Qatar cáo buộc Bahrain xâm phạm lãnh hải
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Qatar ngày 1/1 đã báo cáo lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) việc các tàu quân sự của Bahrain xâm phạm lãnh hải của Doha hôm 25/11 và kêu gọi LHQ thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm duy trì hòa bình và ổn định quốc tế, cũng như chấm dứt sự vi phạm của Manama.
Qatar tuyên bố tàu Bahrain vi phạm vùng biển của nước này. Ảnh: english.alaraby.co.uk
Đại diện thường trực của Qatar tại LHQ Sheikha Alya Ahmed bin Saif Al-Thani đã trao đổi với bà Jerry Matjela, Đại diện thường trực của Nam Phi – Chủ tịch luân phiên HĐBA tháng 1/2021 – cùng Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, trong đó Qatar lên án những hành động vi phạm pháp luật như vậy.
Thông tin từ phía Qatar cho hay các tàu quân sự của Bahrain đã xâm nhập trái phép vào vùng lãnh hải của Qatar, xâm phạm chủ quyền và de dọa an ninh của Doha. Vụ việc diễn ra sau vụ vi phạm không phận Qatar hôm 9/12, làm gia tăng căng thẳng. Qatar cũng cáo buộc Bahrain đang có ý định tạo rắc rối để gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh bùng phát tháng 6/2017 khi Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc chính quyền Doha ủng hộ các nhóm cực đoan và can thiệp nội bộ các nước trong khu vực. Các nước này đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Qatar, trong đó có việc đóng cửa khẩu biên giới trên bộ, đường biển và không phận đối với máy bay của Qatar, trục xuất công dân nước này. Doha nhiều lần phủ nhận cáo buộc trên, đồng thời cho rằng các biện pháp này là không chính đáng và dựa trên các cáo buộc không có cơ sở. Những động thái này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất trong nhiều năm qua tại khu vực. Không ít nỗ lực ngoại giao đã thất bại trong việc hàn gắn quan hệ ngày càng rạn nứt giữa Qatar và Liên đoàn Arab do Saudi Arabia dẫn đầu.
Video đang HOT
Nhóm phụ nữ bị lột trần ở sân bay Qatar muốn khởi kiện
Những phụ nữ bị lột trần khám xét ở sân bay Doha chưa được chính phủ Qatar hay hãng hàng không Qatar Airways xin lỗi và đang tính khởi kiện.
Các hành khách nữ trên chuyến bay từ Doha tới Sydney hồi đầu tháng 10 cho biết Qatar Airways và chính phủ Qatar không liên hệ với họ suốt 6 tuần qua, sau khi giới chức sân bay Doha ép họ rời máy bay và yêu cầu họ cởi hết quần áo để khám xét cơ thể, gây phẫn nộ khắp thế giới.
Một số hành khách đã khiếu nại lên Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) cũng như Cảnh sát liên bang Australia trong vòng 24h sau khi về nước. Họ cũng cho biết không được bồi thường sau sự việc.
Một máy bay của Qatar Airways. Ảnh: Reuters
Những hành khách này tuyên bố sẽ theo đuổi tới cùng cuộc điều tra về cách hành xử của chính phủ Qatar. Họ cũng muốn chính phủ nước này gửi lời xin lỗi bằng văn bản tới từng cá nhân và đang cân nhắc khả năng khởi kiện, đồng thời muốn chính quyền Qatar cam kết đặt sự an toàn của du khách quá cảnh ở Doha lên hàng đầu trong tương lai.
Các nữ hành khách cho biết chính phủ Australia cũng rất ít liên lạc với họ. Một người giấu tên cho hay DFAT không liên lạc với cô cho tới khi Ngoại trưởng Marise Payne thông báo những phụ nữ bị khám người ở sân bay Doha đã được "hỗ trợ thích hợp" trong cuộc họp báo hôm 26/10.
Cô bị lỡ một cuộc gọi và nhận được một tin nhắn thoại, đề nghị gọi tới số 1300 nếu cần hỗ trợ. Trong hai tuần bị cách ly ở khách sạn, cô đã nhận được cuộc gọi từ cơ quan chính phủ, nhưng không rõ cuộc gọi bị lỡ trên nhằm đáp lại khiếu nại về việc bị đối xử tệ ở sân bay Doha, hay là cuộc gọi kiểm tra dành cho những người trở về phải cách ly.
Chính quyền Qatar cho biết sân bay Doha đã vi phạm quy trình khi yêu cầu 18 phụ nữ, trong đó có 13 công dân Australia, xuống máy bay vào ngày 2/10 và theo nhân viên tới khu vực kiểm tra y tế để khám xem có phải họ vừa sinh con hay không, với lý do đang tìm kiếm mẹ của một em bé sơ sinh bị vứt trong thùng rác sân bay.
Điều tra sơ bộ cho thấy quyết định khám xét hành khách là "hành động trái phép" và những người chịu trách nhiệm sẽ bị truy tố. Hành khách của 10 chuyến bay khác cũng bị kiểm tra.
Thủ tướng Qatar Sheikh Khalid bin Khalifa bin Abdulaziz Al Thani đã "chân thành xin lỗi các hành khách nữ phải trải qua cuộc khám xét". Trong cuộc điện đàm với bà Payne hôm 30/10, ông "cam kết đảm bảo an toàn và an ninh cho tất cả hành khách đi qua sân bay quốc tế Hamad".
Paney cho biết Australia hài lòng với những hành động mà Qatar đã thực hiện, tin tưởng những người liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm, đồng thời tuyên bố Australia sẽ theo dõi sự việc.
Nhưng một số người Australia nói rằng họ mong đợi nhận được lời xin lỗi đến từng cá nhân. Một người cho biết "rất ngạc nhiên" vì không thấy ai liên lạc.
"Chúng tôi đặt vé của hãng hàng không. Họ có mọi cách thức liên lạc với chúng tôi", cô nói.
Qatar Airways không trả lời yêu cầu bình luận. Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cũng không phản hồi yêu cầu trả lời của báo chí.
Đàm phán hòa bình Taliban - Afghanistan vẫn bế tắc Các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban, do quốc gia vùng Vịnh Qatar chủ trì nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc chiến kéo dài 19 năm ở Afghanistan, đình trệ do những bất đồng về cách xây dựng bộ quy tắc ứng xử sẽ định hướng cho các cuộc đàm phán rộng hơn. Phái đoàn Taliban tham dự...