PVN triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó trước đại dịch Covid-19
Chủ động ứng phó tác động kép của dịch Covid-19 và cú sốc giá dầu sụt giảm; Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất tháng 3 và Quý I năm 2020. Tuy nhiên, hệ lụy không tránh khỏi là các chỉ tiêu tài chính không đạt, người lao động dầu khí “đồng cam cộng khổ” đối diện với khó khăn, thách thức, dự báo còn kéo dài…
Đồng bộ các biện pháp ứng phó
3 tháng đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới và trong đó Việt Nam đang phải chịu những hệ lụy trực tiếp ở mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khi các chuỗi giá trị đang bị tác động nghiêm trọng vì sự gián đoạn cung cầu hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu. Trong bối cảnh đó, giá dầu thô trên thị trường thế giới sụt giảm nghiêm trọng tạo khủng hoảng kép cho ngành Dầu khí.
Trước tình hình đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cùng các đơn vị thành viên đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó nhằm mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho người lao động Dầu khí, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, tác động của đại dịch và cú sốc giá dầu.
Gian khoan tại mỏ Bạch Hổ.
Toàn thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) lao động Tập đoàn đã và đang tích cực hưởng ứng, chung tay, góp sức cùng Tập đoàn vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách này. Điều đó được minh chứng bằng kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn trong quý I/2020.
Cụ thể, các biện pháp mà PVN đã và đang tích cực, chủ động ứng phó là Tổ chức Đảng, lãnh đạo doanh nghiệp/đoàn thể các cấp trong toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã thống nhất triển khai, động viên cả hệ thống chính trị thực hiện phòng, chống, khống chế dịch bệnh Covid-19 và thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách ứng phó trong tình hình giá dầu sụt giảm.
Tiếp đến là Tổng giám đốc Tập đoàn đã liên tiếp ban hành và triển khai nhiều chỉ thị, kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ, các giải pháp cấp bách nhằm ứng phó với tác động kép của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu sụt giảm; Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn đã khẩn trương thực hiện phương án để cán bộ làm việc trực tuyến tại nhà và chỉ bố trí một bộ phận “tối giản” làm việc trực tiếp tại trụ sở;
Phát huy tinh thần làm việc nâng cao năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, tránh lãng phí… đối với các CBNV trực tiếp sản xuất, làm việc tại trụ sở cũng như làm việc trực tuyến tại nhà;
Video đang HOT
Tập đoàn và các đơn vị quán triệt tập trung chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tăng cường quản trị chi phí tối ưu, triển khai áp dụng các công cụ, giải pháp nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động (ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sáng kiến, sáng chế, giải pháp cải tiến kỹ thuật …);
Rà soát, cắt giảm chi phí có trong kế hoạch nhưng chưa thực sự cần thiết, không đề xuất các khoản chi phí phát sinh (nếu không bắt buộc phải xử lý) nhằm mục tiêu tiết giảm đồng bộ với giảm doanh thu, kể cả giảm thu nhập cá nhân người lao động;
Tích cực phối hợp với các đơn vị trong Tập đoàn, trong nước để chia sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường… nhằm tối ưu hiệu quả trong cả chuỗi giá trị, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong nước có ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn vị mình cung cấp.
Chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin thị trường về cung cầu, biến động giá của dầu thô, sản phẩm dầu khí, từ đó xây dựng phương án, kịch bản tham mưu với cấp thẩm quyền và điều hành cụ thể tại từng thời điểm để tận dụng cơ hội nâng cao hiệu quả trong hoạt động điều hành, giảm thiệt hại do tác động của thị trường.
Cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu
Nhờ triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó trước đại dịch Coviod-19 như nêu trên nên các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của PVN vẫn đạt được những kết quả rất đánh khích lệ. Tập đoàn đã cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch khai thác và sản xuất đề ra trong tháng 3 và quý I năm 2020.
Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch.
Theo đó, tổng sản lượng khai thác quy dầu tháng 3 vượt 8,1% so với kế hoạch tháng, tính chung quý I vượt 10,1% so với kế hoạch quý I và bằng 26,6% kế hoạch năm. Sản xuất điện tháng 3 đạt 2,097 tỷ kWh, vượt 3,8% kế hoạch tháng 3, tính chung quý I đạt 5,33 tỷ kWh, đạt 100% kế hoạch quý I và bằng 24,7% kế hoạch năm.
Sản xuất đạm tháng 3 đạt 136,9 nghìn tấn, tính chung quý I đạt 441,8 nghìn tấn, vượt 5,5% kế hoạch quý I và bằng 28,3% kế hoạch năm. Sản xuất xăng dầu tháng 3 đạt 1,149 triệu tấn, vượt 1,7% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 3,415 triệu tấn, vượt 2,5% kế hoạch quý I và bằng 28,9% kế hoạch cả năm.
Về tài chính, mặc dù giá dầu thô trung bình tháng 3/2020 giảm 20USD so với tháng 2/2020 ( giảm 33%); Giá dầu trung bình quý I/2020 giảm 3,8USD/thùng ( giảm 6%) so với mức giá kế hoạch năm (60USD/thùng), giảm 9,1USD/thùng ( giảm 14%) so với mức giá trung bình Quý I năm 2019 (65,3USD/thùng) và giá dầu Brent hiện tại đang dao động khoảng 25-27USD/thùng nhưng tổng doanh thu của toàn Tập đoàn tháng 3 vẫn đạt 49 nghìn tỷ đồng, bằng 80,8% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 165 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% kế hoạch quý I và bằng 25,7% kế hoạch năm.
Qua đó, nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn tháng 3 đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, bằng 90,6% kế hoạch tháng, tính chung quý I đạt 20,8 nghìn tỷ đồng, bằng 89,7% so với kế hoạch quý I và bằng 25,3% kế hoạch năm.
