Quá bận rộn để đến bệnh viện, đây là 5 bước giúp bạn tự kiểm tra sức khỏe gan, thận, phổi, xương khớp, tim mạch tại nhà đơn giản mà chính xác
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không duy trì được thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người trẻ, họ chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã có dấu hiệu nặng.
Các bệnh liên quan đến tim mạch, xương khớp, thận, gan hay phổi thật ra đều có những dấu hiệu cảnh báo sớm thông qua một số bộ phận trên cơ thể. Hãy thường xuyên làm theo 5 bước kiểm tra dưới đây để bảo vệ sức khỏe, phát hiện và điều trị bệnh tật kịp thời.
1. Tự kiểm tra phổi: hơi thở
Cách đơn giản để kiểm tra tình trạng sức khỏe của phổi là thông qua hơi thở. Hãy hít sâu vào, sau đó nín thở lâu nhất có thể rồi từ từ thở ra.
Nhiều nghiên cứu y học chỉ ra rằng thời gian bạn có thể nín thở càng lâu thì chức năng phổi càng tốt. Ở độ tuổi 20 – 30, thời gian nín thở trong khoảng 90 – 120 giây tức là bạn khỏe mạnh, trên 50 tuổi thời gian nín thở khoảng 90 giây là trạng thái phổi đang rất ổn.
2. Tự kiểm tra thận: nước tiểu
Thận là cơ quan bài tiết chính của cơ thể con người, có nhiều dấu hiệu trên cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe của thận, tuy nhiên, dễ kiểm tra và chính xác nhất là bằng nước tiểu.
Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là thời điểm lý tưởng để kiểm tra nước tiểu. Nước tiểu của người có thận khỏe màu vàng nhạt và trong suốt, nếu nước tiểu sậm màu như nước chè đặc, có máu hoặc sủi bọt lâu tan thì chứng tỏ chức năng thận của bạn đang bị suy giảm.
Ngoài ra, liên tục buồn tiểu, nhất là vào ban đêm, mỗi lần tiểu không nhiều nhưng luôn có cảm giác buồn tiểu cũng là biểu hiện thận của bạn muốn “xin về hưu sớm”.
3. Tự kiểm tra gan: lòng bàn tay
Video đang HOT
Gan là cơ quan giải độc của cơ thể, có chức năng “bù trừ” và tái tạo rất mạnh mẽ. Những thói quen sinh hoạt không tốt của nhiều người trẻ như thức khuya, uống rượu bia, ăn uống không lành mạnh… khiến gan lão hóa sớm, suy giảm chức năng gan, thậm chí dẫn đến các bệnh như gan nhiễm mỡ, ung thư gan.
Có thể kiểm tra chức năng gan bằng các dấu hiệu ở lòng bàn tay như sau: nếu lòng bàn tay xuất hiện các chấm đỏ hay quanh chấm có các vệt đỏ hình dạng giống mạng nhện, bông tuyết, khi dùng lực nhấn vào thì biến mất rồi sau đó lại xuất hiện khi thả ra thì bạn đang gặp vấn đề về gan, cần đi khám ngay.
4. Tự kiểm tra mạch máu: trán và chân
Đừng chủ quan với các bệnh liên quan đến mạch máu, xơ cứng động mạch thường bắt đầu ngay từ khi bạn còn trẻ.
Một nghiên cứu với 3000 người ở Châu Âu cho kết quả càng có nhiều nếp nhăn trên trán thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não càng cao. Nếu trên trán của bạn có nhiều hơn 5 nếp nhăn nhìn giống như đường gạch sâu hoặc cực kỳ rõ nét thì có thể mạch máu của bạn đang có vấn đề, nguy cơ xơ cứng, có huyết khối hay bị tắc nghẽn mạch máu đều rất cao.
Muốn chắc chắn hơn trước khi tìm đến bác sĩ tim mạch, bạn nên kết hợp thêm bài kiểm tra với mạch máu ở chân. Hãy nằm ngửa, thẳng người trên mặt phẳng, sau đó nâng cao chân 60 – 90 độ, giữ nguyên tư thế trong 3 phút. Tiếp theo, hạ chân xuống, đặt 2 chân song song và theo dõi xem chân bạn mất bao lâu để trở lại màu sắc hồng hào.
Nếu thời gian đó nhanh nghĩa là các mạch máu của bạn đang ở trong tình trạng tốt. Ngược lại; nếu nó mất hơn 5 phút tức bạn đang có vấn đề nhỏ như máu lưu thông chậm, tổn thương nhẹ ở các mạch; lâu hơn 8 phút đồng nghĩa với việc bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng cần đến bệnh viên kiểm tra chuyên sâu.
