‘Quả bom’ nguồn nước Sông Nile sắp được châm ngòi?

Theo dõi VGT trên

Chỉ vài ngày tới, nếu Ethiopia kiên quyết triển khai dự án lấp đầy hồ thủy điện có dung tích 74 tỷ m3 trong 3 năm.

Điều đó đồng nghĩa với việc một cuộc chiến khốc liệt về nguồn nước sông Nile liên quan tới Ai Cập có thể chính thức được châm ngòi.

Quả bom nguồn nước Sông Nile sắp được châm ngòi? - Hình 1

Lưu vực sông Nile và vị trí GERD. (Nguồn: Mena-Forum)

Ai Cập và sông Nile

Sông Nile – một trong những con sông quan trọng nhất và dài nhất ở châu Phi và thế giới – bắt nguồn từ cao nguyên của các hồ nhiệt đới (trên sông Luvirza – một nhánh của sông Rurubu ở Burundi), dài 6.695km, chảy qua nhiều quốc gia, đổ ra biển Địa Trung Hải. Đó là lưu vực lớn thứ hai về diện tích ở lục địa châu Phi, sau lưu vực sông Congo, có diện tích khoảng 3,82 triệu km. Sau khi Nam Sudan độc lập, nước sông Nile được chia sẻ bởi 11 quốc gia châu Phi ven sông gồm: Ai Cập, Sudan, Nam Sudan, Ethiopia, Rwanda, Tanzania, Uganda, Burundi, CHDC Congo, Eritrea và Kenya.

Sông Nile có 2 nhánh chính là sông Nile Trắngsông Nile Xanh. Nile Trắng bắt đầu từ Hồ No tại điểm sông Bahar al Jabal kết thúc và kéo dài đến Khartoum, cung cấp khoảng 14% lượng nước sông Nile. Nile Xanh bắt đầu từ hồ Tana (Ethiopia) có độ cao 1.840m so với mực nước biển và diện tích khoảng 3.060 km. Khoảng 1/10 lục địa châu Phi được bao phủ bởi Nile Xanh và các quốc gia ven sông chiếm 40% dân số châu Phi.

Sông Nile có tầm quan trọng lớn đối với nhiều quốc gia, đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình nền văn minh Ai Cập cổ đại – nơi sông Nile được tôn thờ như một vị thần. Sông Nile quan trọng đối với người Ai Cập vì là nguồn nước ngọt chính, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và nội địa, cung cấp hơn 96% nhu cầu nước hằng năm của Ai Cập. Mặc dù Ai Cập là quốc gia thụ hưởng số một từ nước sông Nile, không có nguồn nào của sông Nile bắt nguồn từ Ai Cập. Bất kỳ sự thiếu hụt nào về lượng nước cung cấp cho Ai Cập đều có tác động trực tiếp và tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

Tranh chấp nước sông Nile

Cuộc đấu tranh liên quan đến nước sông Nile diễn ra từ thời thuộc địa. Lý do tranh chấp trong thời kỳ hậu độc lập và nhiều cuộc đàm phán là sự phủ nhận của một số quốc gia đã ký kết hiệp ước trong thời kỳ thuộc địa, chẳng hạn như Ethiopia. Nhưng sau khi đạt được nguyên tắc của thỏa thuận thiết lập khuôn khổ hợp tác, đã có một số tranh chấp liên quan đến việc chia sẻ nước sông Nile và quy tắc thông báo trước hoặc tham vấn.

Quả bom nguồn nước Sông Nile sắp được châm ngòi? - Hình 2

Dự án GERD của Ethiopia. (Nguồn: CNN)

Dưới sự cai trị của Anh, trong nỗ lực bảo đảm lợi ích của họ đối với sông Nile ở Ai Cập, có một số hiệp ước nổi bật như thỏa thuận 1891, thỏa thuận 1929 và thỏa thuận 1959. Có một số điều ước được ký kết trong thời kỳ thuộc địa đề cập đến việc phân bổ nước ở sông Nile vẫn còn ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán đương đại giữa các quốc gia lưu vực sông Nile.

