Quả đấm thép chống khủng bố của Nga
Nếu được yêu cầu kể tên một đơn vị chống khủng bố ở Nga, hầu hết mọi người đều có thể nghĩ về lực lượng “Alpha” của Tổng cục An ninh Liên bang.
Alpha từng tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng hiến pháp năm 1993, vụ bao vây nhà hát Dubrovka, cuộc khủng hoảng con tin trường học Beslan năm 2004, cũng như được huy động xử lý những vụ việc lớn và nhạy cảm khác. Song, Alpha không đối phó với vấn đề khủng bố ở Nga. Thay vào đó, trách nhiệm này thuộc về Lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh (SOBR).
Các thành viên SOBR đang làm nhiệm vụ. Ảnh: National Interest
Cũng như các lực lượng đặc nhiệm khác ở châu Âu, quá trình hình thành SOBR bắt đầu vào những năm 1970 sau khi xảy ra các vụ tấn công nhằm vào Thế vận hội Munich (Đức) năm 1972. Để đảm bảo an ninh cho Thế vận hội Mùa hè 1980 tại thủ đô Mát-xcơ-va, một đơn vị đặc biệt được thành lập vào năm 1978 đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ mang tên OMON. Nhân sự của OMON đến từ lực lượng cảnh sát Nga và trải qua quá trình lựa chọn khắt khe, theo đó ưu tiên những người từng là lính nhảy dù. Dù được xem là thành công tại Thế vận hội Mùa hè 1980 nhưng quy mô OMON đã giảm 30% sau sự kiện này do Liên Xô không cần có một đơn vị chuyên biệt như vậy. Năm 1987, để đối phó với tình hình căng thẳng sắc tộc và tội phạm gia tăng, OMON được tái lập, với nhiều sư đoàn đóng tại các thành phố và khu vực.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, hàng loạt đơn vị SOBR được thành lập để chống tội phạm có tổ chức. Nhân sự của SOBR được rút ra từ các đơn vị OMON chủ chốt và phải trải qua bài kiểm tra về tâm lý trước khi gia nhập. Họ được huấn luyện kỹ năng bắn súng, chiến đấu tay đôi cũng như chiến đấu trong khu đô thị. Các nhóm tấn công thì được trang bị khiên chắn đạn, súng trường, súng lục và tiểu liên. Trong khi đó, OMON vẫn tồn tại độc lập.
Dù ban đầu được giao nhiệm vụ chống tội phạm có tổ chức nhưng SOBR lại là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố đến từ Chechnya và Dagestan, từng tham gia giải cứu con tin tại Mineralnye Vody, Makhachkala, bệnh viện Budyonnovsk…Nhiều sĩ quan SOBR sau những hoạt động này đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga.
Năm 2016, Bộ Nội vụ trao quyền kiểm soát SOBR cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga. Khi ấy, SOBR có tất cả 78 đơn vị với khoảng 5.200 người.
Video đang HOT
Với sự góp mặt của các đơn vị tinh nhuệ thuộc SOBR và OMON, Vệ binh Quốc gia Nga thực sự là quả đấm thép chống khủng bố của Tổng thống Vladimir Putin.
TRÍ VĂN (Theo National Interest)
Theo baocantho.com.vn
Để tiêu diệt hàng trăm UAV 'tự sát', Nga sử dụng hệ thống phòng thủ nào ở Syria?
Từ năm 2018 - 2019 căn cứ Hmeymim của Nga đã tiêu diệt hơn 200 UAV và nhiều rocket của các phần tử khủng bố ở Syria mà Nga xác định Mỹ đã "hậu thuẫn" cho lực lượng này.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov ngày 2/11 cho biết, kể từ khi Nga đóng quân tại căn cứ Không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia thuộc phía tây Syria năm 2015, các phần tử khủng bố ở Syria đã cố gắng sử dụng máy bay không người lái để phá vỡ hệ thống phòng không và tiêu diệt hoàn toàn căn cứ Hmeymim.
Từ năm 2018-2019, tổng cộng 218 máy bay không người lái (UAV) của các phần tử khủng bố đã bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không của Nga ở Hmeymim.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov. Nguồn: Sohu.
Nga đã bố trí hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 và Tor-M2 ở căn cứ Hmeymim, hai hệ thống này đã đánh bại hàng trăm cuộc tấn công của các phần tử khủng bố, ngoài 218 UAV bị bắn hạ, các phần tử khủng bố còn có ý đồ sử dụng rocket để tấn công vào căn cứ, trong đó cuộc tấn công lớn nhất của các phần tử khủng bố với 27 quả rocket bắn từ khu vực Idlib, toàn bộ các quả rocket này đều bị hệ thống Pantsir-S1 tiêu diệt.
Cuộc tấn công gần đây nhất xảy ra vào ngày 3/09, các phần tử khủng bố sử dụng 5 UAV và 12 quả rocket, các vũ khí này đã bị hệ thống Pantsir-S1 và Tor-M2 đánh chặn thành công. Đồng thời Nga cũng điều động 2 máy bay chiến đấu Su-35 tiêu diệt căn cứ của các phần tử khủng bố cách đó 120 km, 23 tên khủng bố đã thiệt mạng.
