Qatar trưng cầu ý dân về việc bãi bỏ bầu cử Quốc hội
Ngày 5/11, Qatar đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất thay đổi Hiến pháp nhằm bãi bỏ cuộc bầu cử Hội đồng Shura (Quốc hội).
Cử tri Qatar bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Hội đồng Shura tại điểm bầu cử ở Doha, ngày 2/10/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các điểm bỏ phiếu dự kiến sẽ đóng cửa lúc 19h giờ địa phương cùng ngày. Kết quả cuộc trưng cầu ý dân được công bố trong ngày 6/11.
Qatar lần đầu tiên công bố kế hoạch bầu cử cơ quan lập pháp trong Hiến pháp năm 2003, song chính quyền nhiều lần hoãn tiến hành cuộc bỏ phiếu này. Tháng 10/2021, vương quốc này đã tổ chức cuộc bầu cử để bầu ra 2/3 thành viên Hội đồng Shura, cơ quan có quyền lập pháp và phê chuẩn các chính sách chung của đất nước và ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, cuộc bầu cử gây chia rẽ khi chỉ những người là con cháu của các công dân Qatar từ năm 1930 mới có quyền tham gia bầu cử và ứng cử.
Chính quyền Qatar gọi đây là “cuộc thử nghiệm” và đề xuất thay đổi Hiến pháp. Theo đề xuất, toàn bộ số ghế trong Hội đồng Shura sẽ lại do Quốc vương Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani bổ nhiệm.
Qatar quyết tâm đạt lệnh ngừng bắ.n tại Gaza trước bầu cử Mỹ
Ngày 29/10, Bộ Ngoại giao Qatar tuyên bố nước này sẽ làm việc với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden "đến phút cuối cùng" trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n tại Gaza.
Người dân xếp hàng nhận thức ăn cứu trợ từ UNRWA tại thành phố Rafah, Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn bộ trên Majed Al-Ansari nhận định cuộc bầu cử sẽ không gây ra tác động tiêu cực đối với tiến trình hòa giải.
Liên quan đến việc Israel cấm Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) hoạt động tại Israel và khu vực Đông Jerusalem, người phát ngôn Majed Al-Ansari cho biết chính quyền Qatar lên án quyết định này. Ông nhấn mạnh việc ngừng hỗ trợ cho UNRWA sẽ gây ra "những hậu quả tai hại".
Nhiều nước tiếp tục phản ứng về động thái mới của Quốc hội Israel. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Pháp bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về việc Israel thông qua lệnh cấm và tái khẳng định ủng hộ UNRWA. Tuyên bố cảnh báo việc thực thi luật này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với tình hình nhân đạo tại Gaza, vốn đang rất tồi tệ, cũng như với tất cả các vùng lãnh thổ của Palestine.
Về phần mình, Thủ tướng Ireland Simon Harris ch.ỉ tríc.h lệnh cấm của Israel đối với cơ quan điều phối gần như toàn bộ hoạt động viện trợ cho Gaza, đồng thời hối thúc Liên minh châu Âu (EU) xem xét lại quan hệ thương mại với Israel. Phát biểu trước khi gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu đắc cử Antonio Costa, ông Harris khẳng định không có giải pháp thay thế UNRWA và ông sẽ thảo luận với ông Costa về hành động liên quan đến vấn đề này.
Trước đó, UNRWA và các cơ quan nhân đạo khác đã cáo buộc chính quyền Israel hạn chế dòng viện trợ vào Gaza, nơi hiện gần như toàn bộ 2,4 triệu người dân của vùng lãnh thổ này đã phải di dời ít nhất một lần trong xung đột.
Bản thân cơ quan này đã phải chịu tổn thất nặng nề, với ít nhất 223 nhân viên thiệ.t mạn.g và 2/3 cơ sở của cơ quan này tại Gaza bị hư hại hoặc phá hủy kể từ khi xung đột nổ ra. Theo số liệu của Cơ quan y tế của vùng lãnh thổ do Hamas kiểm soát, cuộc tấ.n côn.g của Israel đã khiến trên 43.000 người ở Gaza, phần lớn là thường dân, thiệ.t mạn.g.
Pháp triển khai chiến dịch lớn nhằm dập tắt bất ổn ở New Caledonia Các cuộc biểu tình ôn hòa nhanh chóng biến thành bạo lực và cướp bóc, khiến các quan chức địa phương so sánh với cuộc nổi dậy vũ trang ủng hộ độc lập vào những năm 1980. Cảnh sát được triển khai tại thủ phủ Noumea nhằm ngăn cuộc biểu tình bạo loạn phản đối dự luật điều chỉnh một số quy định...