Sự căng thẳng giữa Ai Cập và Ethiopia liên quan đến nước sông Nile nổi lên vào giữa thế kỷ XX, đặc biệt, khi Ethiopia tuyên bố xây dựng đại Dự án Đập Phục hưng (Grand Ethiopian Renaissance Dam Project – GERD, hay Hidase) vào năm 2011 trên dòng Blue Nile để tạo ra một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng đập đã gây ra bất đồng giữa Ai Cập và Ethiopia vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực đến lợi ích của Ai Cập.

Con người từng chết vì kim loại, sau đó – vì dầu, và bây giờ – người ta có thể bắt đầu triệt hạ lẫn nhau vì nước – điều mà các nhà khoa học chính trị đã cảnh báo trong 20 năm qua. Một mâu thuẫn khu vực lớn đang hiện hữu ở châu Phi, tiềm ẩn của những xung đột trong tương lai vì nguồn tài nguyên quan trọng đối với cuộc sống này. Cuộc chiến có thể nổ ra giữa Ai Cập và Ethiopia do GERD với con đập có chiều cao 175m và hồ chứa có dung tích 74 tỷ m, với diện tích ước tính khoảng 1.541 km. Ethiopia dự định sẽ lấp đầy hồ chứa khổng lồ của mình chỉ trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 7 tới – tức chỉ còn vài ngày nữa.

Ethiopia dự tính sẽ “quyết liệt” đẩy nhanh tiến độ tích nước cho “biển” nhân tạo này bởi vì họ muốn bắt đầu sản xuất điện năng quy mô lớn theo kế hoạch càng sớm càng tốt và sớm thanh toán các khoản tín dụng cho các tổ chức quốc tế. Cairo và Khartoum quyết không đồng ý, muốn hồ chứa phải được tích nước dần dần – trong ít nhất là 10 năm – không để nhà máy thủy điện Phục hưng làm giảm một cách đột ngột lưu lượng dòng chảy con sông chính của châu Phi này trong nhiều năm liền. Nếu không, sẽ dẫn đến một đợt hạn nặng chưa từng có và hậu quả sẽ là một nạn đói quy mô lớn.

Quả bom” đã sẵn sàng nổ?

Nhà máy thủy điện Hidase đã được khởi công xây dựng từ năm 2012 bất chấp sự phản đối quyết liệt của Cairo phía hạ lưu do lo ngại rằng việc lấp đầy hồ chứa nước khổng lồ trong thời gian quá nhanh sẽ khiến người Ai Cập hoàn toàn không còn nước để sử dụng, trong khi 90% dân số nước này đang sống nhờ vào nông nghiệp. Ngành nông nghiệp dựa trên canh tác truyền thống luôn giữ vai trò hàng đầu của quốc gia cổ nhất thế giới này sẽ có nguy cơ không còn tồn tại do hạn hán. Tỷ lệ thất nghiệp, vấn nạn di cư và căng thẳng kinh tế – xã hội sẽ gia tăng. Đó là chưa nói đến những nguy cơ thảm khốc do vỡ đập thủy điện luôn lơ lửng trên đầu.

Quả bom nguồn nước Sông Nile sắp được châm ngòi? - Hình 3

Một góc Nhà máy thủy điện Hidase. (Nguồn: CNN)

Còn đối với nước nghèo Ethiopia – nơi gần một nửa dân số không được cung cấp điện sinh hoạt – dự án GERD có tầm quan trọng đặc biệt.

Hiện nay, đất nước này đang phải nhập khẩu điện, nhưng sau khi đưa nhà máy thủy điện vào vận hành, Ethiopia sẽ chiếm vị trí thứ hai ở châu Phi về sản xuất điện và thậm chí có thể xuất khẩu. Hidase là một cơ hội thực sự cho sự hồi sinh kinh tế Ethiopia, vì vậy chính quyền nước này đã không tiếc chi gần 5 tỷ USD, khoảng 10% GDP, để thực hiện dự án đầy tham vọng này.

Tình hình đang trở nên rất nghiêm trọng khi Cairo không thể trực tiếp ngăn chặn một quốc gia có chủ quyền xây dựng các cấu trúc trên lãnh thổ của mình, trong khi đàm phán cấp quốc gia ba bên đã thất bại.

