PVN ước doanh thu 9 tháng đạt 423.200 tỷ đồng
PVN ghi nhận tổng doanh thu đạt 423.200 tỷ đồng, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hai đơn vị Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau đã xuất khẩu kỷ lục 320.000 tấn phân bón trong tháng 9.
Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ghi nhận trữ lượng dầu khí đạt 15 triệu tấn quy dầu. Tổng sản lượng khai thác đạt 15,71 triệu tấn quy dầu, vượt 4% kế hoạch 9 tháng. Sản xuất đạm đạt 1,34 triệu tấn, vượt 9% kế hoạch 9 tháng.
Về tài chính, PVN ghi nhận tổng doanh thu đạt 423.200 tỷ đồng, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm trước và nộp ngân sách Nhà nước đạt 50.200 tỷ đồng. Tập đoàn cho biết vẫn cơ bản duy trì tình hình tài chính ở mức độ ổn định, tích cực.
Video đang HOT
Cuộc họp trực tuyến về tình hình sản xuất, kinh doanh tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2020 của PVN.
Tập đoàn đã tiết giảm 636 tỷ đồng trong tháng 9 và lũy kế từ đầu năm thực hiện tiết giảm 7.170 tỷ đồng. Một số đơn vị có thành tích nổi bật trong tháng 9 như Vietsovpetro đã đưa giàn BK 21 vào hoạt động vượt tiến độ 1 tháng, đón dòng dầu đầu tiên ngày 2/10; Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đã hoàn thành đợt bảo dưỡng tổng thể lần 4. Hai đơn vị khác là Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau đã xuất khẩu được 320.000 tấn phân bón, đạt kỷ lục.
Với những kết quả khả quan, PVN vẫn được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm độc lập tích cực ở mức BB . Trong khi đó các ông lớn dầu khí trên thế giới đang lâm cảnh thua lỗ, cắt giảm nhân sự, rao bán tài sản. Exxon Mobil thông báo sẽ cắt giảm 1.600 việc làm ở châu Âu đến cuối năm 2021, Royal Dutch Shell thông báo cắt giảm 7.000 – 9.000 việc làm, Schlumberger có kế hoạch cắt giảm 21.000 việc làm…
Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) dự kiến có lãi sau 2 quý liên tiếp báo lỗ hàng nghìn tỷ đồng
BSR là một trong những doanh nghiệp lỗ nặng nhất trên sàn trong nửa đầu năm 2020 với khoản lỗ ròng lên đến hơn 4.255 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Tại buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ngày 25/9, ông Bùi Minh Tiến, Tổng giám đốc CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) cho biết quý III mặc dù nhà máy Lọc dầu Dung Quất ngừng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 4 gần 2 tháng nhưng đơn vị vẫn có lợi nhuận, chấm dứt giai đoạn lợi nhuận âm của 2 quý đầu năm.
Chịu tác động kép từ dịch bệnh Covid-19 và biến động giá dầu, BSR đã liên tiếp báo lỗ 2 quý đầu năm với con số liên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đơn vị này là một trong những doanh nghiệp lỗ nặng nhất trên sàn trong nửa đầu năm 2020 với khoản lỗ ròng lên đến hơn 4.255 tỷ đồng, trong khi nửa đầu năm 2019 lãi hơn 704 tỷ đồng.
Về kế hoạch cho năm 2020, BSR dự kiến sản lượng đạt 5,56 triệu tấn, tương ứng doanh thu dự kiến 80.685 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.185 tỷ đồng, giảm gần 60% so với thực hiện năm 2019. Ngoài ra, công ty cũng dự kiến niêm yết cổ phiếu trên HNX khi đủ điều kiện đồng thời đặt trọng tâm thực hiện thoái vốn của PVN trong năm nay.
Kịch bản kinh doanh trên được xây dựng trên giả định giá dầu ở mức 60 USD/thùng. HĐQT đã trình và được cổ đông thông qua ủy quyền xem xét điều chỉnh kế hoạch khi có đủ thông tin về ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 và giá dầu giảm.
Tổng giám đốc BSR cho biết khi dịch bệnh diễn ra doanh nghiệp đã triển khai ngay các giải pháp để ứng phó như tối ưu hóa sản xuất, bám sát thị trường để điều chỉnh chế độ vận hành phù hợp; tiết giảm chi phí, đàm phán với các nhà cung cấp dầu thô kế hoạch điều chỉnh lùi/giãn lịch tiếp nhận; mua spot dầu thô trong nước với giá tốt; giãn giao hàng; tăng cường công tác quản trị dòng tiền, triển khai các giải pháp tài chính,... Tổng số tiền tiết giảm và tối ưu hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính đạt khoảng 2.500 tỷ đồng.
Quý IV, lãi đạo BSR cho biết tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định; tập trung vận hành nhà máy ở công suất tối ưu; cập nhật, phân tích và bám sát thị trường để có những giải pháp sản xuất kinh doanh phù hợp, kịp thời; tiếp tục thực hiện công tác tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, bán hàng, đảm bảo dòng tiền; chuẩn bị, đàm phán và tổ chức mua dầu thô, bán sản phẩm cho 6 tháng đầu năm 2021.
Đạm Phú Mỹ chốt ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức 5% Ngày đăng ký cuối cùng là 28/4, tương ứng với ngày giao dịch không hưởng quyền là 27/4. Đạm Phú Mỹ sẽ chi ra 196 tỷ đồng để trả cổ tức. Tổng Công ty Phân bón và Hóa ch-ất Dầu khí (HoSE: DPM) thông báo sẽ chi tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2019 bằng tiền với mức 5% (1 cổ phiếu...