Pyn Elite Fund lên kế hoạch tăng tỷ trọng cổ phiếu, đánh giá TTCK Việt Nam đang phản ứng thái quá với Covid-19
Pyn Elite cho biết quỹ đang chuẩn bị gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Tính tới cuối tháng 6/2020, tỷ trọng tiền mặt trong danh mục Pyn Elite Fund là 4%, tương đương 18 triệu USD (425 tỷ đồng)
Trong thông báo mới gửi đi, Pyn Elite Fund – quỹ đầu tư ngoại với quy mô khoảng 400 triệu USD cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ứng có phần thái quá khi phát hiện các ca lây nhiễm Covid mới.
Sau 3 tháng bình yên, Việt Nam đã xuất hiện một số ca lây nhiễm trong cộng đồng những ngày gần đây. Pyn Elite Fund không loại trừ khả năng những ca lây nhiễm này xuất phát từ những người nhập cảnh bất hợp pháp. Tin tức về các trường hợp dương tính Covid-19 mới đã gây sốc cho người dân Việt Nam, những người vốn đã quen với cuộc sống bình thường sau đại dịch.
Tác động từ sự trở lại của dịch Covid-19 với thị trường chứng khoán là khá lớn. Chỉ trong vài phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đã ghi nhận mức giảm khoảng 10%.
Pyn Elite Fund cho rằng triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 vẫn được giữ nguyên (từ 3 đến 5%) và triển vọng tăng trưởng ước tính của các doanh nghiệp niêm yết vào năm 2021 vẫn tốt, khiến nhiều cổ phiếu hiện có định giá rẻ. Các công ty Pyn Elite tập trung đầu tư (20 công ty chiếm 85% danh mục) có P/E dự phóng 7,9 lần vào năm 2021 và 6,5 lần vào năm 2022.
Pyn Elite cho biết quỹ đang chuẩn bị gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Tính tới cuối tháng 6/2020, tỷ trọng tiền mặt trong danh mục Pyn Elite Fund là 4%, tương đương 18 triệu USD (425 tỷ đồng).
Top 12 cổ phiếu lớn nhất danh mục Pyn Elite Fund vào cuối tháng 6 có những cái tên như VEA (11,61%), TPB (10,07%), CTG (9,08%), HDB (9,05%), POW (5,51%), MWG (5,16%)…
Video đang HOT
Lợi ích của thị trường giảm điểm
Nhìn ở góc độ khác đi, thị trường chứng khoán giảm điểm cũng có những lợi ích cho nhà đầu tư khi tham gia...
Ảnh: Fool.com.
Có thể nói, lên xuống vốn là quy luật của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, không phải ai cũng bỏ qua được sự sợ hãi khi thị trường chứng khoán lao dốc. Nhìn ở một góc độ tích cực, thị trường giảm điểm cũng đem lại những lợi ích tích cực.
Dưới đây là những lợi ích mà nhà đầu tư có thể tận dụng trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc.
Cổ phiếu giá rẻ, lợi nhuận khổng lồ theo thời gian
Nhà đầu tư đều hiểu rằng, khi thị trường chứng khoán lao dốc, có tới hơn 80% số cổ phiếu trên thị trường đều giảm điểm. Ở bối cảnh này, nếu hành động hiệu quả, thì đây sẽ là cơ hội để nhà đầu tư "gom" cổ phiếu giá trị đang được định giá thấp. Thay vì bán cổ phiếu trong sự hoảng loạn, nhà đầu tư có thể xem xét đến việc mua thêm những cổ phiếu có cơ bản tốt. Chính điều này sẽ đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ khi thị trường chứng khoán hồi phục trở lại.
Các cổ phiếu cần thời gian đủ để được thị trường định giá đúng. Ảnh minh họa: Economictimes.
Nhiều nhà đầu tư giá trị như tỉ phú Warren Buffett luôn cho rằng những dịp giảm giá của thị trường chứng khoán chính là cơ hội tuyệt vời để mua vào cổ phiếu.
