QH mới sẽ bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch nước và Thủ tướng
Kỳ họp thứ nhất QH khoá XIV diễn ra từ ngày 20 đến 29-7 sẽ dành 6 ngày để xem xét, quyết định về công tác nhân sự cấp cao của Nhà nước với việc bầu Chủ tịch QH, Chủ tịch nước và Thủ tướng.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân bỏ phiếu bầu tại kỳ họp thứ 11, QH khóa XIII – Ảnh: TTXVN
Chiều 19-7, Văn phòng Quốc hội (QH) họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH.
Ông Lê Minh Thông, Phó Tổng thư ký QH, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH, cho biết kỳ họp đầu tiên của QH khóa XIV diễn ra từ 20-7 đến 29-7 có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động của QH trong cả nhiệm kỳ. Tại kỳ họp này, QH sẽ tập trung phần lớn thời gian để xem xét, quyết định về tổ chức, nhân sự cấp cao của Nhà nước. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận các báo cáo về kinh tế – xã hội và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Là nội dung trọng tâm của kỳ họp đầu nhiệm kỳ nên phần lớn thời gian của kỳ họp thứ nhất QH khóa XIV dành cho việc xem xét, quyết định về công tác nhân sự cấp cao. QH sẽ dành khoảng 6 ngày (từ 20-7 đến 28-7) để xem xét, quyết định công tác nhân sự Nhà nước. Cụ thể như sau: Bầu Chủ tịch QH, các Phó Chủ tịch QH và các Ủy viên Ủy ban thường vụ QH; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của QH; Tổng thư ký QH; Tổng kiểm toán Nhà nước.
Video đang HOT
QH tại kỳ họp thứ nhất cũng bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao; quyết định cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ; Phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Phê chuẩn danh sách các Phó chủ tịch và ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Theo quy định của Hiến pháp mới năm 2013, tại kỳ họp đầu tiên của QH, ngay sau khi được bầu, Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ làm lễ tuyên thệ trước QH.
Khác với các khóa QH trước, QH khóa XIV sẽ không tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu QH và thông qua nghị quyết về việc xác nhận tư cách đại biểu QH tại kỳ họp đầu tiên. Luật Bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND đã trao thẩm quyền xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu QH cho Hội đồng Bầu cử quốc gia. Hội đồng Bầu cử quốc gia căn cứ vào kết quả tổng kết bầu cử đại biểu QH, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan người trúng cử đại biểu QH để tiến hành xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu QH, cấp giấy chứng nhận đại biểu QH khóa mới cho người trúng cử và báo cáo QH khóa mới về kết quả xác nhận tư cách đại biểu QH tại kỳ họp đầu tiên.
Tại kỳ họp, QH dành khoảng 2 ngày làm việc để xem xét, thảo luận các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng của đất nước: Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016; các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014; Xem xét, thông qua các Nghị quyết của QH về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2017 và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề; Nghị quyết về một số vấn đề quan trọng (nếu có); Báo cáo của Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước trong cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIV.
Theo Văn Duẩn (Người lao động)
Chủ tịch nước: Cần chủ động, vận dụng linh hoạt việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại
Chiều 4/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ Việt Nam ở nước ngoài. Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định cho 20 Đại sứ nhiệm kỳ 2016 - 2019.
Cùng dự buổi lễ có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung; đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Ngoại giao.
Chiều 4/7/2016, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp và trao quyết định bổ nhiệm cho các Đại sứ đi làm nhiệm vụ tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016-2019 . Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật và giao nhiệm vụ cho 23 Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 - 2019. Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chúc mừng các Trưởng Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 - 2019; biểu dương Bộ Ngoại giao, cùng lực lượng đối ngoại nói chung, đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tích to lớn, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước. Chủ tịch nước tin tưởng, với bề dày kinh nghiệm làm công tác đối ngoại, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách được Đảng, Nhà nước giao phó trong nhiệm kỳ, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phân tích về tình hình trong nước, bối cảnh khu vực và thế giới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, năm 2016 là năm đầu tiên đất nước thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng. Đại hội đã xác định tinh thần đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới với bốn nhiệm vụ quan trọng hàng đầu: Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; Xây dựng Đảng là then chốt; Xây dựng văn hóa, con người là nền tảng tinh thần; Tăng cường quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Đồng thời, Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới, xu thế liên kết kinh tế ở khu vực được thúc đẩy, các nước lớn coi trọng quan hệ với ASEAN và với Việt Nam... Trên tinh thần này, Chủ tịch nước giao nhiệm vụ: Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải luôn bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng để triển khai nhiệm vụ, trong đó chú trọng vào 3 nhiệm vụ then chốt: Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; Nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Trong đó, trước hết cần bám sát nguyên tắc, phương châm chỉ đạo là bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; hợp tác bình đẳng, cùng có lợi; nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; nắm chắc tinh thần vừa hợp tác, vừa đấu tranh; thực hiện chủ trương Việt Nam là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chủ động, vận dụng linh hoạt việc triển khai các nhiệm vụ đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về Hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Cùng với đó, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân; ngoại giao với quốc phòng, an ninh; chính trị với kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học; tăng cường nghiên cứu, dự báo chiến lược; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đối ngoại, đưa quan hệ vào chiều sâu... Tiếp tục nâng cao hiệu quả ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài..., từ đó góp phần thiết thực vào công cuộc phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cần chú trọng công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân và phát huy nguồn lực quan trọng của kiều bào; là chỗ dựa tin cậy cả về tinh thần, thông tin, pháp lý cho bà con và doanh nghiệp nhằm xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết vững mạnh hướng về Tổ quốc, vì Tổ quốc. Cơ quan đại diện phải là mái nhà của người Việt Nam ở nước ngoài, là nơi thu hút tình cảm hữu nghị, đoàn kết của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao quyết định bổ nhiệm cho một nữ Đại sứ. Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Thay mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2016 - 2019, Đại sứ Dương Chí Dũng - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, bày tỏ niềm vinh dự, tự hào được Đảng, Nhà nước giao trọng trách; cam kết làm hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. Các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ luôn kiên định, kiên trì, kiên quyết bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc; chủ động, tích cực xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, đóng góp vào công cuộc hội nhập quốc tế của đất nước; tranh thủ mọi nguồn lực quốc tế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Đức Dũng
Theo TTXVN
Chủ tịch nước mong TPHCM mãi xứng danh Thành phố Anh hùng "Nỗ lực phấn đấu để thành tựu đạt được trong thời gian tới của TPHCM không chỉ là tỷ lệ tăng trưởng cao hơn cả nựớc, tỷ lệ đóng góp ngân sách ngày càng cao, mà quan trọng hơn chính là kinh nghiệm, mô hình, giải pháp mới, mang tính đột phá trong vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước"...