Thỏa thuận năm 1929, theo đó, cấm bất kỳ công việc nào trên dòng Nile Xanh, vào năm 2014, Ethiopia đã tuyên bố vô hiệu. Hầu như tất cả các nước châu Phi hiện đang đứng về phía Ethiopia. Cựu Tổng thống Anwar Sadat, năm 1979 đã nói: Chúng tôi sẽ không chờ đợi cái chết vì khát ở Ai Cập. Chúng tôi sẽ đến Ethiopia và chết ở đó. Tổng thống Ai Cập Al-Sisi một năm trước đã tuyên bố tại Liên hợp quốc: “Sông Nile là một vấn đề của cuộc sống, một vấn đề về sự tồn tại của Ai Cập”.

Ngày 19/5 vừa qua,Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã ra lệnh cho quân đội quốc gia này chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Phía Ethiopia cũng đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 và Pantsir-S1 để bảo vệ nhà máy thủy điện gần như được xây dựng xong này.

Giải pháp nào cho khủng hoảng sông Nile?

Có một giải pháp hòa bình cho vấn đề nan giải này – Ethiopia có thể được thuyết phục để lấp đầy hồ chứa của họ không phải trong 3 năm, mà dần dần trong 10-15 năm. Khi đó, người Ai Cập sẽ có thời gian để cố gắng thích nghi với sự thay đổi. Họ có thể xây dựng các nhà máy khử mặn công suất lớn, dựa trên kinh nghiệm của Israel, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, chấn chỉnh cơ sở hạ tầng nước, chuyển sang trồng các loại cây trồng cần tưới ít hơn và thực hiện cải cách kinh tế – xã hội để tạo thêm việc làm cho người dân.

Chiến tranh có vẻ là một giải pháp đơn giản hơn, nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Ai Cập có vẻ mạnh hơn so với Ethiopia, nhưng đứng sau Ethiopia có hẳn cả nửa châu Phi và luật pháp quốc tế. Chống lại Cairo có khả năng là cả một liên minh được xây dựng, và không hoàn toàn rõ ràng cuộc chiến này sẽ diễn ra như thế nào… Phá hủy nhà máy thủy điện bằng một cuộc tấn công tên lửa hay ném bom lớn? Chẳng mấy chốc quyết định này sẽ được đưa ra một cách đầy cân nhắc khi hồ chứa đầy nước.

Đánh chiếm một phần lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền, nắm quyền kiểm soát nhà máy thủy điện? Ý tưởng này cũng không hay lắm, sẽ gây ra hậu quả lâu dài nghiêm trọng cho chính Ai Cập. Tuy nhiên, trong thực tế, giải pháp tồi không có nghĩa là nó sẽ không được thực thi. Một giải pháp hòa bình không phải lúc nào cũng tối ưu, vì nó đòi hỏi đầu tư lớn cùng thời gian; và cuộc chiến tranh vì nguồn nước hiện nay là một cuộc xung đột giữa các nước nghèo không có khả năng đầu tư lớn và sâu.

Các cuộc đàm phán giữa Sudan, Ai Cập và Ethiopia dưới sự bảo trợ của Mỹ về tương lai gần của sông Nile và các dân tộc sống dọc theo bờ sông Nile đã thất bại hoàn toàn và không có bất kỳ hứa hẹn nào. Trong tương lai rất gần, chính sự thất bại này có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh giành nguồn nước quy mô lớn đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại, chí ít là giữa người Ai Cập và người Ethiopia – một cuộc chiến tranh giữa hai quốc gia rất lớn của châu Phi với dân số hơn 100 triệu người mỗi nước.

Theo các chuyên gia, cuộc chiến này, nếu bùng nổ, có thể sẽ gây ra những tác động vô cùng lớn đến số phận của không chỉ Trung Đông nói riêng, mà còn của cả phần còn lại của thế giới. Về tổng thể, chủ đề về việc đơn phương ngăn các con sông hoặc các dòng nước bởi một số quốc gia nhất định cần được điều chỉnh một cách tích cực và có hiệu hiệu quả ở cấp Liên hợp quốc. Nếu không, chiến tranh vì nguồn nước có thể thực sự sớm nổ ra.

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn

Qua phân tích, các bác sĩ đã đưa ra kết luận rằng khu vực mà Osmin được phát hiện là nơi người dân địa phương hay ném những đồng xu xuống đó với mục đích 'cầu may'.

