PYN Elite thành cổ đông lớn SCS
PYN Elite đã mua thêm cổ phiếu SCS để trở thành cổ đông lớn sở hữu 5,15% vốn.
SCS là khoản đầu tư lớn thứ 11 trong danh mục PYN Elite tại cuối tháng 3.
Quỹ đầu tư PYN Elite thông báo mua vào 125.000 cổ phiếu CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HoSE: SCS) và trở thành cổ đông lớn sở hữu 2,6 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,15% vốn kể từ ngày 3/4.
Trong phiên giao dịch 31/3, cổ phiếu SCS chứng kiến giao dịch thỏa thuận đúng 125.000 cổ phiếu với giá trị chuyển nhượng 11,75 tỷ đồng, tương đương tại giá 94.000 đồng/cp. Cổ phiếu đang có giá quanh 107.000 đồng/cp.
Trong giai đoạn cơ cấu lại danh mục, PYN Elite đã gia tăng tỷ trọng các cổ phiếu lĩnh vực dịch vụ hàng không, bao gồm ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và SCS. Theo báo cáo đến cuối tháng 3, SCS chiếm tỷ trọng 3,1% và đứng thứ 11 trong danh mục của PYN Elite.
Quỹ Phần Lan nói rằng giá cổ phiếu SCS đã giảm mạnh từ mặt bằng 160.000 đồng/cp cuối năm ngoái khi một quỹ ngoại khác thoái toàn bộ cổ phần. Trong làn sóng bán tháo vì Covid-19, thị giá SCS đã giảm 25% và PYN Elite đã có một thỏa thuận mua cổ phần lớn trong tháng 3.
Đặt kế hoạch năm 2020, SCS đề ra chỉ tiêu tổng doanh thu giảm 5% xuống 725 tỷ đồng và mục tiêu lợi nhuận trước thuế ước đạt 500,6 tỷ đồng, giảm 7% kết quả năm 2019. Tổng sản lượng hàng hóa phục vụ dự kiến giảm 7% xuống còn 204.500 tấn.
Video đang HOT
Huy Lê
23% dư nợ hệ thống ngân hàng "nhiễm" Covid-19
Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, số dư nợ của hệ thống ngân hàng chịu tác động của dịch bệnh Covid-19 hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng, tương đương 23% dư nợ hiện hữu
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương hôm 10/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết ngành ngân hàng đã dành nguồn lực tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người vay vốn bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19.
Thống đốc dẫn số liệu đánh giá sơ bộ cho biết tác động của dịch với đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỷ đồng, tức là 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh.
NHNN đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với trên 40.000 khách hàng với dư nợ tín dụng khoảng 1400 tỷ đồng. Cho vay mới với hơn 275.000 khách hàng, doanh số cho vay là khoảng 12.000 tỷ đồng.
Về điều hành tín dụng và lãi suất, đến ngày 31/3/2020, tín dụng toàn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng tăng 1,3% so với đầu năm. Theo Thống đốc NHNN, đây là tín hiệu tương đối khả quan vì tín dụng hầu như không tăng trong 2 tháng đầu năm, đến tháng 3 đã có bước tăng trưởng tích cực.
Năm 2020, NHNN dự kiến tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế khoảng 900 nghìn tỷ đồng đến 1,1 triệu tỷ đồng, tức là mức tăng dự báo khoảng 11-14%.
Về lãi suất, từ cuối năm 2019 và đặc biệt từ tháng 3/2020, NHNN đã chủ động điều chỉnh giảm các lãi suất điều hành ở mức giảm khá mạnh từ 0,5-1% các mức lãi suất điều hành.
Thống đốc Lê Minh Hưng tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương hôm 10/4 (Ảnh: SBV)
Thống đốc cũng cho biết thêm, sau khi NHNN làm việc trực tiếp với các TCTD, các TCTD đã đồng thuận rất cao để giảm 2% lãi suất cho vay đối với các khoản dư nợ hiện hữu cũng như các khoản vay mới.
Kết quả triển khai cho đến nay, đối với các TCTD, tổng số tiền cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và miễn giảm lãi cho vay mới khoảng trên 300.000 tỷ đồng.
Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là khoảng 18.000 tỷ đồng, miễn giảm lãi và điều chỉnh lãi suất là khoảng 126.500 tỷ đồng, cho vay mới với doanh số cho vay khoảng xấp xỉ 180.000 tỷ đồng.
Dự trữ ngoại hối đạt 84 tỷ USD
Trong công tác điều hành tỷ giá, NHNN đã chuẩn bị các kịch bản khác nhau để ứng phó với các tác động quốc tế cũng như diễn biến trong nước.
Trong 3 tháng đầu năm, tỷ giá và thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, tỷ giá đồng VN biến động trong biên độ khoảng 1,3 - 1,5%; có thể nói là ổn định so với sự biến động rất mạnh của tỷ giá các đồng tiền một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Thị trường ngoại hối của Việt Nam hoạt động thanh khoản được đảm bảo, tất cả các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đều được đáp ứng.
Theo Thống đốc NHNN, toàn bộ hệ thống ngân hàng hoàn toàn có đủ năng lực và công cụ để kiểm soát và giữ ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá. NHNN cũng sẵn sàng các phương án can thiệp vào thị trường ngoại tệ khi cần thiết liên quan đến các diễn biến bất lợi
"Từ đầu năm đến nay, chúng ta chưa phải can thiệp ngoại tệ vào thị trường. Với nguồn lực dự trữ của Việt Nam hiện nay trên 84 tỷ USD, chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn lực để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô", Thống đốc nhấn mạnh./.
Nguyễn Ánh
ACV: Lợi nhuận quý 1/2020 ước giảm 24% về 1.857 tỷ do ảnh hưởng COVID-19, lợi nhuận cả năm có thể chỉ bằng 14% so với kế hoạch Theo ACV, thị trường trong nước từ cuối tháng 3 đến tháng 5/2020 sản lượng sẽ tiếp tục giảm 60-70% và bắt đầu hồi phục từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng lịch học điều chỉnh nên khả năng sản lượng tăng đột biến trong đợt cao điểm hè như mọi năm sẽ không kỳ vọng. Ghi nhận, doanh thu của Tổng...