Các nhà đầu tư khác đang sợ thị trường chứng khoán
Có một lý do đơn giản tại sao rất nhiều nhà đầu tư và thậm chí các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp sợ hãi thị trường chứng khoán trong ngắn hạn, bởi giá cổ phiếu diễn biến rất tùy tiện. Hôm nay tăng giá đó, rồi mai lại giảm giá.
Nhà đầu tư cần hiểu rằng trong ngắn hạn, giá cổ phiếu có thể phản ánh tất cả những tin đồn vây quanh nó. Một bài phát biểu của Chủ tịch FED, hay chỉ số thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP,... Vấn đề là trong ngắn hạn (một năm hoặc ít hơn), giá cổ phiếu thường là kết quả của các yếu tố không ảnh hưởng đến giá trị dài hạn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi xem xét dài hạn, thị trường thực sự phản ánh giá trị cơ bản của các công ty đại chúng. Các cổ phiếu có thể bị định giá thấp hoặc định giá quá cao trong một thập kỷ nhưng khi có đủ thời gian, cổ phiếu sẽ phản ánh giá trị cơ bản của chính công ty đó.
Nhà đầu tư thường bán vì sợ hãi và mua vào lòng tham. Ảnh minh họa: Fool.
Nhà đầu tư bán vì sợ hãi và mua vào lòng tham
Phải thừa nhận một sự thật rằng không dễ dàng để giữ khoản đầu tư khi chúng đã giảm tới 40%. Ở thời điểm đó, có lẽ tâm lý chung của nhà đầu tư là mất niềm tin vào quyết định đầu tư của mình, mất niềm tin vào thị trường và trở nên sợ hãi.
Khi ở trong những trạng thái này, nhà đầu tư nên học cách giữ bình tĩnh, tạm thời đóng bảng và không nhìn vào những con số thua lỗ ở trong tài khoản. Bán khi hoảng loạn chính là sai lầm lớn của phần lớn nhà đầu tư trên thị trường. Do vậy, trước tiên là giữ bình tĩnh, tránh xa sự hoảng loạn của thị trường.
Vấn đề là nhiều nhà đầu tư làm chính xác điều ngược lại với những gì họ nên làm. Khi cổ phiếu tăng giá, họ mua, mua và mua. Khi thị trường sụp đổ, vì sợ hãi, họ bán, bán và bán. Tuy nhiên, những điều này đi ngược với những triết lý đầu tư của các huyền thoại, đặc biệt là ông Warren Buffett.
Một trong những điều quan trọng nhất của đầu tư là hiểu chính bản thân mình. Ảnh minh họa: Doughroller.
Bạn học được khả năng chấp nhận rủi ro của riêng bạn
Một cú giảm đột ngột của thị trường là một cơ hội tuyệt vời để xác định mức độ chấp nhận rủi ro của bạn. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có những lựa chọn phù hợp với khẩu vị rủi ro của mình.
Phân bổ tài sản thông minh là yếu tố quyết định thiết yếu cho lợi nhuận đầu tư của mỗi cá nhân khi tham gia vào thị trường. Chấp nhận rủi ro nhiều hơn, bằng cách phân bổ nhiều hơn cho cổ phiếu, dẫn đến lợi nhuận cao hơn trong dài hạn.
Nhưng hãy nhìn xem, không có cách nào để biết bạn sẽ cảm thấy thế nào hay bạn sẽ hành động như thế nào sau khi mất một khoản tiền mặt đáng kể trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, bạn có thể chịu đựng được bao nhiêu mà không mất ngủ và bảo lãnh cho các khoản đầu tư của bạn trong một thị trường giảm giá?
Trong số những điều quan trọng nhất trong đầu tư là hiểu bản thân của bạn, bao gồm các hành vi đầu tư của bạn.
Chặng đường quỹ ngoại gắn bó với thị trường Cùng với chặng hành trình 20 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành quản lý quỹ đã được định hình trong nền kinh tế, trong đó hoạt động của các quỹ ngoại mang đến nhiều dấu ấn tích cực. Chặng đường quỹ ngoại Giai đoạn 1991 - 2001 (trước khi có thị trường chứng khoán Việt Nam), hoạt động của các...