PwC: Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tăng cường nguồn nhân lực cho xu hướng kinh tế số sắp đến
“Covid-19 đã bộc lộ và thậm chí làm gia tăng thiếu hụt về kỹ năng để đáp ứng chiến lược kinh doanh linh hoạt của doanh nghiệp trong tương lai. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết và phức tạp, đòi hỏi nỗ lực và sự hợp tác của các cấp lãnh đạo từ cả hai phía chính phủ và doanh nghiệp”, đại diện PwC nhấn mạnh.
Phát biểu về tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam Bà Đinh Thị Quỳnh Vân nhấn mạnh triển vọng tăng trưởng tích cực của Việt Nam trên nền bức tranh ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu.
Mặc dù không đứng ngoài những tác động tiêu cực của đại dịch, Việt Nam kỳ vọng đạt được mức tăng trưởng 2,9% năm 2020 theo báo cáo Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng 8 năm 2020 — nền kinh tế duy nhất trong ASEAN duy trì mức tăng trưởng dương trong năm nay. Điều này phần lớn nhờ vào những biện pháp kịp thời của chính phủ nhằm kiểm soát dịch bệnh và các biện pháp cứu trợ kinh tế hiệu quả.
Bà Vân nhận định: “Tác động của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng ngày một trở nên rõ rệt và đang thúc đẩy những thay đổi mang tính chất hệ thống. Triển vọng của kinh tế Việt Nam có thể coi là tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, để bước ra khỏi giai đoạn khủng hoảng này và phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn, Việt Nam cần định hướng rõ ràng và có hành động cụ thể để vượt qua thách thức, nắm bắt các cơ hội trong tương lai”.
Theo Khảo sát mở rộng các CEO toàn cầu của PwC được thực hiện tháng 7 vừa qua, các kết quả cho thấy hai xu hướng chủ đạo được các CEO chú trọng trong thời kỳ Covid-19: ưu tiên số hóa và xây dựng đội ngũ tương lai. Theo đó, 41% các CEO cho biết phát triển doanh nghiệp theo hướng số hóa và nền tảng trực tuyến là ưu tiên hàng đầu, theo sau là 26% các CEO có kế hoạch xây dựng lực lượng lao động linh hoạt hơn với các chính sách lấy con người làm trọng tâm.
“Đây là thời điểm để các doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá lại mô hình kinh doanh và năng lực nội tại, từ đó xây dựng kế hoạch cho các kịch bản khác nhau có thể xảy ra trong tương lai. Để định hướng trước những biến động hiện nay, các doanh nghiệp cần nhanh nhạy áp dụng tư duy mới, đẩy nhanh việc áp dụng số hóa và chủ động mang đến thay đổi trong doanh nghiệp của mình” , vị này nhận xét.
Covid-19 đã và đang đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế số, cho phép các công ty đi đầu trong chuyển đổi số có được những lợi thế nhất định. Cũng trong báo cáo Khảo sát mở rộng các CEO toàn cầu của PwC, 76% lãnh đạo tin rằng tự động hóa sẽ là xu hướng tất yếu, đồng nghĩa với việc sẽ cần nguồn lực đáng kể để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi này, trong đó phải kể đến nâng cao kỹ năng cho người lao động. Trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ cần chú trọng tìm ra phương án thích hợp để nâng cao kỹ năng số của lực lượng lao động.
“Covid-19 đã bộc lộ và thậm chí làm gia tăng thiếu hụt về kỹ năng để đáp ứng chiến lược kinh doanh linh hoạt của doanh nghiệp trong tương lai. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết và phức tạp, đòi hỏi nỗ lực và sự hợp tác của các cấp lãnh đạo từ cả hai phía chính phủ và doanh nghiệp”, đại diện PwC nhấn mạnh.
Quỹ đầu tư tại TP.HCM: Cơ hội gọi vốn cho các lĩnh vực tiềm năng
Nhiều quỹ đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn săn tìm, rót vốn vào các doanh nghiệp tiềm năng, có dự án khả thi, nhất là liên quan đến các ngành có khả năng bùng nổ trong thời gian tới.
Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)
Video đang HOT
Mặc dù dịch COVID-19 khiến hoạt động đầu tư toàn cầu bị gián đoạn, song một số quỹ đầu tư cho biết, điều này không ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của họ tại Việt Nam.
Nhiều quỹ đầu tư vẫn luôn săn tìm, rót vốn vào các doanh nghiệp tiềm năng, có dự án khả thi, nhất là liên quan đến các ngành có khả năng bùng nổ trong thời gian tới.
Tiềm năng hút vốn đầu tư mạo hiểm
Tháng 8/2020, Quỹ đầu tư VinaCapital thông báo rót vốn 26,7 triệu USD vào Công ty cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc (không bao gồm thẩm mỹ), ngay khi Việt Nam đang đối mặt với những diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 2.
Với số vốn góp tương ứng 30% cổ phần, VinaCapital có một ghế trong Hội đồng quản trị của Hệ thống y tế Thu Cúc, nhưng sẽ không tham gia điều hành hoạt động thường trực của công ty.
Đây là không phải lần đầu tiên VinaCapital rót vốn vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế. Trước đó, quỹ đầu tư này đã rót vốn và thoái vốn thành công ở Bệnh viện Hoàn Mỹ, Dược Hậu Giang.
Theo VinaCapital, sự lão hóa dân số, thu nhập cao hơn và xuất hiện tầng lớp trung lưu giàu có ngày càng nhiều, cộng thêm nhu cầu chăm sóc sức khỏe tốt hơn là xu hướng chung tại các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
[WB: Việt Nam có những cơ hội rất lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài]
Dịch COVID-19 được xem là "cú hích" cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực y tế và tiềm năng tăng trưởng của ngành chăm sóc sức khỏe tư nhân.
Bên cạnh lĩnh vực y tế, VinaCapital cũng đang tập trung ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, tăng trưởng xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.
Bà Nguyễn Hoài Thu, đại diện VinaCapital cho biết, trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các đối thủ cạnh tranh của VinaCapital có trụ sở ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam tìm hiểu hay ký kết rót vốn vào doanh nghiệp.
Đây là cơ hội cho các quỹ đầu tư có trụ sở tại Việt Nam như VinaCapital có cơ hội nắm bắt thông tin, thị trường trong nước nhiều hơn. Do vậy, từ đầu năm 2020 đến nay, quỹ này đã ký kết, thỏa thuận được rất nhiều thương vụ quan trọng.
Mới đây, trong tháng 10/2020, Công ty trách nhiệm hữu hạn Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) cùng các đối tác đã thành lập 2 quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam, đó là VGIF và DAIWA-SSIAM III.
Cả 2 quỹ này tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết, hoạt động trong các lĩnh vực thiết yếu; đồng thời có nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng do sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng/tiêu dùng, các chính sách hỗ trợ hấp dẫn và có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao.
Trong đó, Quỹ VGIF tập trung đầu tư từ 10-20 triệu USD, còn Daiwa-SSIAM III sẽ nhắm vào các doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ hơn, mỗi khoản đầu tư dự kiến dưới 10 triệu USD.
Việc thành lập 2 quỹ đầu tư tư nhân (PE) này trong quý IV/2020 cho thấy, tiềm năng đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong tương lai là rất lớn.
Đại diện SSIAM cho biết, sự ra đời của các quỹ PE mới, với các đối tác chiến lược quốc tế hàng đầu trong khu vực châu Á, sẽ tiếp tục giúp thị trường vốn Việt Nam phát triển lành mạnh.
Đồng thời, tạo thêm điều kiện huy động vốn và nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng trưởng cao và thúc đẩy thêm cơ hội IPO và niêm yết cho các doanh nghiệp tư nhân có chất lượng cao.
Đừng quên những vấn đề sau gọi vốn
Trong một báo cáo mới đây về dòng vốn đầu tư toàn cầu của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, mặc dù dịch COVID-19 và các yếu tố bất ổn liên quan đến địa chính trị đã tác động tiêu cực đến dòng vốn đầu tư toàn cầu trong năm 2020.
Tuy nhiên, các thị trường mới nổi châu Á đang là điểm sáng hút vốn đầu tư toàn cầu. Trong số đó, thị trường Việt Nam có tới 6/10 tháng hút ròng.
