PVTrans dự kiến chi hơn 1.660 tỷ đồng đầu tư tàu mới
Các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động đang góp về nguồn thu chính cho PVTrans. Kế hoạch kinh doanh năm 2020 tiếp tục được hãng đặt ra thận trọng so với kết quả đạt được năm trước.
Tổng công ty Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã PVT) vừa gửi tới các cổ đông bản kế hoạch năm 2020. Mục tiêu kinh doanh năm nay của doanh nghiệp này tiếp tục được đưa ra thận trọng với doanh thu kế hoạch hợp nhất là 6.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng, giảm lần lượt 23% và 46% so với thực hiện năm 2019.
Trong năm trước, tổng công ty cũng đề ra mức kế hoạch kinh doanh thậm chí khiêm tốn hơn. Kết quả đạt được vì vậy cao gấp đôi mục tiêu 500 tỷ đồng lợi nhuận đề đề ra. Với hơn 1.016 tỷ đồng lợi nhuận thu được trong năm, PVTrans đã quyết định trình cổ đông phương án chia cổ tức với tỷ lệ 15%. Toàn bộ cổ tức được chia bằng cổ phiếu, giúp vốn điều lệ của công ty dự kiến tăng từ 2.814 tỷ đồng lên 3.236 tỷ đồng.
Trong khi kế hoạch kinh doanh vẫn khá thận trọng, PVTrans quyết định chi đầu tư khá lớn trong năm 2020 này. Công ty cũng dự kiến chi 446 tỷ đồng để góp vốn bổ sung vào ba công ty. Cùng đó, công ty mẹ dự kiến chi 1.668 tỷ đồng để đầu tư 4 tàu, trong khi kế hoạch đầu tư của năm ngoái chỉ bằng một số con số này. Gần 1/3 nguồn vốn đầu tư tàu là từ vốn tự có của công ty, còn lại từ vốn vay.
Theo tổng giám đốc Phạm Việt Anh, thị trường mua bán tàu biển vẫn ở mức hợp lý là cơ hội để doanh nghiệp này đầu tư và trẻ hóa phương tiện vận tải.
Báo cáo về tình hình kinh doanh năm 2019, lãnh đạo công ty cho biết mảng vận chuyển dầu thô của tổng công ty năm trước thuận lợi một phần nhờ hoạt động của các nhà máy lọc dầu trong nước. Riêng Nhà máy Dung Quất với công suất vận hành 107% năm trước đã có nhu cầu vận chuyển 7-8 chuyến dầu thô mỗi tháng, nhà máy Nghi Sơn đã vận hành thương mại dù chưa ổn định nhưng cũng góp nguồn thu cho PVTrans
Ở thời điểm hiện tại, PVTrans vẫn chưa ký kết được hợp đồng thỏa thuận vận chuyển dài hạn với nhà máy Nghi Sơn.
Ở mảng vận tải hàng lỏng, PVTrans đang nắm 100% thị phần vận tải dầu thô và LGP; 30% thị phần vận tải xăng dầu nội địa.Trên thị trường quốc tế, 70% đội tàu của PVTrans cũng đang hoạt động thông qua các hình thức cho thuê đa dạng, bớt phụ thuộc vào thị trường nội địa.
Ở mảng vận tải hàng rời, PVTrans đang sử dụng các tàu hàng rời để vận chuyển than quốc tế từ Indonesia về các nhà máy nhiệt điện trong nước với sản lượng 1 triệu tấn. Việc vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện của PVN nhà máy Thái Bình 2, Long Phú 1, Sông Hậu 1… cũng đang bị chậm tiến độ và cũng chưa được cụ thể bằng các hợp đồng.
Video đang HOT
Tổng doanh thu vận tải năm 2019 đạt 4.752 tỷ đồng. Doanh thu từ dịch vụ FSO, FPSO và từ các dịch vụ kinh doanh thương mại, đại lý hàng hải đạt lần lượt 1.092 tỷ đồng và 1.914 tỷ đồng.
Cổ phiếu PVT của doanh nghiệp hiện đang được giao dịch ở mức giá 11.550 đồng/cổ phiếu. Trước đó, trong năm 2019, giá cổ phiếu này phổ biến trong khoảng 16.000 – 18.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, áp lực bán tháo những tháng đầu năm 2020 đã kéo cổ phiếu có thời điểm xuống 8.000 đồng/cp. Giá cổ phiếu hiện đã tăng hơn 40% từ đáy.
'Quên' 3,5 tỷ trong két, PVTrans nguy cơ mất trắng 15 tỷ tiền cho thuê tàu
Sau vụ việc Bộ Công an vào cuộc tìm chủ nhân số tiền 3,5 tỷ đồng bỏ quên trong két sắt của Tổng công ty CP Vận tải dầu khí (PVTrans), đơn vị này lại đứng trước nguy cơ mất trắng 15 tỷ tiền cho thuê tàu.
Tháng 9/2019, Văn phòng Ban Tài chính kế toán Tổng công ty Vận tải dầu khí (PVTrans) sắp xếp lại chỗ làm việc thì bất ngờ phát hiện có một túi giấy bọc kín bên trong có 3,5 tỷ đồng.
Lãnh đạo PVTrans đã lập biên bản về vụ việc này. Nội dung biên bản thể hiện, việc có thông tin nghi vấn, số tiền 3,5 tỷ có thể là của Oceanbank (ngân hàng trước đây PVTrans có giao dịch) hỗ trợ cán bộ nhân viên PVTrans đi tham quan, nghỉ mát. Do Tổng công ty không có chủ trương nên số tiền này không sử dụng mà vẫn để nguyên.