Tháng 3/2017, một con rùa biển xanh 25 tuổi có tên là Osmin hay còn gọi là Piggybank vô tình được phát hiện trong tình trạng không thể động đậy hay di chuyển. Nghi ngờ Osmin gặp vấn đề gì đó nên không thể bơi, các bác sĩ thú y tại Đại học Chulalongkorn ở Bangkok đã quyết định đưa nó về bệnh viện để kiểm tra. Sau khi tiến hành chụp CT, các bác sĩ đã vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy dạ dày của Osmin đã bị lấp đầy bởi rất nhiều đồng xu.

Họ lập tức phẫu thuật gắp ra tổng cộng 915 đồng xu sau 7 tiếng đồng hồ làm việc không ngừng nghỉ. Các bác sĩ cho biết con rùa biển xanh nặng 54kg này đã nuốt vào cơ thể gần 1.000 đồng xu với tổng khối lượng 5kg.

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn - Hình 1

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn - Hình 2

Con rùa yếu đến mức không thể tự bơi dưới nước.

"Một số đồng xu đã được tiêu hóa nhưng số lớn còn lại đã khiến Osmin gặp phải một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, nó không thể di chuyển một cách bình thường trên bờ, còn ở dưới nước, nó không thể bơi được", một bác sĩ cho biết.

Qua phân tích, các bác sĩ đã đưa ra kết luận rằng khu vực mà Osmin được phát hiện là nơi người dân địa phương hay ném những đồng xu xuống đó với mục đích "cầu may". Con vật đáng thương lầm tưởng đó là thức ăn nên đã nuốt rất nhiều đồng xu vào dạ dày.

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn - Hình 3

Sau khi tiến hành chụp CT, các bác sĩ đã vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy dạ dày của Osmin đã bị lấp đầy bởi rất nhiều đồng xu.

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn - Hình 4

Những đồng xu đi vào cơ thể đã khiến phổi của Osmin bị nhiễm trùng. Mặc dù ca phẫu thuật diễn ra thành công và Osmin đã có một quãng thời gian phục hồi hậu phẫu rất tốt, tuy nhiên sau đó, Osmin đã yếu dần đi và chết.

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn - Hình 5

Gần 1.000 đồng xu được lấy ra khỏi bụng con rùa.

Cô Nantarika Chansue, người đứng đầu nhóm thú y, viết trên trang Facebook của mình: "Con rùa đã hoàn toàn bình phục sau ca phẫu thuật. Nó đã có thể tự bơi và ăn uống bình thường trong một tuần. Chúng tôi dự định sẽ đưa nó trở lại thiên nhiên trong thời gian ngắn nữa".

Vậy nhưng, chưa kịp trở lại với cuộc sống hoang dã thì rùa Osmin được phát hiện thở rất chậm và được đưa đi cấp cứu vì nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng. Tuy nhiên, lần này các bác sĩ không thể giữ được tính mạng của Osmin.

Cô Chansue nói với CNN: "Tất cả chúng tôi đều rất buồn. Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng do sự yếu đuối về thể chất và nhiều biến chứng bao gồm cả độc tính trong máu, con rùa đã không gắng gượng được".

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn - Hình 6

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn - Hình 7

"Cảm ơn bạn đã là bạn của tôi ... Piggybank! Yên nghỉ nhé", cô đã viết trên trang Facebook của mình đồng thời đăng tải hình ảnh và video những giờ phút cuối cùng của Osmin.

Các cập nhật trên Facebook của Chansue đã nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ. Điều đó cho thấy câu chuyện này đã thu hút sự chú ý của nhiều người dân Thái Lan, nơi coi rùa là biểu tượng của sự trường thọ.

Hành động vì lợi ích cá nhân, bị cho là thiển cận của một số người đã gây ra cái chết cho Osmin, nhưng đó chỉ là một trong hàng triệu ví dụ minh chứng cho những hành động của con người đang giết chết và hủy hoại cuộc sống của các loài sinh vật trong tự nhiên.

Ngày 10/5/2020 vừa qua, người dân sống quanh vùng biển Rayong, miền Đông Thái Lan, phát hiện một con rùa biển xanh bị sóng đánh dạt vào bờ. Điều bất thường là con rùa trông rất yếu ớt và đang phải vật lộn để đi bộ trên bãi cát, hướng về biển. Người dân lập tức liên lạc với đội cứu hộ biển để giúp đỡ chú rùa.