Thực tế, không chỉ VinaCapital hay các quỹ thuộc SSIAM đang đẩy mạnh đầu tư vào các doanh nghiệp Việt, mà nhiều quỹ đầu tư khác cũng quan tâm đến hoạt động đầu tư tư nhân.
Ông Phan Thanh Lộc, Giám đốc điều hành Quỹ Vietnam Investment Group (VIG) cho biết, dù dịch COVID-19 khiến hoạt động đầu tư bị gián đoạn, song cũng không ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của VIG ở Việt Nam.
Hiện VIG có khoảng 600 triệu USD tập trung đầu tư vào những doanh nghiệp tiềm năng, có khả năng phát triển bùng nổ trong thời gian tới. Ngoài việc mang theo dòng vốn đầu tư, quỹ sẵn sàng hỗ trợ về chiến lược, cử nhân sự đồng hành cùng doanh nghiệp.
Tại một hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau COVID-19 tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh mới đây, đại diện Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) cũng cho biết, quỹ này đang có khoảng 160 triệu Euro hỗ trợ đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu tác động khí hậu tại các nước đang phát triển.
Ở Việt Nam, DFCD sẽ tập trung vào các dự án tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được xem là vùng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Các doanh nghiệp có thể được hỗ trợ, tư vấn giúp tiếp cận vốn hoặc DFCD sẽ phối hợp với các định chế tài chính khác đầu tư tạo ra giá trị lớn hơn cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy vậy, việc gọi vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lâu nay không phải là dễ dàng.
Theo ông Jack Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Đối tác của Mazars tại Việt Nam, một điểm yếu quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn của các quỹ đầu tư này, đó là chất lượng báo cáo tài chính, kế toán chưa đáp ứng theo chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, có tình trạng doanh nghiệp gọi vốn thành công thì không quan tâm đến nhà đầu tư.
"Một số doanh nghiệp Việt có tâm lý gọi vốn xong rồi không tập trung phát triển nữa. Trong khi đó, nhà đầu tư rót vốn cho doanh nghiệp sẽ kèm theo các điều kiện về doanh thu, lợi nhuận... Trong một thời gian nhất định, nếu doanh nghiệp đạt yêu cầu, các quỹ này mới rót thêm tiền. Nếu không, doanh nghiệp có nguy cơ bị đổi giám đốc điều hành hoặc nhà đầu tư ngoại cử người tham gia hội đồng quản trị doanh nghiệp để can thiệp," ông Jack Nguyễn lưu ý.
Cũng liên quan đến điều này, dưới góc độ của nhà đầu tư, ông Phan Thanh Lộc cho biết hiện VIG tập trung vào những doanh nghiệp có khả năng phát triển lâu dài, có chiến lược ổn định, phát triển lâu dài. Tuy vậy, phần lớn doanh nghiệp Việt lại chỉ quan tâm khi được gọi vốn, sau đó tiền rót về thì quên những cam kết trước đây với nhà đầu tư.
"Thông thường khi đầu tư vào doanh nghiệp, các Quỹ đã chấp nhận rủi ro khi bỏ tiền và không cần tài sản bảo đảm . Họ rất mong muốn các đối tác có chiến lược kinh doanh rõ ràng để cùng đồng hành phát triển. Do vậy, ngoài yếu tố tiềm năng, các quỹ đầu tư như VIG cũng rất quan tâm đến yếu tố con người, chất lượng đội ngũ quản trị doanh nghiệp để làm căn cứ trước khi đầu tư," ông Phan Thanh Lộc chia sẻ./.
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua cộng đồng doanh nhân người Việt ở Mỹ Cộng đồng người Việt tại Mỹ sở hữu hơn 300.000 cơ sở kinh doanh, trong đó có nhiều doanh nghiệp chuyên phân phối hàng hóa cho cộng đồng, trở thành cầu nối để đưa hàng hóa Việt Nam sang Mỹ. Thu hoạch thanh long trồng ứng dụng công nghệ cao phục vụ xuất khẩu. (Nguồn: TTXVN) Tận dụng mạng lưới doanh nghiệp người...