PVTrans đã lập biên bản về sự việc
Nội dung biên bản còn thể hiện việc PVTrans thống nhất chủ động nộp số tiền 3,5 tỷ đồng về tài khoản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), để PVN tổng hợp, nộp thu hồi về cơ quan chức năng.
Bộ Công an và PVN sau đó đã vào cuộc tìm kiếm chủ nhân số tiền "bỏ quên" hàng tỷ đồng.
Công văn số 5188/C03-P15 ngày 24/10/2019 của cơ quan CSĐT gửi PVN đã xác định, PVTrans là đơn vị được Oceanbank chi tiền chăm sóc khách hàng.
Bộ Công an cho biết, trong giai đoạn 2011 - 2014, rất nhiều đơn vị thành viên trong PVN khi giao dịch gửi tiền tại Oceanbank đều được ngân hàng này có chính sách chi tiền chăm sóc khách hàng. Nhiều đơn vị đã nộp lại vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan cảnh sát điều tra theo quy định của pháp luật.
PVN sau đó có công văn số 443/DKVN-PC&Ktr, yêu cầu PVTrans kiểm tra, làm rõ số tiền 3,5 tỷ đồng trên, đồng thời nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan cảnh sát điều tra, nếu có cơ sở xác định đây là tiền Oceanbank gửi PVTrans.
Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an và PVN đã mời người viết đơn tố cáo đến làm việc, cung cấp thêm chứng cứ để phục vụ cho quá trình điều tra.
Nguy cơ mất trắng 15 tỷ tiền cho thuê tàu
Trong năm 2011 và 2012, PVTrans đã ký hợp đồng cho đối tác nước ngoài là công ty Aavanti Shipping & Chartering Ltd (Aavanti) thuê tàu PVT Eagle và tàu PVT Sea Lion thuộc sở hữu của PVTrans.
Các hợp đồng được ký ngày 20/10/2011, 17/1/2012, 16/03/2012, 7/5/2012 và 26/4/2012.
Tàu AURORA do PVTrans sở hữu. (Ảnh: PVTrans)
Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh số tiền cước lưu tàu, Aavanti phải trả cho PVTrans 420,4 nghìn USD, số tiền lãi phát sinh cho khoản tiền này ước tính khoảng 245,9 nghìn USD (số tiền lãi này tính 6,5%/ năm cho khoảng thời gian từ khi phát sinh nợ cho tới nay).
Tổng số tiền nợ kể cả lãi phát sinh là 666,3 nghìn USD (khoảng 15,6 tỷ đồng).
Sau khi phát sinh số tiền nợ này, PVTrans đã giao cho công ty CP Vận tải xăng dầu Phương Nam (công ty con của PVTrans) thu hồi công nợ của Aavanti.
Tuy nhiên, sau gần 6 năm thu thập thông tin và tìm hiểu đối tác, ngày 12/6/2017, công ty Phương Nam có công văn báo cáo kèm văn bản trả lời của công ty luật Haridass Ho& Partners do công ty này thuê, thông báo kết quả của việc thu hồi số công nợ trên.
Kết quả điều tra tài sản của Aavanti do công ty Luật Haridass Ho& Partners cung cấp ngày 5/6/2017 cho thấy, không có bất kỳ tài sản nào của Aavanti tại Hongkong và Singapore, cũng như không tìm thấy Aavanti có đăng ký là chủ sở hữu bất cứ con tàu nào.
Ngoài ra, theo báo cáo điều tra các giao dịch tài chính, Aavanti là công ty TNHH có vốn chủ sở hữu đăng ký là 1 dollar Hongkong (khoảng 3.000 đồng).
Công văn cũng thể hiện việc tiếp cận với người đại diện của Aavanti là không thể, bởi tất cả mọi liên lạc phải thông qua công ty thư ký. Công ty thư ký từ chối tiết lộ mọi thông tin về Aavanti.
Công ty Phương Nam đưa ra nhận định, muốn đưa vụ việc này ra khởi kiện trọng tài, thì bảng chi tiết pháp lí dự kiến mất khoảng 390 nghìn USD.
Luật sư Phạm Văn Minh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định, PVTrans có nguy cơ mất trắng hơn 15 tỷ đồng. Nguyên nhân do lãnh đạo PVTrans thiếu trách nhiệm khi đàm phán giao dịch với đối tác khách hàng.
"Có thể PVTrans đã không kiểm tra về năng lực tài chính và khả năng thực hiện hợp đồng của đối tác khách hàng, trong khi đây là những việc làm quan trọng trong mọi giao dịch kinh doanh với bất kỳ đối tác khách hàng nào trên thị trường trong nước và quốc tế.
PVTrans cũng thiếu trách nhiệm và không thường xuyên đôn đốc trong việc thu hồi công nợ, để một số tiền lớn công nợ kéo dài tới gần 10 năm dẫn tới mất khả năng thu hồi", luật sư Minh nhận định.
PVTrans (PVT) đặt mục tiêu lợi nhuận ròng 2020 giảm một nửa, muốn bỏ ban kiểm soát Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí - PVTrans (mã chứng khoán: PVT - sàn HOSE), HĐQT dự trình mục tiêu kinh doanh năm 2020 với tổng doanh thu 6.200 tỷ đồng, giảm 23% và lợi nhuận sau thuế là 433 tỷ đồng, giảm gần một nửa so...