Lâm Vinh
Ngành dầu khí chủ động các giải pháp ứng phó trước dịch COVID-19
PVN và các đơn vị thành viên đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, quyết sách với mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho người lao động dầu khí đồng thời duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kỹ sư vận hành tại phòng điều khiển Trung tâm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: PV/Vietnam )
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế trên thế giới, trong đó có dầu khí.
Do vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PV)N) và các đơn vị thành viên đã tích cực, khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ứng phó với dịch bệnh đồng thời duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Tuấn Nghĩa, Giàn phó Giàn khai thác PQP-HT, Công ty điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC), trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát, Ban lãnh đạo công ty đã khẩn trương tiến hành hàng loạt các biện pháp phòng chống, kiểm soát dịch bệnh trên tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh trên bờ và ngoài biển.
Cụ thể, các cán bộ công nhân viên làm việc ngoài giàn, trước khi ra biển đều phải kê khai lịch trình di chuyển, nơi cư trú để kiểm soát dịch bệnh. Tất cả phải đảm bảo được cách ly tại nhà trước khi đi biển 14 ngày.
"Cố định 2 ngày trong tuần, tất cả cán bộ nhân viên đều được kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt, trên giàn đã được thiết kế bổ sung một số phòng cách ly đề phòng có trường hợp nghi nhiễm, hệ thống thông gió của phòng này được tách rời khỏi hệ thống chung của giàn để đảm bảo an toàn tối đa cho khu vực bên ngoài... Trong trường hợp ngoài giàn có dịch phải khử khuẩn, trong ca có người nghi nhiễm có thể bị cách ly cả ca, Ban lãnh đạo cũng đã có phương án chia cán bộ công nhân viên thành 3 ca để duy trì sản xuất," ông Nghĩa nói.
Còn theo ôngTrịnh Thanh Hoàng, Sỹ quan hàng hải, Phòng Hàng hải, Xí nghiệp Vận tải Biển và Công tác lặn (Vietsovpetro), để cùng chung tay đối phó với dịch bệnh COVID-19, cán bộ công nhân viên Xí nghiệp luôn tuân thủ các yêu cầu về đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, thực hiện các khuyến cáo của ngành y tế về phòng dịch và tận dụng mọi trang thiết bị sẵn có của đơn vị, nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí sản xuất.... sát cánh và cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, vượt qua mọi khó khăn.
Đối với Đạm Cà Mau, một trong những đơn vị sản xuất của ngành dầu khí, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp song nhà máy vẫn duy trì hoạt động 24/24.
Ông Nguyễn Anh Trực, Trưởng ca xưởng phụ trợ, Nhà máy Đạm Cà Mau, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, cho biết hàng ngày các nhân viên của Nhà máy vẫn phải làm việc cùng các đối tác nước ngoài, các khách hàng nên rủi ro về dịch bệnh luôn tiềm ẩn, vì vậy nhân viên bắt buộc phải đeo khẩu trang 100% khi làm việc, được đo thân nhiệt thường xuyên. Tùy vị trí công việc mà có thể làm việc online tại nhà, họp online để hạn chế tối đa tiếp xúc...
Chia sẻ trước những khó khăn hiện tại, kỹ sư Đỗ Hồng Quang, Ban Vận hành sản xuất Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, cho rằng dù bị ảnh hưởng nặng nề dưới tác động của dịch COVID-19 và giá dầu giảm sâu nhưng ngành dầu khí nói chung và BSR nói riêng đã và đang thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động.
"Chúng tôi cũng đã đưa ra nhiều giải pháp vận hành nhà máy với công suất khác nhau để duy trì ổn định và hiệu quả khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu giảm do dịch bệnh Covid-19," kỹ sư Đỗ Hồng Quang cho hay.
Nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn, PVN và các đơn vị thành viên đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, quyết sách với mục tiêu bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho người lao động dầu khí, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mới đây, Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TV về thực hiện phòng chống, khống chế dịch bệnh Covid-19 và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách ứng phó trong tình hình giá dầu sụt giảm.
Theo đó, các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội cơ quan Tập đoàn cần tập trung quán triệt, triển khai quyết liệt, chủ động, hiệu quả các giải pháp, phòng chống dịch bệnh theo các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và bộ, ngành đồng thời chủ động các phương án hành động nhằm thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ, trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết để phòng chống dịch và thực hiện các giải pháp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Từ ngày 1/4, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã áp dụng chế độ làm việc đặc biệt nhằm ứng phó với diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19. Theo đó, các cán bộ, nhân viên từ cấp Trưởng phòng trở lên, cán bộ y tế làm việc bình thường tại trụ sở Tổng Công ty. Những người khác triển khai làm việc trực tuyến tại nhà.
Đối với người đại diện của PVEP tại các dự án chủ động triển khai các biện pháp làm việc cho cán bộ nhân viên làm việc tại trụ sở phù hợp với tình hình tại địa phương mà dự án có hoạt động hoặc đặt trụ sở làm việc, trên tinh thần cho phép tối đa người lao động được làm việc trực tuyến tại nhà.
Trong khi đó, từ ngày 30/3 đến 15/4, Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) có chủ trương cho phép tối đa 30% nhân sự thuộc các ban chuyên môn có thể sắp xếp làm việc tại nhà bằng hình thức online./.
PV
Thách thức từ thị trường dầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang chịu tác động kép do dịch Covid-19 lan rộng và giá dầu thế giới giảm sâu, dẫn tới lượng tiêu thụ các sản phẩm lọc hóa dầu, nguồn thu của ngân sách sẽ sụt giảm. Thế nhưng, có thể thực trạng này là dịp để ngành dầu khí thay đổi cách thức hoạt động, ứng...