Quá cô đơn, một phụ nữ Nhật Bản gọi 2.761 cuộc điện thoại khẩn cấp đến sở cứu hoả
Bà Hiroko Hatagami, một phụ nữ 51 tuổi thất nghiệp sống tại thành phố Matsudo ( tỉnh Chiba, Nhật Bản), cho biết bà đã thực hiện 2.761 cuộc gọi khẩn cấp vì cảm thấy cô đơn và muốn được chú ý.
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Getty Images
Theo báo The Mainichi của Nhật Bản, bà Hatagami đã bị bắt trong ngày 13/7 với tội danh cản trở hoạt động của sở cứu hỏa địa phương.
Cảnh sát tỉnh Chiba cáo buộc bà Hatagami liên tục thực hiện các cuộc gọi khẩn cấp bằng điện thoại di động và các phương tiện liên lạc khác, cả từ nhà và các địa điểm trong khu phố sinh sống, tới sở cứu hoả Matsudo. Các cuộc gọi của Hatagami có nội dung xoay quanh các vấn đề sức khỏe bịa đặt, bao gồm chứng đau dạ dày nghiêm trọng, dùng thuốc quá liều và đau chân.
Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2023, bà Hatagami liên tục yêu cầu sở cứu hỏa Matsudo cử xe cứu thương đến hỗ trợ bà, nhưng khi xe đến, bà lại từ chối được chăm sóc hoặc phủ nhận việc đã gọi điện thoại.
Theo báo Mainichi, sở cứu hỏa và đồn cảnh sát đã cảnh báo bà Hatagami không được gọi điện quấy rầy nhưng bà vẫn tiếp tục làm như vậy.
Video đang HOT
Ngày 20/6, bộ phận dịch vụ khẩn cấp của sở đã nộp đơn báo cáo thiệt hại cho cảnh sát, dẫn đến việc bà Hatagami bị bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, Hatagami thừa nhận các cáo buộc, nói với các nhà điều tra rằng bà làm như vậy vì muốn có ai đó lắng nghe và quan tâm mình.
Đây không phải là lần đầu tiên một phụ nữ bị bắt ở Nhật Bản vì thực hiện hàng nghìn cuộc gọi quấy rối đến các đơn vị cứu trợ khẩn cấp.
Năm 2013, cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ một phụ nữ vì đã gọi cho họ hơn 15.000 cuộc gọi chỉ trong khoảng thời gian 6 tháng. Thậm chí có ngày người này đã gọi tới 927 lần. Cảnh sát cho biết họ đã đến nhà người phụ nữ khoảng 60 lần trước khi có quyết định bắt giữ.
Thủ tướng Nhật lo ngại về sự cân bằng an ninh cho các chính trị gia
Thủ tướng Kishida cho rằng vụ 1 kẻ lạ mặt ném bom khói khi ông vận động tranh cử cho thấy "thách thức trong vấn đề nên duy trì khoảng cách bao xa giữa các chính trị gia, các ứng cử viên và cử tri."
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu trong chiến dịch vận động tranh cử cho Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền tại Urayasu, , tỉnh Chiba, ngày 15/4/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo AFP, ngày 20/4, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết việc đạt được sự cân bằng về an ninh cho các chính trị gia là "rất khó."
Tuyên bố được ông Kishida đưa ra sau vụ tấn công tại nơi ông chuẩn bị có phát biểu vận động tranh cử hôm 15/4.
Bảo vệ an ninh cho các quan chức đã được siết chặt sau vụ cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị ám sát hồi năm ngoái. Tuy nhiên trong tấn công xảy ra hồi tuần trước, nghi phạm vẫn có thể ném một vật thể được cho là bom khói về phía Thủ tướng Kishida.
Tội phạm ra tay một cách dã man là tình trạng hiếm gặp ở Nhật Bản. Với luật kiểm soát súng đạn nghiêm ngặt, quốc gia này chỉ có một số ít vụ phạm tội liên quan đến súng mỗi năm. Hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến băng đảng.
So với những cuộc bầu cử như ở Mỹ, quần chúng được tiếp cận chính trị gia ở khoảng cách khá gần, khi họ đi vận động chính trị.
Tại sự kiện ông Kishida tham dự, khán giả ở hàng ghế đầu chỉ cách ông một tầm với.
Trong vụ tấn công nhằm vào Thủ tướng Kishida, chỉ có một cảnh sát bị thương. Cánh tay của anh bị cứa đứt bởi mảnh vỡ của thiết bị mà kẻ tấn công ném về phía ông Kishida.
Cảnh sát đã bắt giữ nghi phạm Ryuji Nakamura, 24 tuổi.
Trong bài phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, Thủ tướng Kishida cho rằng vụ việc đã cho thấy "thách thức trong vấn đề nên duy trì khoảng cách bao xa giữa các chính trị gia, các ứng cử viên và cử tri."
Ông nói: "Đó là câu hỏi mà vụ việc đã đặt ra. Rất khó để có được sự cân bằng."
Thủ tướng Kishida cũng hối thúc người dân Nhật Bản đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 23/4 tới, như một sự thể hiện "thái độ kiên quyết" của họ và để cho thế giới thấy "nền dân chủ của Nhật Bản hoạt động như thế nào."
Ông nhấn mạnh: "Không lý do nào có thể biện minh cho âm mưu sử dụng bạo lực để bóp nghẹt ngôn luận. Các cuộc bầu cử là cốt lõi của nền dân chủ không bao giờ khuất phục trước bạo lực".
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập nhảy dù bảo vệ đảo xa Đơn vị lính dù thuộc lực lượng phòng vệ trên bộ của Nhật Bản đã công khai cuộc diễn tập nhằm chuẩn bị khả năng sẵn sàng ứng phó trong tình huống xảy ra các cuộc tấn công vào đảo xa của Nhật Bản. Hôm 8-1-2023, Lữ đoàn Dù Số 1 thuộc lực lượng phòng vệ trên bộ Nhật Bản đã tổ chức...