PVT công bố kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong năm 2018
Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans, MCK: PVT) đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2018, tăng mạnh mẽ so với năm 2017.
Theo đó, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của PVT năm 2018 sơ bộ ước tăng lần lượt 25,3% và 19,2% so với năm 2017, đạt lần lượt 7,7 nghìn tỷ đồng và 800 tỷ đồng.
Sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận mạnh mẽ của PVT năm 2018 do hiệu suất hoạt động của đội tàu chở dầu thô cao hơn, mảng kho tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu cao hơn của mảng vận tải than và lợi nhuận từ thanh lý tàu chở dầu thô Hercules.
Tàu PVT Sapphire
Video đang HOT
Các chuyên gia nhận định, kết quả kinh doanh sơ bộ của công ty đưa ra thường khá thận trọng, do đó lợi nhuận thực tế cho năm 2018 của PVT có thể cao hơn so với mức trên.
Với kết quả này, Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt có khuyến nghị “Mua” dành cho PVT với giá mục tiêu 22.500 đồng (tổng mức sinh lời 43,3% bao gồm lợi suất cổ tức 6,1%).
Theo giá đóng cửa ngày 14/12 (16.200 đồng/cổ phiếu), PVT hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 4,6 lần, thấp hơn 32,8% so với mức trung bình các công ty cùng ngành trong khu vực là 6,7 lần.
M.P
Theo petrotimes.vn
Nghi Sơn đi vào hoạt động thương mại củng cố triển vọng tích cực của PVT
Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn đi vào vận hành thương mại được xem là động lực tăng trưởng đột biến cho Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, MCK: PVT) trong năm 2019 nhờ vào hợp đồng vận chuyển dầu thô và dầu thành phẩm cho nhà máy lọc dầu này.
Vừa qua, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc dầu thứ 2 của Việt Nam thông tin, đã thành công hoàn tất giai đoạn thử nghiệm và đã bắt đầu hoạt động thương mại từ ngày 14/11/2018. Như vậy, tiến độ của Nghi Sơn nhanh hơn một chút so với dự báo (tháng 12). Điều này củng cố thêm cho triển vọng tích cực trong dài hạn PVT, nhờ gia tăng hiệu suất hoạt động.
Các chuyên gia dự báo, từ năm 2020 trở đi, khi hoạt động hết công suất, hàng năm Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ đóng góp 15-20% lợi nhuận thuần của PVT, qua đó giúp công ty đạt được mục tiêu tăng trưởng kép hàng năm EPS (lợi nhuận tính trên 1 cổ phiếu) là 11,9%.
Với triển vọng tích cực đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) khuyến nghị "Mua" cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 22.500 đồng/cổ phiếu (tổng mức sinh lời 46,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,3%).
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), khuyến nghị "Mua" PVT với mức giá mục tiêu là 21.256 đồng/cổ phiếu. Trong đó nhấn mạnh, việc vận chuyển dầu thô và dầu thành phẩm cho Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ là động lực tăng trưởng đột biến cho năm 2019 của PVT.
Hiện tại PVT giao dịch quanh mức giá hơn 16.000 đồng/cổ phiếu; P/E (Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu) của PVT hiện tại là 8,4 cao nhất ngành do gần như độc quyền vận tải dầu thô và khí LPG. Năm 2019, với hoạt động khả quan ở Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, dự báo sẽ giúp doanh thu của PVT tăng trưởng tốt và P/E mục tiêu cho 2019 dự kiến trên 10x.
Vào quý 3 năm 2018, PVT đã hoàn thành kế hoạch cả năm 2018. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2018 doanh thu hợp nhất của PVT đạt 5.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 540 tỷ đồng, vượt 42% so với cùng kỳ năm 2017 và về đích sớm so với kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 giao.
Mai Phương
Theo petrotimes.vn
Cổ phiếu suy giảm, Bản Việt bị 'thổi bay' hơn 1.300 tỷ đồng Qua 235 ngày giao dịch (từ 2/1 - 11/12), giá cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt bị suy giảm 8.063 đồng (tương ứng 14,1%), khiến vốn hóa thị trường bị "thổi bay" hơn hơn 1.300 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán sáng nay vẫn chưa thể lấy lại sắc xanh do các nhóm cổ phiếu lớn chưa tìm được sự ăn...