm sàng khá giống với nhiều loại bệnh lý thông thường, một số có thể kể đến như:
Nổi hạch: Nổi một hoặc nhiều hạch tại cổ, nách, hay bẹn, các hạch này nổi lên, phình to nhưng không đau. Các trường hợp hạch to dễ bị nhầm với bệnh lý đường hô hấp.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Sốt, sốt thường xuyên và kéo dài.
- Ho, khó thở, thậm chí là đau lồng ngực.
- Mệt mỏi, suy kiệt kéo dài.
- Vùng bụng đau, phình ra hoặc cảm giác đầy bụng.
- Đổ mồ hôi đêm, mất cảm giác ngon miệng.
Biến đổi làn da: Những bệnh nhân ung thư hạch sẽ có một loạt các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ… Những bệnh nhân ung thư hạch giai đoạn cuối khả năng miễn dịch giảm, nên da bị nhiễm trùng thường lở loét, tiết dịch.
Muốn bữa tối không tăng cân, không hại sức khỏe cần nghiêm khắc kiêng kỵ 5 điều sau đây
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bệnh như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, thậm chí ung thư... đều có mối liên hệ chặt chẽ đến chế độ ăn uống, đặc biệt là bữa tối.
Bữa tối là bữa ăn liên quan trực tiếp đến việc trao đổi chất trong cơ thể con người vào cuối ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bệnh như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, thậm chí ung thư đều có mối liên hệ chặt chẽ đến chế độ ăn uống, đặc biệt là bữa tối.
Ảnh minh họa
Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong bữa ăn này là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Đáng lưu ý hơn là, bữa tối không thể thực hiện một cách tùy tiện về cách thức, món ăn hay thậm chí cả thời gian.
Theo các chuyên gia, thời gian thích hợp nhất để ăn tối là khoảng từ 18h đến 20h và chỉ nên kéo dài từ 20 đến 30 phút là vừa đủ.
Dưới đây là 5 điều nên tránh trong bữa ăn tối, cần nghiêm khắc với bản thân để tránh bệnh tật không mong muốn
Không nên ăn quá muộn
Vào buổi tối, hiệu suất trao đổi chất trong cơ thể chúng ta ở mức tương đối thấp, lượng vận động cũng giảm, vì vậy bạn cần chú ý không nên ăn cơm tối quá muộn.
Thói quen ăn bữa tối muộn sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể vẫn ở trạng thái cao ngay cả khi bạn đi ngủ. Tình trạng này dễ kích thích việc bài tiết insulin và làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy.
Chưa dừng lại ở đó, ăn tối quá muộn cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hấp thu - tiêu hóa, khiến cho dạ dày phải "tăng ca" và không tốt với chất lượng giấc ngủ.
Không ăn quá nhanh
Ảnh minh họa
Ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ là thói quen ai cũng nên rèn luyện để bảo vệ sức khỏe. Thói quen này lại càng cần áp dụng cho bữa ăn cuối trong ngày.
Ăn chậm, nhai kỹ không chỉ có lợi cho việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng mà còn có thể khống chế lượng thức ăn tiến vào cơ thể, đồng thời ổn định đường huyết và bảo vệ răng miệng.
Không nên ăn quá lâu
Mặc dù ăn chậm, nhai kỹ là cách tốt để bảo vệ sức khỏe, nhưng không nên đánh đồng thói quen tốt này với việc ăn lâu.
Ăn tối quá lâu không chỉ tăng rủi ro khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều năng lượng mà còn làm mức đường huyết luôn ở mức cao, tăng gánh nặng cho nhiều cơ quan.
Không ăn quá nhiều
Năng lượng mà bữa tối cũng cấp chiếm 30-40% năng lượng hấp thu cả ngày. Vì vậy, lượng thức ăn cho bữa tối nên ở mức vừa phải, không nên quá ít nhưng cũng không cần quá nhiều.
Ngoài ra, theo kiến nghị của các chuyên gia sức khỏe, bạn cũng nên hạn chế ăn bữa tối ở bên ngoài mà thay vào đó có thể tự nấu những món ăn dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh.
Hạn chế ăn mỡ, ăn mặn, ăn cay
Với bữa tối, những món ăn thanh đạm sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn và gia đình. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo mọi người cần hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, không chế biến quá mặn và tránh xa các món cay, đồ chiên rán cho bữa tối nói riêng cũng như nhiều bữa ăn khác trong ngày.
Nguyên nhân là bởi việc hấp thu quá nhiều chất béo là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính như béo phì, cholesterol trong máu cao, xơ cứng động mạch... còn ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao.
M.H (th)
BS Mỹ đúc kết 5 điều để nam giới khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ: Cả thể chất và tinh thần Số liệu thống kê cho thấy nam giới dù được coi là phái mạnh nhưng lại có tuổi thọ trung bình thấp hơn phụ nữ khoảng 5 năm. BS Mỹ đã đúc kết 5 việc giúp bạn nâng cao sức khỏe. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi chúng ta phải xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc sẽ dễ...