Sau khi thăm khám và kiểm tra, bác sĩ phát hiện con rùa gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Họ tìm thấy một chiếc túi bên trong trực tràng của con vật. Nó có vẻ rất đau đớn vì chiếc túi đã bịt kín lỗ huyệt nơi rùa bài tiết chất thải, sinh sản và thực hiện quá trình hô hấp giải phóng khí CO2.

Con rùa không thể bơi dưới nước, các bác sĩ siêu âm phát hiện gần 1.000 đồng xu trong bụng và kết cục càng khiến mọi người xót xa hơn - Hình 8

Rùa con tử nạn sau khi nuốt phải hơn 100 hạt nhựa.

Tháng 10 năm 2019, Trung tâm thiên nhiên Gumbo Limbo tại Boca Raton, hạt Palm Beach (Mỹ) đăng tải hình ảnh khiến nhiều người không khỏi xót xa cho thấy một chú rùa con nuốt phải hơn 100 hạt nhựa.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụThợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ
00:46:29 21/01/2025
Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1
00:46:27 21/01/2025
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã đượcLoài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
11:13:09 21/01/2025
Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đờiNhững 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời
09:38:57 20/01/2025
Phát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuầnPhát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuần
13:12:21 20/01/2025
Tại sao gà mái không cần gà trống vẫn đẻ được trứng? Ý nghĩa của sự tồn tại của con gà trống là gì?Tại sao gà mái không cần gà trống vẫn đẻ được trứng? Ý nghĩa của sự tồn tại của con gà trống là gì?
00:46:23 21/01/2025
Người đàn ông đào được cục đá lớn sau nhà, tưởng đồ vứt đi nào ngờ là 'trầm tích vũ trụ' trị giá 115 tỷ đồngNgười đàn ông đào được cục đá lớn sau nhà, tưởng đồ vứt đi nào ngờ là 'trầm tích vũ trụ' trị giá 115 tỷ đồng
09:37:15 20/01/2025

Tin đang nóng

Tai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCMTai nạn trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, ùn tắc dài đến tận TPHCM
09:15:42 22/01/2025
Mỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổiMỹ nhân Trung Quốc vượt mặt cả Lưu Diệc Phi lẫn Triệu Lệ Dĩnh quá sốc: "Ngoan xinh yêu" nhất Cbiz không ai ghét nổi
05:59:45 22/01/2025
Chúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổiChúc Anh Đài đẹp nhất màn ảnh bị chê trông như bà lão 70 tuổi
05:58:51 22/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Giáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nóiGiáp Tết, giúp việc đưa một loạt 'yêu sách', tôi xử lý chỉ bằng 2 câu nói
08:37:56 22/01/2025
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâuCách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu
06:43:02 22/01/2025
Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!Đi ăn lẩu, khách Tây lấy 1 món đồ bỏ túi mang về khiến dân mạng phải thốt lên: "Anh biết quá nhiều rồi đấy"!
08:27:54 22/01/2025
Chồng đưa vợ 20 triệu thưởng Tết nhưng tin nhắn trong điện thoại lại tố cáo sự thật nghiệt ngã khácChồng đưa vợ 20 triệu thưởng Tết nhưng tin nhắn trong điện thoại lại tố cáo sự thật nghiệt ngã khác
08:32:48 22/01/2025

Tin mới nhất

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'...

Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'...

06:42:44 22/01/2025
Ở Việt Nam có những loài chim không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình đặc biệt mà còn gây ấn tượng với tên gọi độc lạ và tiếng kêu đặc trưng.
'Thú cưng' robot bầu bạn với người già

'Thú cưng' robot bầu bạn với người già

06:42:34 22/01/2025
Viện dưỡng lão không cho phép nuôi thú cưng và ông Raymond rất nhớ chú mèo 14 tuổi của mình. Tuy nhiên, tâm trạng ông dần cải thiện sau khi nuôi một chú mèo robot.
Loại thực vật vẻ ngoài quái dị, bất ngờ 'trở về từ cõi chết' sau hơn 20 năm: Loài hoa cổ tích, siêu hiếm

