PwC: Việt Nam có triển vọng tích cực bất chấp mức độ bi quan kỷ lục về tăng trưởng kinh tế thế giới
“Có thể thấy sự lạc quan chung giữa các CEO Việt Nam và trong khối APEC về triển vọng phát triển trong năm tới, khi khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là điểm đến và là nguồn đầu tư nước ngoài hấp dẫn, thêm vào đó là tăng trưởng vững vàng của thị trường nội địa các quốc gia trong khu vực”, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC Việt Nam cho biết.
Theo Khảo sát Lãnh đạo Doanh nghiệp Toàn cầu do PwC thực hiện với sự tham gia của 1.500 các CEO tại 83 quốc gia trên khắp thế giới, công bố tại Diễn dàn kinh tế thế giới (Davos), 53% CEO thể hiện sự bi quan khi cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ sụt giảm trong năm 2020.
Chi sô này tăng vot từ 29% cua năm 2019 và tư chỉ 5% vào năm 2018 – đanh dâu mức độ bi quan chưa từng có kể từ khi câu hỏi này đươc đưa ra vào năm 2012.
Tương phan vơi đo, con số 42% CEO dư đoan triên vong kinh tế đươc cai thiên vào năm 2019 giam xuống chỉ còn 22% vào năm 2020.
Nôi bât la mưc đô bi quan cua cac CEO khu vưc Bắc Mỹ, Tây Âu và Trung Đông với lân lươt ti lê 63%, 59% và 57% CEO từ các khu vực nay dự đoán tăng trưởng toàn cầu se ơ mưc thấp hơn trong năm tới.
Trong khi đó, các CEO trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có mức độ lạc quan cao nhất về tăng trưởng kinh tế thế giới, với 35% dự đoán tăng trưởng và đặc biệt 15% kỳ vọng mức tăng trưởng cao trong 12 tháng tới.
Video đang HOT
Điều này cũng đồng nhất với kết quả khảo sát lãnh đạo các doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương 2019 của PwC, theo đó 34% các CEO trong khu vực này (cụ thể là 49% các CEO Việt Nam) có quan điểm lạc quan về tăng trưởng doanh thu doanh nghiệp trong năm tiếp theo, bất chấp xu hướng bi quan về doanh thu của các CEO toàn cầu được phân tích trong phần tiếp theo của TCBC.
“Có thể thấy sự lạc quan chung giữa các CEO Việt Nam và trong khối APEC về triển vọng phát triển trong năm tới, khi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là điểm đến và là nguồn đầu tư nước ngoài hấp dẫn, thêm vào đó là tăng trưởng vững vàng của thị trường nội địa các quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, trong bối cảnh những bất ổn của kinh tế toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp cần có sự linh hoạt và thức thời về các nhân tố ảnh hưởng để sẵn sàng đối phó và thích ứng với những thách thức trong tương lai”, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC Việt Nam nói.
Theo ông Bob Moritz, Chu tich toan câu cua PwC nhân đinh: Vê măt tich cưc, trong khi các lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ mưc đô bi quan kỷ lục, thi bên canh đo vẫn con có những cơ hội thưc sư. Với chiến lược nhanh nhay, sư tập trung săc ben trước những kỳ vọng đang thay đôi cua các bên liên quan, cùng với vơi kinh nghiệm mà nhiều lanh đao đã đuc kêt đươc trong bôi canh đây thách thức mười năm vưa qua, lãnh đạo các doanh nghiệp có thể định hướng qua giai đoan suy thoái kinh tế nay và tiếp tục vươn lên đê phát triển.”
Bên cạnh đó, cac CEO cũng không mây tích cực về triển vọng cua công ty minh trong năm tiếp theo, chỉ 27% các CEO cho biết họ đang “Rất tự tin” vê tăng trương 12 tháng tới – mưc thâp nhât ghi nhân kể tư năm 2009 va suy giam so vơi con số 35% của năm ngoái.
