‘Quả bom nổi’ đậu không xa ‘xác tàu tận thế’, truyền thông Anh lo ngại
Một con tàu được mệnh danh là ‘quả bom nổi’ đang neo đậu cách một xác tàu chứa đầy chất nổ khoảng hơn 48 km ở ngoài khơi nước Anh, theo Newsweek ngày 11.10.
Tàu chở hàng Ruby treo cờ Malta, khởi hành từ cảng Kandalaksha (miền bắc Nga) mang theo 20.000 tấn amoni nitrat, hiện ở vị trí cách tàu hàng SS Richard Montgomery của Mỹ hơn 48 km. Tàu SS Richard Montgomery, có biệt danh là “Xác tàu Ngày tận thế”, bị đắm khi đang chở 1.400 tấn đạn dược vào năm 1944, theo Newsweek.
Tàu Ruby đã gây chú ý kể từ khi được yêu cầu rời cảng Troms của Na Uy vào đầu tháng 9. Lúc đầu, tàu Ruby hướng đến Las Palmas ở Quần đảo Canary ở Thái Bình Dương nhưng sau một cơn bão, con tàu cuối cùng phải tìm nơi lánh nạn ở Troms.
Con tàu Ruby đã gây lo ngại về an toàn sau khi bị chính quyền Na Uy từ chối cấp phép cập cảng trong tháng 9. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH TVPWORLD.COM
Video đang HOT
Ruby bị hư hại ở thân tàu, cánh quạt và bánh lái. Thủy thủ đoàn đã nhiều lần cố gắng cập cảng để tiến hành sửa chữa nhưng đều bị các nước NATO, trong đó có Thụy Điển, Lithuania và thậm chí cả Malta, từ chối.
Ruby đã neo đậu ngoài khơi bờ biển phía đông nam nước Anh, ở eo biển Manche vào sáng 11.10, theo trang Marinetraffic.com. Nó chỉ cách nơi tàu SS Richard Montgomery chìm hơn 48 km, ở cửa sông Thames gần Sheerness và Southend-on-Sea thuộc các hạt Kent và Essex của Anh.
Chủ sở hữu tàu Ruby là Ruby Enterprise, công ty quản lý Serenity Ship Management có trụ sở tại UAE và các công ty bảo hiểm của tàu này đang làm việc với chính quyền Anh để đưa con tàu vào cảng.
Trong tháng 12.2023, Bộ Giao thông Vận tải Anh đã đưa ra kế hoạch dỡ bỏ các cột buồm của SS Richard Montgomery, hiện vẫn còn nhô lên trên mặt nước, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy có “sự xuống cấp nghiêm trọng”.
Hội đồng Medway của Kent trước đây cho rằng một vụ nổ trên tàu SS Richard Montgomery có thể gây ra một cơn sóng cao hơn 300 m, theo báo Metro.
Vào năm 2022, các nhà nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Canada nói với tạp chí New Scientist (Anh) rằng SS Richard Montgomery có thể là “một trong những vụ nổ phi hạt nhân lớn nhất thế giới, gây ra sự tàn phá và chết chóc trên diện rộng”.
Dù amoni nitrat mà Ruby mang theo về mặt kỹ thuật là một thành phần phân bón, nhưng tính chất phát nổ của nó đã thể hiện rõ vào năm 2020, khi 2.750 tấn chất này phát nổ tại cảng Beirut ở Li Băng, khiến ít nhất 218 người thiệt mạng, theo Newsweek.
Tuy nhiên, chủ sở hữu và đơn vị quản lý của Ruby cho rằng những lo ngại về “quả bom nổi” như cách báo chí Anh gọi là không có cơ sở.
Các công ty nói rằng việc báo chí đưa tin như trên đã có tác động bất lợi đến khả năng của tàu trong việc thực hiện các hoạt động thường lệ nhằm chuyển hàng hóa sang tàu khác để tàu được sửa chữa.
Trong một tuyên bố, các công ty khẳng định amoni nitrat “là hàng hóa thường được vận chuyển bằng phương pháp này và không gây ra mối đe dọa nào cho tàu, thủy thủ đoàn hoặc môi trường xung quanh trong tình trạng hiện nay của tàu”.
Phát hiện 13 thi thể trong vụ chìm thuyền ở ngoài khơi Maroc
Truyền thông Maroc đưa tin đã tìm thấy thi thể 13 người di cư Maroc, sau khi thuyền chở họ bị chìm ở ngoài khơi bờ biển phía Nam nước này khi đang tìm cách đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha.
Thuyền chở người di cư chìm trên Địa Trung Hải ngày 31/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tây Ban Nha là một trong những cửa ngõ chính để người di cư đến châu Âu. Mỗi năm, hàng chục nghìn người cũng cố khởi hành từ bờ biển của các quốc gia Bắc Phi khác, trong đó có Libya, để tới lãnh thổ Tây Ban Nha.
Chiếc thuyền chở 45 người di cư Maroc đã bị chìm ngày 30/12 vừa qua khi đang thực hiện hành trình tới thành phố chính Las Palmas trên quần đảo Canary. Trong số này, 24 người đã được cứu. Trong số nạn nhân thiệt mạng có 1 phụ nữ. Hiện vẫn còn 8 người chưa được tìm thấy. Để thực hiện chuyến vượt biển này, mỗi người di cư phải trả từ 20.000 - 25.000 dirham (1.900 - 2.400 USD).
Nằm ở cực Tây Bắc của châu Phi, Maroc là quốc gia trung chuyển đối với nhiều người di cư, đặc biệt là người di cư từ khu vực phía Nam sa mạc Sahara. Họ tìm cách đến châu Âu từ bờ biển Đại Tây Dương hoặc Địa Trung Hải của Maroc để lánh nạn bạo lực và nghèo đói trong nước. Trong khi đó, những người di cư khác tìm cách vượt biển từ các nước láng giềng của Maroc xa hơn về phía Đông trên Địa Trung Hải.
Ngày 15/12 vừa qua, Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết tổng cộng 27.789 người di cư đã đến lãnh thổ nước này bất hợp pháp trong năm 2022, trong đó có 15.742 người đến quần đảo Canary.
Ukraine tính xuất khẩu UAV dù thiếu nghiêm trọng Truyền thông Anh nói rằng Ukraine dường như đang xem xét việc xuất khẩu UAV ra nước ngoài, dù họ đang rất cần vũ khí này trong cuộc chiến với Nga. UAV đang trở thành vũ khí quan trọng hàng đầu trong chiến sự Nga - Ukraine (Ảnh: AFP). Financial Times (FT) trích dẫn lời các quan chức và những người trong ngành...