Loại thực vật vẻ ngoài quái dị, bất ngờ 'trở về từ cõi chết' sau hơn 20 năm: Loài hoa cổ tích, siêu hiếm

06:41:43 22/01/2025
Theo Japan Times, sau hơn 20 năm được cho là tuyệt chủng, loài hoa đèn lồng cổ tích Thismia kobensis đã tái xuất hiện tại tỉnh Hygo, Nhật Bản.
Bộ tộc 'đà điểu' gốc Phi chỉ có 2 ngón chân, các chuyên gia đã đến để tiết lộ sự thật

Bộ tộc 'đà điểu' gốc Phi chỉ có 2 ngón chân, các chuyên gia đã đến để tiết lộ sự thật

00:46:26 21/01/2025
Để không lúc nào cũng đắm chìm trong cuộc sống hư vô và nhàm chán này, du lịch là một trong những cách tốt nhất để tiếp xúc với thế giới.
Phát hiện hệ sinh thái chưa từng thấy bên dưới hồ nước bí mật ở Nam Cực

Phát hiện hệ sinh thái chưa từng thấy bên dưới hồ nước bí mật ở Nam Cực

09:36:20 20/01/2025
Các nhà khoa học đang nghiên cứu Hồ Enigma đóng băng ở Nam Cực đã phát hiện ra một hệ sinh thái chứa đầy các quần thể vi khuẩn kỳ lạ bên dưới.
Cơ trưởng say rượu bị bắt khẩn cấp ngay trong buồng lái máy bay

Cơ trưởng say rượu bị bắt khẩn cấp ngay trong buồng lái máy bay

09:09:56 20/01/2025
Theo Daily Mail, David Allsop, 52 tuổi, được hãng hàng không giao cho làm cơ trưởng của chuyến bay Southwest 3772 từ Georgia đến Chicago sáng 15/1.
Việt Nam sở hữu loài động vật cực kỳ quý hiếm có ngoại hình độc nhất vô nhị, là 'hậu duệ' của ma cà rồng

Việt Nam sở hữu loài động vật cực kỳ quý hiếm có ngoại hình độc nhất vô nhị, là 'hậu duệ' của ma cà rồng

21:24:50 19/01/2025
Ngoại hình tương tự ma cà rồng khiến loài động vật này được đặt tên gắn với ác quỷ trong truyền thuyết. Mới đây nó được phát hiện ở Việt Nam và nhanh chóng gây sự chú ý.
Phát hiện quái vật Mesosaur lớn nhất từng được biết đến

Phát hiện quái vật Mesosaur lớn nhất từng được biết đến

21:00:41 19/01/2025
Theo Sci-News, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra những hộp sọ lớn và một số xương của của một loài mới thuộc dòng họ quái vật Mesosaur.
Sự thật sốc ở 1 trong những quốc gia giàu có nhất thế giới: Nhiều người già đang cố tình phạm tội để được ở tù

Sự thật sốc ở 1 trong những quốc gia giàu có nhất thế giới: Nhiều người già đang cố tình phạm tội để được ở tù

20:40:42 19/01/2025
Người cao tuổi tại đây đang sống trong cô đơn và đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một số phụ nữ thậm chí chọn cách vào tù để thoát khỏi hoàn cảnh này.
Khám phá lịch sử bí ẩn của thiên hà Tiên Nữ láng giềng

Khám phá lịch sử bí ẩn của thiên hà Tiên Nữ láng giềng

20:10:20 19/01/2025
Bức ảnh toàn cảnh lớn nhất về thiên hà Tiên Nữ hiển thị khoảng 200 triệu ngôi sao và trải dài trên độ phân giải 2,5 tỉ pixel, theo trang science.nasa.gov.
Chuyện lạ có thật: Chó mẹ mang con đến phòng khám để cầu cứu

Chuyện lạ có thật: Chó mẹ mang con đến phòng khám để cầu cứu

08:22:46 19/01/2025
Một câu chuyện hi hữu xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi một con chó hoang đã tự mình mang con bị bệnh đến phòng khám thú y để cầu cứu.