Khi được hỏi vê triển vọng tăng trưởng doanh thu của doanh nghiêp, sự thay đổi trong dự đoán của cac CEO đã được chứng minh là một kim chi nam xuât săc cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nhưng dự báo cua cac CEO từ năm 2008 cho thây có mối tương quan mât thiêt giữa niềm tin của cac CEO đối với tăng trưởng doanh thu 12 tháng của doanh nghiêp và tăng trưởng thực tế đạt được của nền kinh tế toàn cầu.
Theo phep phân tich nay, tăng trưởng toàn cầu có thể chậm lại tai mưc 2,4% vào năm 2020, thâp hơn so vơi cac ước tính trong đo co dự đoán cua IMF vê mức tăng trưởng 3,4% toan câu vào thang 10 vừa qua.
An Nhiên
Theo Nhịp sống kinh tế
Ngân hàng Nhà nước sẽ bỏ giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa 49% tại fintech thanh toán
Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ trình Chính phủ không đưa tỷ lệ giới hạn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vượt mức 49% tại các trung gian thanh toán vào Dự thảo Nghị định.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông tin về một số nội dung liên quan đến Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 101 quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo NHNN, trong thời gian qua, Dự thảo Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung) (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định) đã nhận được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài.
Đến nay, NHNN đã nhận được ý kiến của hầu hết các Bộ, ngành có liên quan; các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; tổ chức trung gian thanh toán, các hiệp hội và tổ chức khác (với gần 80 ý kiến).
Tại Dự thảo Nghị định dự kiến đưa ra tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 49% chỉ áp dụng cho các hoạt động trung gian thanh toán (không phải tất cả các công ty Fintech) để đăng tải công khai và xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Sau khi Dự thảo được đưa ra lấy ý kiến, NHNN đã nhận được ý kiến tham gia đối với quy định này. Trong đó, nhiều ý kiến đồng tình với Dự thảo Nghị định cho rằng mục tiêu của NHNN đưa ra là phù hợp và cần thiết.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, NHNN cũng nhận được các ý kiến khác xung quanh việc quy định giới hạn tỷ lệ vốn góp, do dịch vụ trung gian thanh toán là loại hình dịch vụ mới dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu của công nghệ nên đầu tư nước ngoài đóng vai trò khá quan trọng, nếu hạn chế có thể ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung gian thanh toán nói riêng, Fintech nói chung. Ngoài ra, thực tế hiện nay có một số tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán lớn đã được cấp phép và có tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vượt mức 49% nên cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp này.
Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ, toàn diện các vấn đề, các ý kiến góp ý cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam có tham gia; phân tích, đánh giá các tác động của chính sách này mang lại trong bối cảnh hiện nay, NHNN dự kiến sẽ trình Chính phủ không đưa tỷ lệ giới hạn (49%) vào Dự thảo Nghị định.
Ngoài ra, để thực hiện các giải pháp được đề ra tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng như nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính trong nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ), một trong những chính sách mới được đề cập trong Dự thảo Nghị định đó là dự kiến quy định hoạt động đại lý thanh toán.
Theo Dự thảo, với mô hình giao đại lý, ngân hàng được giao cho bên đại lý cung ứng một phần các dịch vụ thanh toán như nộp/rút tiền mặt vào/ra tài khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ,... Chính sách mới này nhằm mục tiêu hỗ trợ phổ cập tài chính sâu rộng hơn tới đông đảo người dân bằng việc tăng cường đưa dịch vụ tài chính tới những người dân vốn trước đây chưa có tài khoản ngân hàng, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa,.. Bên cạnh đó, quy định này cũng giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng mà không phải mở rộng mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngọc Bích
Theo Trí thức trẻ
Đưa con tàu kinh tế vươn ra biển lớn Hơn 30 năm sau đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giải quyết hàng loạt thách thức đặt ra chính là chìa khóa để Việt Nam tạo đà, tiếp tục đưa con tàu kinh tế vươn ra biển lớn....