PVS chuẩn bị trả cổ tức và thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tổng tỷ lệ 12%
Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC, mã chứng khoán: PVS) đã ban hành Nghị quyết về việc triển khai phương án chi trả cổ tức theo Nghị quyết cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018.
Theo đó, công ty sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền còn lại của năm 2017 cho cổ đông, với tỷ lệ trả cổ tức là 5%/mệnh giá (mỗi cổ phiếu được trả 500 đồng) từ nguồn tiền lợi nhuận sau thuế năm 2017 được phân phối. Với gần 447 triệu cổ phiếu lưu hành, PVS dự kiến chi hơn 223 tỷ đồng cho việc thanh toán cổ tức bằng tiền mặt đợt này.
Triển vọng dài hạn của PVS được đánh giá tích cực
Đồng thời, HĐQT PTSC cũng đã thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận chưa phân phối của năm 2015 (khoảng 312,7 tỷ đồng), tương đương 7% vốn điều lệ.
Số lượng cổ phiếu PVS dự kiến phát hành trả cổ tức là hơn 31,2 triệu cổ phiếu. Cụ thể, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu PVS sẽ được nhận 7 cổ phiếu mới của đợt phát hành này, tương ứng tỷ lệ chia cổ tức là 7%.
Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành trả cổ tức là 31.269.029 cổ phiếu, tổng giá trị tính theo mệnh giá gần 312,7 tỷ đồng.
Như vậy sắp tới PVS sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt và thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tổng tỷ lệ là 12%.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu PVS đã tăng mạnh sau khi chạm đáy 15.200 đồng/cổ phiếu (ngày 5/7). Trong vòng 3 tháng qua, cổ phiếu PVS đã tăng gần 50%, hiện đang giao dịch quanh mức giá trên 20.000 đồng/cổ phiếu.
Mặc dù kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2018 của PVS không nhiều khả quan với doanh thu đạt 7.629 tỷ đồng (giảm 1% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 322 tỷ đồng (giảm 43% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích chứng khoán đánh giá, triển vọng tăng trưởng của PVS trong năm sau là rất lớn. Triển vọng dài hạn của PVS cũng được dự đoán rất tích cực nhờ giá dầu tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu sản phẩm dầu khí nội địa lên cao và hoạt động thăm dò khai thác dầu khí sẽ bắt đầu mở rộng đáng kể. PVS cũng có nhiều dự án đã được lên kế hoạch trong dài hạn.
Mai Phương
Video đang HOT
Theo petrotimes.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/10
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 11/10 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG
CTCK Phú Hưng (PHS)
Kết thúc quý II/2018, CTCP Thế giới di động (mã MWG) ghi nhận 44.570 tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ năm trước) doanh thu và 1.540 tỷ đồng (tăng trưởng 44%) lợi nhuận sau thuế. Biên lợi nhuận gộp của MWG cũng cải thiện ở mức 18%.
Bên cạnh đó, MWG cũng đã công bố kết quả kinh doanh 8 tháng năm 2018 với kết quả khá tích cực, trong đó doanh thu hợp nhất ghi nhận 58.667 tỷ đồng, hoàn thành 68% kế hoạch cả năm và lợi nhuận sau thuế đạt 1.969 tỷ đồng, hoàn thành 76% kế hoạch 2018.
Dự báo 2018 đối với chuỗi Bách Hóa Xanh, mục tiêu mở rộng lên 500 cửa hàng kỳ vọng sẽ là hỗ trợ nhận diện thương hiệu từ đó gia tăng doanh thu từ mảng này. Tuy nhiên, do thị trường bán lẻ thực phẩm còn cạnh tranh khá gay gắt và Bách Hóa Xanh cần thời gian để các cửa hàng mới mở hoạt động ổn định, vì vậy ước tính doanh thu Bách Hóa Xanh trong năm 2018 có thể đạt 4.554 tỷ đồng (đóng góp 5% tổng doanh thu).
Đối với chuỗi Điện Máy Xanh, với việc sát nhập với Trần Anh (TAG) và chuyển đổi một số cửa hàng Thế Giới Di Động sang mô hình Điện Máy Xanh, dự kiến doanh thu từ Điện Máy Xanh cũng sẽ được hỗ trợ tích cực, dự báo trong năm 2018, doanh thu từ mảng Điện Máy Xanh sẽ đạt 53.700 tỷ đồng (đóng góp 60% tổng doanh thu).
Đối với chuỗi thế giới di động, việc chuyển giao một số cửa hàng có thể sẽ khiến doanh thu từ mảng thế giới di động sụt giảm, ước tính đạt 30.822 tỷ đồng (đóng góp 35% tổng doanh thu).
Từ đó, ước tính tổng doanh thu của MWG trong năm 2018 có thể đạt 89.076 tỷ đồng (tăng trưởng 34% so với năm trước). Với giả định biên lợi nhuận gộp duy trì 17% tương đương năm 2017, từ đó lợi nhuận sau thuế ước tính năm 2018 đạt 2.963 tỷ đồng (tăng trưởng 34%).