5. Tự kiểm tra tình trạng xương: gót chân, cẳng chân, mông, bả vai và gáy
Trẻ tuổi không có nghĩa là bạn không cần lo lắng về các bệnh liên quan đến xương khớp, bởi thực tế tỷ lệ loãng xương, ung thư xương đang có xu hướng trẻ hóa.
Hãy tự kiểm tra bằng cách tìm 1 bức tường, đứng thẳng, lưng chạm tường, toàn thân tựa sát vào tường và đánh giá 5 điểm sau: gót chân, cẳng chân, mông, bả vai và gáy có nằm trên 1 đường thẳng không.
Để dễ quan sát, có thể đứng trước gương hoặc nhờ người khác giúp đỡ. Nếu 5 bộ phận kể trên không thể nằm trên 1 đường thẳng hoặc bài kiểm tra này khiến bạn đau đớn thì chắc chắn bạn đang gặp vấn đề về xương khớp, hãy đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Thời điểm nào thích hợp nhất khám vú để phát hiện ung thư sớm?
Trong 5 loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, ung thư vú đứng vị trí đầu bảng với 43,1/100.000 dân, với tỉ lệ tử vong 12,9/100.000 dân. Tiếp đến là ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tử cung.
Cháu đang là sinh viên năm 2 đại học. Mới đây bạn cháu tình cờ phát hiện ung thư vú dù không có triệu chứng gì trước đó. Cháu nghe nói việc tự khám vú phát hiện được nguy cơ. Vậy thời điểm nào tốt nhất để thực hiện khám vú? Bao lâu nên thực hiện một lần, thưa bác sĩ?
(Ngọc Phương, Phú Thọ).
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện K trả lời:
Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú chiếm 15.229 ca (9,2%).
Trong 5 loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, ung thư vú đứng vị trí đầu bảng với 43,1/100.000 dân, với tỉ lệ tử vong 12,9/100.000 dân. Tiếp đến là ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tử cung.
Trong các loại ung thư ở nữ giới, ung thư vú, cổ tử cung đều có thể sàng lọc và phát hiện sớm. Đặc biệt là với ung thư vú là bệnh dễ phát hiện sớm nhất, là vì bệnh nhân tự sờ thấy được.
Trước đây ung thư vú là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhưng ngày nay ung thư vú có thể sàng lọc, phát hiện sớm và tiên lượng điều trị tốt (tỉ lệ điều trị khỏi đến 75%) nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
Thời điểm thích hợp nhất để tự khám vú là sau kỳ kinh nguyệt 5 ngày.
Việc tầm soát, sàng lọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phát hiện sớm ung thư vú. Trong giai đoạn 2008-2010, qua sàng lọc 70.980 phụ nữ tại 7 tỉnh/thành phố, tỷ lệ phát hiện ung thư vú qua sàng lọc là 59,2/100.000 phụ nữ là khá cao, cho thấy hiệu quả khi triển khai các chương trình này tại cộng đồng.
Tuy nhiên tại cộng đồng, chỉ có 24,2% phụ nữ có thực hành tự khám vú hàng tháng trong số những người tham gia chiến dịch sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng đó là tỷ lệ phát hiện bất thường ở nhóm phụ nữ thực hành tự khám vú thấp hơn ở nhóm không thực hành cho thấy hiệu quả và ý nghĩa của việc hướng dẫn phụ nữ tự khám vú đối với việc phát hiện sớm tổn thương ung thư vú.
Việc tự khám vú là biện pháp tầm soát quan trọng để kịp thời phát hiện những bất thường ở vú có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.
Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt.
Chị em cũng cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư vú khi qua tuổi 40. Với những chị em có nguy cơ cao (trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư vú, đột biến gen BRCA1/BRCA2; có kinh sớm; không sinh con...), nên đi khám, tầm soát ở lứa tuổi sớm hơn.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư vú
- Khối u không đau ở ngực
- Thường xuyên bị ngứa và rát quanh núm vú
- Núm vú bị rỉ máu, tiết dịch khác thường hoặc thụt vào, co lại
- Làn da trên vú bị sần da cam, dày lên hoặc bị lún xuống, có nếp gấp.
- Có hạch ở hố nách.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em- Việc nên làm Để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý ở giai đoạn sớm góp một phần không nhỏ. Khám sức khỏe định kỳ là một phần quan trọng để đảm bảo trẻ em được phát triển khỏe mạnh, hạnh phúc và được tiêm chủng đầy đủ. Khám sức khỏe định kỳ nên được tiến hành...