QNB: Kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc vừa phải trong năm 2025
Trong báo cáo về tình hình kinh tế thế giới công bố ngày 6/1, Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) đán.h giá tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc vào năm 2025 nhờ lực đẩy từ các chính sách nới lỏng tiề.n tệ, khả năng phục hồi tích cực của kinh tế Mỹ cũng như sự phục hồi của các kinh tế châu Âu và Trung Quốc, đồng thời cho rằng các nền kinh tế Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi từ những tác động lan tỏa tích cực này.
Quang cảnh cảng hàng hóa ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 3/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
QNB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt 3,2% trong năm 2025, cao hơn mức dự báo 3,1% của Bloomberg. Theo QNB, các nền kinh tế lớn sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng tích cực, nhờ lạm phát được kiểm soát, những hạn chế tài chính được giảm bớt cũng như các điều chỉnh chính sách của các ngân hàng trung ương. QNB cho rằng các thị trường mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sẽ được hưởng lợi từ những tiến bộ này.
QNB dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 75 điểm cơ bản trong năm 2025, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giảm lãi suất 150 điểm cơ bản. Báo cáo của QNB khẳng định điều này sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng đầu tư và tiêu dùng, giữa lúc tín dụng trở nên rẻ hơn, các cơ hội đầu tư mới trở nên hấp dẫn hơn và các chi phí cơ hội giảm.
Theo dự báo của QNB, tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2025 sẽ đạt 2,2%, giảm từ mức 2,6% ghi nhận trong năm 2024 nhưng vẫn cao hơn mức trung bình dài hạn là 2,3%. Báo cáo của QNB nhấn mạnh: “Nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng vững nhờ khả năng phục hồi của thị trường lao động, năng suất ngày càng tăng nhanh và tình hình tài chính mạnh mẽ của các hộ gia đình”.
Trong khi đó, nền kinh tế của châu Âu và Trung Quốc được dự báo sẽ phục hồi sau thời kỳ trì trệ kéo dài. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Âu dự kiến sẽ tăng từ 0,7% năm 2024 lên 1,0% vào năm 2025, nhờ sự hỗ trợ từ giá năng lượng thấp hơn và đà phục hồi của ngành chế tạo toàn cầu. Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ đạt 5% trong năm nay, so với mức tăng 4,8% ghi nhận trong năm 2024, nhờ lực đẩy từ việc nới lỏng chính sách và động lực kinh tế mới.
Các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế ASEAN, sẽ được hưởng lợi đáng kể. Báo cáo của QNB nhận định: “Đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn của kinh tế Trung Quốc có thể sẽ là điều kiện thuận lợi đáng kể đối với các nền kinh tế mới nổi châu Á nói chung và các nền kinh tế ASEAN nói riêng”.
QNB dự báo 5 thị trường lớn của ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,2% trong năm 2025, so với mức 4,4% năm 2024.
QNB cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc vừa phải trong năm 2025, nhờ các chính sách nới lỏng tiề.n tệ, các dấu hiệu phục hồi tích cực của kinh tế Mỹ cũng như sự phục hồi theo chu kỳ của các kinh tế châu Âu và Trung Quốc. QNB cũng cho rằng các nền kinh tế ASEAN sẽ được hưởng lợi từ các tác động lan tỏa tích cực này”.
Video đang HOT
Fed mạnh tay trong lần giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiề.n tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell phát biểu tại họp báo sau khi Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm ngày 18/9/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, vào hôm 18/9, theo giờ địa phương Fed quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid.
Quyết định này được Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đưa ra trong bối cảnh cả thị trường lao động và lạm phát đều đang hạ nhiệt với mức cắt giảm được cho là "mạnh tay" - 0,5% - đưa lãi suất tiêu chuẩn về dao động trong khoảng 4,75% - 5%, báo hiệu lộ trình nới lỏng chính sách tiề.n tệ đang bắt đầu.
Ngoài các lần cắt giảm khẩn cấp trong thời kỳ Covid, lần cuối cùng cơ quan này cắt giảm ở mức tương tự là vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ngoài quyết định cắt giảm, thông qua biểu đồ dot plot, FOMC còn phát tín hiệu sẽ cắt giảm thêm 0,5 điểm phần trăm nữa vào cuối năm nay. Đối với năm 2025, các quan chức Fed dự kiến có thể cắt giảm tổng cộng 1% còn năm 2026 là 0,5%
Nhìn chung, biểu đồ cho thấy lãi suất tiêu chuẩn giảm khoảng 2 điểm phần trăm sau quyết định mới nhất của Fed.
Theo đó, các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng lãi suất chuẩn kết thúc năm 2025 ở mức từ 3,25% - 3,5%. Đến cuối năm 2026 lãi suất có thể thấp hơn 3% một chút.
Theo các chuyên gia, việc Fed cắt giảm mạnh lãi suất cho thấy mối quan ngại ngày càng tăng của cơ quan này về thị trường lao động Mỹ.
Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí đi vay, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình, trong khi tăng trưởng tiề.n lương trung bình hiện đang nhanh hơn mức tăng giá cả do lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể.
Lạm phát của Mỹ đã giảm xuống còn 2,5% trong tháng 8/2024 từ mức đỉnh 9,1% vào giữa năm 2022, trong khi tỷ lệ thất nghiệp gần đây đã tăng lên 4,2%.
Phản ứng trước quyết định mạnh tay của Fed, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch 18/9.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,36%, lên 41.755,91 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,47%, lên 5.661,29 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,77% lên 17.764,34 điểm.
Ngoài ra, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với một giỏ các đồng tiề.n mạnh khác, đã giảm 0,54%.
Nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới "cú hạ cánh mềm" Theo báo cáo triển vọng kinh tế được công bố ngày 16/4 vừa qua, Quỹ Tiề.n tệ quốc tế (IMF) đã nâng nhẹ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay lên 3,2%, so với 3,1% trước đó, nhờ hoạt động kinh tế mạnh mẽ ở Mỹ và một số thị trường mới nổi. Tuy nhiên, trong báo cáo...