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu MWG vào khoảng 142,833 đồng/ cổ phiếu (tương đương với P/E forward 16x), tăng 12% so với giá hiện tại. Từ đó đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu này. Nếu tính giá trị sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 3:1, mức giá hợp lý của MWG sẽ khoảng 107.125 đồng/ cổ phiếu.
Khuyến nghị PVS phù hợp thị trường
CTCK Bản Việt (VCSC)
HĐQT của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) đã thông qua phương án trả phần cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2017 là 500 đồng/CP. Đây là đợt chia cổ tức tiền mặt thứ hai cho tổng mức cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 4,3%).
Ngoài ra, HĐQT cũng phê duyệt phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100:7 (100 cổ phiếu sẽ được nhận 7 cổ phiếu mới). Ngày giao dịch không hưởng quyền và thời gian thực hiện chưa được quyết định.
Chúng tôi dự báo cổ tức tiền mặt 700 đồng/CP cho năm 2018, tương ứng lợi suất cổ tức 3,0%.
Chúng tôi hiện đang có giá mục tiêu 21.500 đồng/CP cho PVS, khuyến nghị phù hợp thị trường, tương ứng với tổng mức sinh lời -4,3% (bao gồm lợi suất cổ tức 3,0%). PVS hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2018 15,9 lần theo giá đóng cửa hôm nay.
Khuyến nghị mua cổ phiếu VGC
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VGC của Tổng Công ty Viglacera với giá mục tiêu 29.700 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 16,5 lần (theo EPS 2019 khoảng 1.798 đồng).
Việc đẩy mạnh hoạt động thoái vốn về 0% trong năm 2019 sẽ tạo điều kiện giúp VGC nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả sử dụng vốn.
Bên cạnh đó, triển vọng khả quan từ ngành bất động sản tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng khả quan của Công ty trong tương lai.
Giá mục tiêu của HPG là 53.677 đồng/CP
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Chúng tôi ước tính lợi nhuận quý III/2018 của HPG có thể đạt 2.250 tỷ VNĐ, tăng 5% so với cùng kỳ 2017. Tuy nhiên chúng tôi hạ 4% dự báo lợi nhuận năm 2018 của HPG xuống 9.113 tỷ VNĐ, do tiến độ bán hàng của Mandarin Garden 2 chậm hơn dự kiến và việc lùi hoạt động dây chuyền tôn mạ so với kế hoạch ban đầu.
Điều chúng tôi lo ngại là triển vọng mảng tôn mạ và ống thép hiện tại không khả quan như dự kiến. Giá tôn Trung Quốc bán tại Việt Nam mặc dù đã bị áp thuế nhưng vẫn thấp hơn khoảng 7% so với giá tôn nội địa.
Trong khi nguồn cung đang dư thừa do các doanh nghiệp đầu ngành tăng mạnh công suất giai đoạn 2017-2018, kết hợp cùng việc bị chống bán phá giá ở nhiều nước trên thế giới khiến trển vọng ngành tôn mạ kém khả quan.
Ngoài ra, tăng trưởng ống thép có dấu hiệu chậm lại và có thể đi vào trạng thái ổn định thay vì tăng trưởng nóng như 5 năm về trước.
Trước triển vọng của mảng tôn mạ và ống thép, chúng tôi điều chỉnh giảm 10% dự báo lợi nhuận của HPG xuống 11.701 tỷ VNĐ trong năm 2019.
Tuy nhiên, HPG vẫn có thể đạt mức tăng trưởng 28% về lợi nhuận trong năm 2019. Về dài hạn, chúng tôi tiếp tục duy trì triển vọng lợi nhuận lạc quan của HPG.
Nếu hoạt động hết công suất, Khu liên hợp Dung Quất có thể sẽ hiệu quả hơn cả Khu liên hợp Hải Dương hiện nay. Giá thành sản xuất của HPG đang thấp hơn khoảng 10% so với trung bình của ngành thép Trung Quốc và 17% so với trung bình ngành thép Việt Nam, sẽ giúp HPG đảm bảo được mức biên lợi nhuận gộp tối thiểu ở mức 15%-17%.
Trong kịch bản tiêu cực nhất, HPG vẫn có thể đạt tăng trưởng kép về lợi nhuận 17%/năm trong giai đoạn 2019-2020.
Chúng tôi sử dụng mức P/E và EV/EBITDA bình quân tương ứng 13 lần và 7,4 lần của nhóm các doanh nghiệp thép lớn nhất trên thế giới với quy mô vốn hóa trên 3 tỷ USD để ước tính giá trị hợp lý của HPG. Theo đó, giá mục tiêu của HPG là 53.677 VNĐ/cổ phần, cao hơn khoảng 30% so với giá hiện tại.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
PVS chuẩn bị chi trả cổ tức 5% bằng tiền mặt Bên cạnh đó, PVS cũng thông qua việc triển khai thực hiện phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận phân phối của năm 2015 với tỷ lệ 7%. Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (Mã CK: PVS) vừa công bố nghị quyết về việc triển khai phương án chi trả cổ...