Qatar rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
Qatar sẽ rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC từ tháng 1/2019, Bộ trưởng năng lượng Qatar Saad Sherida al-Kaabi ngày 3/12 thông báo.
Theo Al Jazeera, quyết định rút khỏi OPEC của Qatar đã được công ty dầu nhà nước Qatar Petrolium xác nhận. OPEC là tổ chức gồm 15 nước sản xuất dầu chiếm đến một nửa ngành sản xuất dầu của thế giới.
Qatar là nước vùng Vịnh đầu tiên rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. (Ảnh: Naseem Zeitoon / Reuters)
Trả lời tại một buổi họp báo ở Doha, Bộ trưởng al-Kaabi nói: “Quyết định rút lui phản ánh mong muốn của Qatar trong việc tập trung các nguồn lực vào phát triển và cải thiện ngành sản xuất khí tự nhiên, cố gắng từ 77 triệu tấn tăng lên 110 triệu tấn mỗi năm trong các năm tiếp theo.”
Quyết định của Qatar được đưa ra khi chỉ còn vài ngày nữa là đến cuộc họp của OPEC (6/12). Quyết định này không có liên quan đến lệnh phong tỏa ngoại giao Qatar của các nước Ả Rập Xê Út, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Ai Cập và Bahrain.
Qatar tham gia OPEC năm 1961, một năm sau khi tổ chức này thành lập.
Trước đó, OPEC và Nga, cả hai sản xuất khoảng 40% lượng dầu mỏ cho thế giới, cho biết đã đồng ý cắt giảm sản xuất dầu để đảm bảo giá dầu không rớt quá mạnh trong những tháng tiếp theo. Tháng 10/2018, giá dầu chạm ngưỡng cao trong 4 năm, 86USD, sau đó giảm xuống còn 60 USD một thùng.
Video đang HOT
Qatar là nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 30% tổng sản phẩm của thế giới. Ông Al-Kaabi cho biết tuyên bố rút khỏi OPEC đơn thuần là một quyết định kinh doanh. “Chúng tôi là một người chơi nhỏ trong OPEC, và tôi là một doanh nhân, thật không hợp lý đối với tôi khi tập trung vào những thứ không phải là thế mạnh, và khí là thế mạnh của chúng tôi nên quyết định này đã được đưa ra.”
Qatar là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Phần lớn LNG đến từ hai mỏ khí và dầu lớn, một mỏ khai thác chung với Iran.
Bộ trưởng Saad al-Kaabi cho biết quyết định rút khỏi OPEC không hề dễ dàng bởi Qatar đã là thành viên của tổ chức này trong suốt 57 năm, nhưng ảnh hưởng của đất nước này đối với các quyết định của OPEC là không lớn.
Ông Saad al-Kaabi nhấn mạnh rằng, Doha sẽ tiếp tục tuân thủ đầy đủ các cam kết giống như bất kỳ nhà sản xuất dầu mỏ nào khác không thuộc OPEC.
(Nguồn: Al Jazeera)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Căng thẳng chính trị tại Trung Đông đẩy giá dầu leo dốc
Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên 15/10 do căng thẳng địa chính trị liên quan đến việc nhà báo Ả Rập Saudi Jamal Khashoggi mất tích làm gia tăng lo ngại về nguồn cung dầu.
Cụ thể, giá dầu Brent trong phiên có thời điểm tăng 1,49 USD lên 81,92 USD, trước khi chốt phiên ở mức 81,13 USD, tăng 70 xu Mỹ. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ nhích 40 xu Mỹ lên 71,74 USD/thùng.
Nhà chiến lược hàng hóa Warren Patterson của ING nhận định: "Thị trường lại tiếp tục lo ngại về các căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông sau khi Mỹ và Ả Rập Saudi đưa ra các bình luận về sự mất tích của nhà báo Khashoggi, điều này khiến giá dầu tăng lên".
Căng thẳng chính trị tại Trung Đông đẩy giá dầu đi lên trong phiên 15/10.
Ả Rập Saudi - nhà sản xuất dầu hàng đầu trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) - hiện đang chịu sức ép kể từ khi nhà báo Khashoggi mất tích vào ngày 2/10 sau khi ông này đến Lãnh sự quán của Ả Rập Saudi ở thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) làm giấy tờ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tuần trước đã cảnh báo sẽ có biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với Riyadh nếu nhà báo Khashoggi thực sự bị hại.
Ngay sau đó, Ả Rập Saudi đã bác bỏ hoàn toàn tất cả những lời cáo buộc và đe dọa đáp trả mạnh tay bất cứ động thái áp đặt trừng phạt kinh tế hay sử dụng sức ép chính trị nào lên nước này.
Vương quốc Hồi giáo này tuyên bố sẽ trả đũa bất cứ biện pháp trừng phạt kinh tế nào mà các nước đưa ra liên quan đến vụ việc trên, hãng thông tấn nhà nước SPA tiết lộ hôm 14/10.
Ả Rập Saudi cũng nhấn mạnh rằng quốc gia Vùng Vịnh này đóng vai trò quan trọng và có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế thế giới.
"Điều này đã làm dấy lên lo ngại rằng người Ảrập Saudi có thể sử dụng dầu mỏ như một công cụ để trả đũa nếu có bất kỳ biện pháp trừng phạt được áp đặt đối với Riyadh", chuyên gia Patterson nói thêm.
Những diễn biến trên đã đẩy giá dầu lên cao trong phiên này. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, những bất ổn địa chính trị cùng với rủi ro thương mại và triển vọng kinh tế toàn cầu yếu hơn có thể khiến thị trường năng lượng chứng kiến một tuần giao dịch trồi sụt nữa. Các chuyên gia nhận định sự phục hồi của giá dầu trong phiên 15/10 còn chưa chắc chắn.
Giá "vàng đen" cũng đang chịu áp lực trong tuần này sau khi báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố tuần trước nhận định thị trường dầu toàn cầu đã được "cung cấp đầy đủ", đồng thời giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm 2018 và năm sau.
Báo cáo của IEA cho biết OPEC, Nga, các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác cũng như các công ty dầu đá phiến của Mỹ đã tăng sản lượng mạnh kể từ tháng 5 đến nay, đưa sản lượng dầu thô thế giới lên 1,4 triệu thùng dầu/ngày.
Ngân hàng Societe Generale ngày 15/10 đã nâng dự báo giá dầu Brent trong quý IV/2018 lên 82 USD từ mức 78 USD/thùng trước đó do giá "vàng đen" liên tục tăng mạnh trong 2 tháng qua.
Ngân hàng Pháp cũng lưu ý rằng thị trường dầu mỏ đang tiềm ẩn "mức độ rủi ro cao và không chắc chắn".
Theo kinhtedothi
Liên minh năng lượng mặt trời sẽ đặt dấu chấm hết cho OPEC? Một liên minh của các nước sản xuất năng lượng mặt trời, dẫn đầu bởi Ấn Độ, "một ngày nào đó sẽ thay thế OPEC", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với các phóng viên hôm 2/10 tại phiên họp đầu tiên của Liên minh năng lượng mặt trời quốc tế (ISA). Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại hội...