PXL sẽ phát hành cho nhóm Gelex để đầu tư KCN Long Sơn gần 30.000 tỷ đồng
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III và quý IV.Sau phát hành, cổ đông lớn nhất tại PXL là Gelex Energy (48,91% vốn). Dự án Khu công nghiệp Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng vốn đầu tư 3 giai đoạn là 29.611 tỷ đồng.
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, cổ đông Công ty Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn ( UPCoM: PXL ) đã thông qua phương án phát hành thêm 82,5 triệu cổ phiếu cho công ty Gelex Energy (65 triệu cổ phiếu) và CTCP Phát triển Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ- Hưng Yên (17,5 triệu cổ phiếu). Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III và quý IV. Sau phát hành, lượng cổ phiếu PXL là 165,2 triệu đơn vị với cổ đông lớn nhất là Gelex Energy (48,91% vốn).
Gelex Energy – Gelex nắm 100% vốn – mua mới hơn 15,8 triệu cổ phiếu PXL, tương đương 19,1% vốn. Trước đó, Gelex đã nắm giữ 3,3 triệu cổ phần, tỷ lệ 3,95%. Do đó, nhóm Gelex đang sở hữu 19,1 triệu cổ phần, chiếm 23,1% vốn.
Giá phát hành là 10.000 đồng/cp. Như vậy, nguồn tiền thu về khoảng 825 tỷ đồng nhằm huy động vốn thực hiện đầu tư dự án Khu công nghiệp Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án được chia làm 3 giai đoạn với giai đoạn 1 là 11.759 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 10.453 tỷ đồng và giai đoạn 3 là 7.399 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư là 29.611 tỷ đồng.
Theo PXL, vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2019 là 810,4 tỷ đồng thì chưa đủ nguồn lực tài chính thực hiện dự án bởi tại mỗi giai đoạn, vốn chủ sở hữu cần thiết phải đạt tối thiểu 15% tổng mức đầu tư.
Việc mua cổ phần PXL phù hợp với chiến lược mà Gelex đang hướng tới là sản xuất công nghiệp và hạ tầng. Bên cạnh PXL, Gelex cũng đang muốn mua cổ phần chi phối tại Tổng công ty Viglacera – đơn vị sở hữu hơn 5.000 ha khu công nghiệp ở miền Bắc. Trong thời gian tới, Gelex sẽ thực hiện M&A, chú trọng phát triển khu công nghiệp phía Nam tại Tây Ninh, Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai…để mở rộng chuỗi khu công nghiệp trên cơ sở sử dụng hệ thống khách hàng của Viglacera. Tính riêng 6 tháng cuối năm, công ty sẽ mua khoảng 4 khu công nghiệp cận cảng để phát triển chuyên sâu.
Video đang HOT
ĐHĐCĐ cũng thông qua phương án cho phép Gelex và/hoặc các đơn vị thành viên, công ty liên kết của Gelex nhận chuyển nhượng cổ phần để đạt tỷ lệ sở hữu đến 65% vốn điều lệ PXL. Phương thức mua dự kiến qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận mà không phải thực hiện chào mua công khai.
Năm 2020, PXL đặt mục tiêu doanh thu là 146,2 tỷ đồng, gấp 4 lần mức thực hiện năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế là 28,2 tỷ đồng, trong khi, năm 2019 lỗ 2,1 tỷ đồng. Công ty dự kiến không chia cổ tức.
Chủ tịch Gelex dự chi hơn 400 tỷ thu gom cổ phiếu
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Gelex đã đăng ký mua thêm 20 triệu cổ phiếu nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp lên gần 7,45%, qua đó trở thành cổ đông lớn.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex) vừa thông báo về việc đăng ký mua thêm 20 triệu cổ phiếu GEX để gia tăng tỷ lệ sở hữu cá nhân tại doanh nghiệp.
Dự kiến, giao dịch mua được thực hiện từ ngày 14/7 đến 12/8 thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận theo quy định.
Nếu mua đủ lượng cổ phiếu đã đăng ký, ông Tuấn sẽ nâng tỷ lệ sở hữu của mình tại doanh nghiệp từ 3,2% hiện nay lên 7,45%. Với tỷ lệ này, ông Tuấn sẽ trở thành cổ đông lớn thứ 2 và là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Gelex, chỉ xếp sau Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX với 15,74% vốn nắm giữ.
Với mức giá 20.050 đồng/cổ phiếu hiện tại (chốt phiên 10/7), ước tính vị chủ tịch sẽ phải chi ra hơn 400 tỷ đồng để mua đủ lượng cổ phiếu đã đăng ký.
Trước đó, cũng chính ông Tuấn là người đã chi ra hàng trăm tỷ để mua vào 15 triệu cổ phiếu GEX vào cuối tháng 5, đầu tháng 6 vừa qua.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Gelex. Ảnh: GEX.
Tại phiên họp cổ đông thường niên giữa tháng 6, ông Tuấn cho biết, giá cổ phiếu GEX đang thấp hơn nhiều so với giá trị nội tại của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do mà không chỉ ông thực hiện mua 15 triệu cổ phiếu GEX, mà chính Gelex cũng đã mua lại 18,2 triệu cổ phiếu quỹ giai đoạn vừa qua.
Hiện tại, ban lãnh đạo Gelex cũng đã có kế hoạch tìm kiếm đối tác để bán lại số cổ phiếu quỹ nói trên với giá thích hợp, bổ sung nguồn tiền cho các hoạt động đầu tư trong tương lai của doanh nghiệp.
Liên quan tới hoạt động của Gelex, HĐQT doanh nghiệp này mới đây đã thông qua quyết định chào mua công khai 95 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera (VGC).
Lượng chào mua nói trên tương đương 21,19% vốn điều lệ của Viglacera, đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu của Gelex tại doanh nghiệp này từ 24,96% lên 46,15%.
Trước đó, HĐQT Gelex cũng đã thông qua chủ trương nâng tỷ lệ sở hữu tại Viglacera đủ để chi phối hoạt động, từ đó lấn sân sang mảng bất động sản khu công nghiệp.
Năm nay, Gelex đưa ra 2 kế hoạch kinh doanh với điều kiện hợp nhất được Viglacera hoặc không.
Nếu hợp nhất Viglacera từ đầu quý IV, dự kiến tổng doanh thu của Gelex là 19.600 tỷ, tăng 27%, nhưng lợi nhuận trước thuế dự kiến giảm 12%, đạt 975 tỷ đồng.
Trường hợp không hợp nhất được Viglacera trong năm nay, doanh thu mục tiêu của Gelex là 17.500 tỷ và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 735 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và giảm 33% so với năm 2019.
Gelex(GEX) thông qua phương án phát hành 400 tỷ đồng trái phiếu Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Mã chứng khoán: GEX - sàn HOSE) thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Cụ thể, doanh nghiệp thông qua phương án phát hành trái phiếu để huy động 400 tỷ đồng, doanh nghiệp ủy quyền cho Tổng giám đốc thực hiện các thủ tục liên quan. Tính tới 31/03/2020, GEX...