Đáng chú ý, "không biết những phần tử khủng bố lấy được công nghệ chế tạo UAV tự sát ở đâu, các UAV này có thể bay được 150 km, bay ở độ cao 3.500-4.000 m" ông Konashenko nói. Về vấn đề này này, công nghệ máy bay không người lái tự sát của các phần tử khủng bố có nguồn gốc từ "một số quốc gia".
Những UAV này bề ngoài thì nhìn rất đơn giản, nhưng kết cấu bên trong lại đặc biệt phức tạp, có thể mang theo 50-100 kg thuốc nổ. Các UAV này đã đạt đến trình độ của trang bị quân sự, chúng được lắp đặt các hệ thống ném bom, điều khiển bay, dẫn đường, để có được điều này, các phần tử khủng bố phải được "đào tạo kỹ thuật bài bản".
Căn cứ Không quân Hmeymim của Nga ở Syria. Nguồn: Sohu
Theo báo cáo của hãng thông tấn ITAR-TASS (Nga), nguồn tin từ căn cứ Không quân Hmeymim cho biết, 2 năm qua các phần tử khủng bố không ngừng tấn công vào căn cứ này nhưng đều bị các hệ thống phòng không của Nga đánh chặn thành công. Phía Nga cũng phái lực lượng đặc nhiệm truy tìm "người phía sau" những cuộc không kích bằng UAV của các phần tử khủng bố và đưa ra kết luận, Mỹ đã hỗ trợ UAV cho lực lượng khủng bố ở Syria nhằm tiêu diệt căn cứ Không quân Hmeymim của Nga.
Hiện, Nga đã xác định được Quân đội Mỹ đóng tại Syria đang huấn luyện cho một tổ chức khủng bố mang tên "đội đột kích cách mạng", Nga sẽ tiến hành các cuộc tấn công đáp trả và sẽ điều động máy bay ném bom, máy bay chiến đấu tiên tiến đến Syria để tiêu diệt lực lượng này, thậm chí có khả năng sẽ tạo thương vong cho lực lượng Quân đội Mỹ hậu thuẫn tổ chức này. Nga có chứng cứ rõ ràng về việc Mỹ hậu thuẫn cho phần tử khủng bố tấn công vào căn cứ Không quân Hmeymim.
Hệ thống Pantsir-S1 và S-300 của Nga. Nguồn: Sohu
Được biết, Pantsir-S1 là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không, tổ hợp này có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Đây là một sản phẩm của KBP ở Tula, Nga. Tổ hợp này có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Đây là phiên bản cải tiến của tổ hợp 9M311 Tunguska SA-19/SA-N-11. Tổ hợp Pantsir-S1 có kíp chiến đầu gồm 2 đến 3 người. Tổ hợp phòng không này gồm các khẩu pháo phòng không tự động và các tên lửa đất đối không, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến.
Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí. Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không này được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.
Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s, tổ hợp này có tầm bắn tối đa là 20 km và đạt trần bắn là 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển đây là cải tiến vượt trội so với hệ thống 9M311 Tunguska SA-19/SA-N-11. Theo tuyên bố của nhà sản xuất KBP, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình.
Hệ thống phòng không Tor-M2 của Nga ở Syria. Nguồn: Sohu
Tor-M2 là phiên bản mới nhất của hệ thống phòng không di động 9K330 Tor, NATO định danh là SA-15 Gauntlet. Hệ thống gồm radar tìm kiếm mục tiêu, điều khiển hỏa lực và tên lửa được tích hợp trên khung gầm bánh xích hoặc bánh lốp tùy phiên bản. Hệ thống gồm radar tìm kiếm mục tiêu, điều khiển hỏa lực và tên lửa được tích hợp trên khung gầm bánh xích hoặc bánh lốp tùy phiên bản. Radar tìm kiếm mục tiêu của hệ thống có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 25 km, dẫn đường cho tên lửa ở cự ly 20 km.
Radar của hệ thống có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu, với khả năng phân phối 2 đạn tên lửa/mục tiêu để tăng xác suất tiêu diệt. Phiên bản Tor-M2 sử dụng tên lửa 9M338 mới có kích thước nhỏ gọn và tầm bắn xa hơn. Mỗi xe phóng của Tor-M2 mang theo 16 tên lửa, so với 8 tên lửa trên các phiên bản cũ. Tên lửa có thể tấn công mục tiêu ở cự ly 15 km, tầm cao tối đa 12 km. Tor-M2 được ví von là "Iron Dome" của Nga. Trong các cuộc tập trận mô phỏng, hệ thống đạt tỷ lệ tiêu diệt 100% các mục tiêu đường không như trực thăng, máy bay cánh cố định, tên lửa và vũ khí dẫn đường công nghệ cao.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet
Mỹ toan tính, Nga "nắm thóp": Thủ lĩnh IS mà ông Trump tuyên bố tiêu diệt có lại "hồi sinh"? Bộ Quốc phòng Nga nghi ngờ tính xác thực đối với hoạt động tiêu diệt Abu Bakr al-Baghdadi của Mỹ, theo lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov. Tổng thống Trump đang rất tự hào về chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Sự hoài nghi của Nga Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần...