Quá cầu toàn có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe
Bạn là một người cầu toàn, theo đuổi sự hoàn hảo. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy việc đuổi theo sự hoàn hảo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của con người, theo Medical News Today.
Shutterstock
Các chuyên gia có xu hướng định nghĩa sự cầu toàn là “một sự kết hợp của các tiêu chuẩn cá nhân quá cao và tự đánh giá quá quan trọng”. Tuy nhiên, có nhiều sắc thái hơn cho định nghĩa này.
Gordon Flett và Paul Hewitt là hai nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực cầu toàn, cả hai đều đã nghiên cứu chủ đề này trong nhiều thập kỷ. Flett là giáo sư tại Khoa Y tế tại Đại học York ở Ontario (Canada) và Hewitt hiện là giáo sư tâm lý học tại Đại học British Columbia (UBC, Canada).
Cùng nhau, hai nhà tâm lý học đã xác định ba khía cạnh chính của chủ nghĩa cầu toàn trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt mà họ đã xuất bản gần 3 thập kỷ trước.
Họ nói rằng: “Có sự hoàn hảo tự định hướng, sự hoàn hảo theo định hướng khác và sự hoàn hảo theo xã hội”.
Sự hoàn hảo có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần và thể chất của chúng ta.
Trong một nghiên cứu gần đây do Thomas Curran, giảng viên tại Khoa Sức khỏe, Đại học Bath (Anh) và Andrew P. Hill, Đại học York St. John (Anh), tiến hành, các tác giả giải thích rằng sự hoàn hảo theo xã hội là “làm suy yếu nhất” trong số 3 loại hoàn hảo, theo Medical News Today.
Video đang HOT
Sự hoàn hảo có một tác động đặc biệt tiêu cực đối với sinh viên đại học. Các nghiên cứu cho thấy mối liên quan đáng báo động với trầm cảm và tự sát.
Trong chủ nghĩa cầu toàn xã hội, “các cá nhân tin rằng bối cảnh xã hội là quá đòi hỏi, rằng những người khác đánh giá họ một cách khắc nghiệt và rằng họ phải “hiển thị” sự hoàn hảo để được công nhận”.
Lo âu, trầm cảm và ý tưởng tự tử chỉ là một số vấn đề sức khỏe tâm thần mà các chuyên gia đã kết nối chúng với hình thức cầu toàn xã hội.
Theo ước tính gần đây, gần 30% sinh viên đại học Mỹ có triệu chứng trầm cảm và chủ nghĩa cầu toàn.
Những xu hướng này đã tăng lên trong vài thập niên qua, đặc biệt là trong các nền văn hóa nói tiếng Anh. Curran và Hill đã nghiên cứu hơn 40.000 sinh viên đại học Mỹ, Canada và Anh và thấy rằng trong năm 1989 – 2016, tỉ lệ những người thể hiện những đặc điểm của chủ nghĩa cầu toàn đã tăng tới 33%, theo Medical News Today.
Như Curran và Hill chỉ ra, “sự hoàn hảo tự định hướng” – xảy ra khi “các cá nhân chú trọng để trở nên hoàn hảo, giữ những kỳ vọng không thực tế của bản thân và trừng phạt mình trong việc tự đánh giá” – có liên quan đến trầm cảm lâm sàng, rối loạn ăn uống và cái chết sớm giữa các sinh viên đại học và thanh niên.
Theo thanhnien
Phó Thủ tướng đi thị sát, bệnh viện xin tự chủ theo hướng doanh nghiệp
Các bệnh viện muốn phát triển để đáp ứng nhu cầu của người bệnh nhưng đang vướng nhiều rào cản trong cơ chế, chính sách. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng thuận với đề xuất cho bệnh viện tự chủ để tạo bước ngoặt phát triển theo hướng hiện đại ngang tầm quốc tế.
Hàng loạt khó khăn "níu chân" bệnh viện
Chiều 11/10, ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhân dân 115.
Báo cáo trước Phó Thủ tướng, giám đốc cả 2 bệnh viện đều cho biết tình trạng quá tải bệnh nhân đã diễn ra từ lâu, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị không đủ đáp ứng đang gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác chuyên môn, phục vụ người bệnh.
Phó Thủ tướng đi thị sát thực tế nắm tình hình và tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện tại TPHCM
BS Phan Văn Báu, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 cho hay: Bệnh viện đang triển khai mô hình Viện - Trường với nhu cầu rất lớn về trang thiết bị kỹ thuật cao để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu nhưng hiện nay những thứ cơ bản này vẫn chưa có. Giá dịch vụ khám chữa bệnh chưa được tính đúng, tính đủ trong khi bệnh viện đã thực hiện tự chủ về tài chính nên các khoản chênh lệch bệnh viện phải bù đắp. Cân đối tài chính là bài toán khó, thu nhập của cán bộ công nhân viên sụt giảm, nguy cơ "chảy máu chất xám" gia tăng.
Mặt khác, việc giao dự toán chi bảo hiểm y tế với quy định thanh toán số lượt khám trung bình 65 người bệnh ở mỗi bàn khám một ngày, định mức số ca thực hiện các dịch vụ kỹ thuật trong khi bệnh viện luôn quá tải đang làm khó cho bệnh viện. "Bệnh nhân tăng nhưng dự toán chi bảo hiểm không tăng dẫn đến vượt quỹ, vượt trần".
BS Phan Văn Báu, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 xin được tự chủ theo mô hình doanh nghiệp
Các vấn đề việc trích lập nguồn cải cách tiền lương chưa được thành phố áp dụng; những quy định ngặt nghèo về định mức mua sắm trang thiết bị y tế trong bối cảnh bệnh viện chưa được tự chủ chi thường xuyên khiến bệnh viện không thể tự quyết được định mức mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, cấp bách trong những trường hợp dịch bệnh, bệnh nhân tăng hoặc phát triển kỹ thuật mới.
Trước những khó khăn trên, Bệnh viện Nhân dân 115 kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép bệnh viện thí điểm mô hình doanh nghiệp theo quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. "Bệnh viện mong muốn được tự chủ để có thể phát triển thành bệnh viện hiện đại, xứng tầm quốc tế, tham gia vào cung cấp dịch vụ y tế quốc tế để đóng góp cho GDP quốc gia", BS Phan Văn Báu bày tỏ mong mỏi.
Phó Thủ tướng đồng thuận thí điểm tự chủ
Báo cáo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: "Hiện Bộ Y tế đang thí điểm mô hình hoạt động tự chủ tài chính chi thường xuyên và chi đầu tư tại 4 bệnh viện tuyến cuối trực thuộc Bộ gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K và Bệnh viện E. Bộ đang xây dựng Nghị định chung về tự chủ tài chính cho các bệnh viện trên toàn quốc, đang triển khai lấy ý kiến thêm tại một số địa phương".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế đẩy nhanh lô trình cho phép các bệnh viện tự chủ
Trước kiến nghị của bệnh viện, và phúc đáp của đại diện Bộ Y tế, ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ cho hay: "Rất nhiều bệnh viện trên cả nước muốn được tự chủ nhưng Bộ Y tế triển khai chậm quá. Tại TPHCM nhiều bệnh viện không trực thuộc Bộ đang rất muốn được tự chủ. Tại sao con cái đã trưởng thành muốn tự lập mà cha mẹ không cho? Chúng ta cần có giải pháp hợp lý để tháo gỡ những khó khăn về mặt cơ chế, tạo điều kiện cho bệnh viện phát triển".
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị: "Cơ chế tự chủ tài chính đối với các bệnh viện là rất cần thiết. Bộ Y tế cần đẩy nhanh lộ trình cho phép các bệnh viện, nhất là nhóm bệnh viện tuyến cuối được linh hoạt trong tự chủ tài chính để phát triển chuyên môn sâu, nhằm thay đổi bộ mặt bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ người dân. Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần, nếu Bộ Y tế chậm Nghị định chung thì chúng tôi vẫn quyết định cho một số bệnh viện thí điểm tự chủ".
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Hiện nay, chuyên môn của các bác sĩ trong nước được thế giới đánh giá rất cao, đây là điều đáng để tự hào. Nhưng thực tế mỗi năm chúng ta đang phải chi hàng tỷ đô la vì người dân ra nước ngoài trị bệnh, vấn đề này đáng để suy ngẫm. Mở cửa cho các bệnh viện phát triển, một mặt là phục vụ tốt cho nhu cầu của nhân dân trong nước, giúp người bệnh đỡ phải đi ra nước ngoài mặt khác phải hướng đến bệnh viện chất lượng cao xứng tầm quốc tế để thu hút người bệnh nước ngoài đến Việt Nam điều trị".
Vân Sơn
Theo Dân trí
Cô gái trẻ 18 tuổi sốc khi được chẩn đoán ung thư vú Thời điểm được phát hiện ung thư vú, cô gái trẻ 18 tuổi đang học cấp 3 tại một trường ở Hà Nội. Khi đến viện, cô trong tâm trạng mông lung vì bỗng sờ thấy trong bầu ngực có cục như khối u. BS Đỗ Huyền Nga, Phó trưởng khoa Nội 1 (Bệnh viện K) chia sẻ, bệnh nhân ung thư vú...