Có thể bạn quan tâm

Mourinho toan tính về việc rời bỏ bóng đá

Mourinho toan tính về việc rời bỏ bóng đá

Sao thể thao

09:39:04 22/01/2025
Huấn luyện viên người Bồ Đào Nha, Jose Mourinho đang gây sự chú ý khi có những toan tính về việc rời bỏ bóng đá, với màn đặt cược vào một công việc kinh doanh mới.
Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Tam Quốc Chí ra mắt phiên bản Lâu Lan Chiến: Bí ẩn vùng cát vàng và cuộc chiến của những nhà cầm quân tài ba

Mọt game

09:36:45 22/01/2025
Vào ngày 22/01 tới đây, Tam Quốc Chí Online sẽ chính thức ra mắt phiên bản 20 Lâu Lan Chiến, mở ra một thế giới mới đầy hấp dẫn với vô vàn tính năng đặc sắc
Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Bố bàn chuyện thừa kế, tôi từ chối nhận tài sản, chỉ van xin bố đừng làm trái lời thề với mẹ trước lúc bà mất

Góc tâm tình

09:27:42 22/01/2025
Cúng tất niên xong, bố gọi anh em tôi lại và bàn chuyện chia thừa kế vào năm sau. Mẹ tôi mất vào 5 năm trước. Đó là thời gian khủng hoảng, tăm tối nhất trong cuộc đời tôi.
Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Mùa đông NÊN diện trang phục tông màu đất: Thời thượng, sang trọng mà không nhàm chán

Thời trang

09:12:36 22/01/2025
Khi phần lớn mọi người chọn gam màu đen, trắng, xám đầy an toàn, thì tông màu đất, với sự ấm áp và chiều sâu đặc trưng, đã âm thầm trở thành xu hướng nổi bật.
Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Bắt gã trai chuyên đánh thuốc mê những phụ nữ khát tình để cướp

Pháp luật

09:00:06 22/01/2025
Huỳnh Văn Tài săn những người phụ nữ khát tình để đưa vào khách sạn vui vẻ . Tuy nhiên sau đó, Tài đặt điện thoại quay lén cảnh ái ân và đặc biệt là đánh thuốc mê để cướp.
Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Mỹ phê chuẩn ngoại trưởng mới ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Thế giới

08:41:59 22/01/2025
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Ngoại trưởng Marco Rubio, người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh.
'Hot girl mukbang' về trường cũ tặng học bổng trị giá 400 triệu đồng

'Hot girl mukbang' về trường cũ tặng học bổng trị giá 400 triệu đồng

Netizen

08:34:02 22/01/2025
Quỳnh Trương - TikToker nổi tiếng với các clip ăn uống - trở lại trường cấp 2 và cấp 3 từng theo học ở Nghệ An, trao tặng nhiều suất học bổng cho học sinh khó khăn.
5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

5 địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền Nam 'bùng nổ' lễ hội chào đón tết Ất Tỵ 2025

Du lịch

08:27:38 22/01/2025
Với nhiều sự kiện đặc sắc chào đón năm mới, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Phú Quốc, Tây Ninh, Cần Thơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho những du khách.
Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Nữ ca sĩ nổi tiếng tuổi Tỵ sắp cưới doanh nhân kém 3 tuổi là ai?

Sao châu á

08:05:26 22/01/2025
Sở hữu âm sắc trong trẻo cùng kỹ thuật thanh nhạc tốt, Beyoncé xứ Hàn Ailee vẫn duy trì sức hút sau hơn một thập kỷ gắn bó với làng nhạc Hàn Quốc.
Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Cuối năm rồi, bạn hãy khẩn trương bỏ ngay 6 món đồ này để xua đi những điều kém may mắn trong nhà

Sáng tạo

08:00:43 22/01/2025
Năm này qua năm khác, gia đình thực sự tích lũy quá nhiều thứ không cần thiết, thậm chí có những thứ họ biết sẽ không bao giờ dùng đến nữa nhưng vẫn không vứt đi đúng lúc.
Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao Việt 22/1: Trung Quân mua nhà mới, Ngô Thanh Vân rạng rỡ bên chồng trẻ

Sao việt

08:00:08 22/01/2025
Trung Quân khoe món quà tự thưởng cho bản thân sau một năm làm việc chăm chỉ, Ngô Thanh Vân cùng ông xã chụp bộ ảnh mới đón Tết.