PVN mất trắng 800 tỷ đồng: Các bị can đã nộp lại bao nhiêu tiền?
Ông Lê Quang Tiến – Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội – cho biết đến thời điểm này chưa có gia đình bị can nào trong vụ PVN mất trắng 800 tỷ đồng góp vốn vào ngân hàng OceanBank chủ động tới cơ quan này nộp tiền khắc phục hậu quả.
Ngày 19/3 tới, TAND TP. Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) mất 800 tỷ đồng góp vốn vào Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Một trong những vấn đề đang được dư luận rất quan tâm là các bị can trong vụ án này đã chủ động nộp lại, khắc phục hậu quả bao nhiêu tiền?
Bị can Đinh La Thăng- cựu Chủ tịch PVN.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, cáo trạng của VKSND Tối cao truy tố bị can Đinh La Thăng – cựu Chủ tịch PVN, Nguyễn Xuân Sơn – cựu Phó Tổng giám đốc PVN và 4 cựu thành viên HĐQT PVN (Vũ Khánh Trường, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Đức) về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh, cựu Kế toán trưởng, kiêm Trưởng Ban Tài chính – Kế toán và Kiểm toán PVN bị truy tố về hai tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Cáo trạng cho rằng, bị can Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm chính về số tiền thiệt hại 800 tỷ đồng PVN góp vốn vào Oceanbank (OceanBank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại với giá 0 đồng).
Bị can Ninh Văn Quỳnh là đồng phạm, giúp sức với vai trò là người thực hành tích cực cho các hành vi sai phạm của bị can Đinh La Thăng. Vì vậy Ninh Văn Quỳnh phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hậu quả, gây thiệt hại cho PVN 800 tỷ đồng.
Trong thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2013, Quỳnh với vai trò Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính- Kế toán và Kiểm toán PVN đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận và chiếm đoạt 20 tỷ đồng là tiền chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của PVN tại Oceanbank từ Nguyễn Xuân Sơn.
Video đang HOT
Cáo trạng nhận định, bị can Vũ Khánh Trường đã giúp sức cho các bị can khác trong vụ án gây thiệt hại cho PVN 100 tỷ đồng. Bị can Nguyễn Xuân Sơn đã đồng phạm, giúp sức cùng các bị can khác trong vụ án gây thiệt hại cho PVN 100 tỷ đồng.
Bị can Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Đức đồng phạm, giúp sức cho các bị can khác trong vụ án, gây thiệt hại cho PVN 100 tỷ đồng.
Bị can Ninh Văn Quỳnh và gia đình đã khắc phục 20 tỷ đồng- tiền chiếm đoạt do hành vi phạm tội mà có (Ảnh: TTXVN).
Trong quá trình điều tra, Ninh Văn Quỳnh xin được cùng gia đình khắc phục số tiền chiếm đoạt 20 tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã thu hồi toàn bộ các khoản tiết kiệm (cả gốc và lãi) của Ninh Văn Quỳnh tại các ngân hàng Vietcombank, SHB, Pvcombank, Oceanbank với tổng số tiền trên 10,6 tỷ đồng; thu hồi trên 3,5 tỷ đồng từ việc bán 40.000 chứng khoán mã GAS của Tổng công ty cổ phần Khí Việt Nam, lưu ký tại Công ty Chứng khoán Dầu khí đứng tên Ninh Văn Quỳnh; thu giữ 320 triệu đồng và 11.700 USD (tương đương 262,6 triệu đồng) khi khám xét nơi làm việc của Quỳnh.
Qua làm việc, Ninh Văn Quỳnh khai đây là số tiền mặt mà Quỳnh tiết kiệm từ các nguồn tiền lương, thưởng lễ, tết,… không liên quan đến 20 tỷ đồng nhận của Nguyễn Xuân Sơn. Tuy vậy, Quỳnh đề nghị Cơ quan điều tra thu hồi, nộp vào tài khoản tạm giữ để được xem xét khắc phục hậu quả.
Đến giữa tháng 12/2017, vợ của bị can Ninh Văn Quỳnh tự nguyện nộp khắc phục số tiền gần 5,2 tỷ đồng. Như vậy bị can Ninh Văn Quỳnh và gia đình đã khắc phục 20 tỷ đồng – số tiền chiếm đoạt do hành vi phạm tội mà có.
Về trách nhiệm dân sự và xử lý vật chứng của vụ án, cáo trạng của VKSND Tối cao đề nghị tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Quang Tiến – Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội khẳng định, đến thời điểm này chưa có gia đình bị can nào tới cơ quan này chủ động nộp tiền để khắc phục hậu quả.
Thế Kha
Theo Dantri
Đánh giá việc tổ chức thi hành án một số vụ án kinh tế, tham nhũng trọng điểm
Bộ Tư pháp cho biết trong thời gian tới sẽ tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức thi hành án một số vụ án kinh tế - tham nhũng trọng điểm được Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội quan tâm, kịp thời có phương hướng, giải pháp thi hành án hiệu quả.
Cục Thi hành án dân sự Hà Nội mới đây thông tin, trên 88,5 tỷ đồng của Dương Chí Dũng -cựu Chủ tịch Vinalines có nguy cơ không thu hồi được.
Bộ Tư pháp vừa có văn bản trả lời các bộ ngành, địa phương đã có ý kiến nêu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2018. Trong đó đáng chú ý nhất là các ý kiến trả lời kiến nghị của ông Vũ Quốc Doanh- Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM.
Trả lời đề xuất tổ chức họp liên ngành Trung ương để thống nhất cơ chế xử lý đối với các vụ việc có tài sản thi hành án nằm ở nhiều địa phương khác nhau của ông Doanh, Bộ Tư pháp thừa nhận đây là một trong những khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan thi hành án dân sự địa phương đang gặp phải.
"Ví dụ như một số vụ việc có tài sản phải xử lý ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau trong vụ Phạm Công Danh, vụ Công ty cho thuê tài chính II, vụ Vinashin và vụ việc liên quan đến Cao Bạch Mai tại Đắk Nông, Tổng cục Thi hành án dân sự đã báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp chủ trì họp liên ngành tại Trung ương thống nhất quan điểm chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác thi hành án đối với các vụ án lớn, vụ án kinh tế, tham nhũng, vụ án trọng điểm"- Bộ này cho hay.
Để có cơ chế chung xử lý, Bộ Tư pháp cho rằng cần có sự thống nhất liên ngành từ Trung ương và đã đề xuất theo hướng sửa Luật Thi hành án dân sự.
Trước đề nghị tổ chức sơ kết, đánh giá các vụ án tham nhũng để chỉ đạo, tháo gỡ cũng như rút kinh nghiệm, Bộ Tư pháp khẳng định cơ quan này cùng với Tổng cục Thi hành án dân sự đã có nhiều buổi làm việc với các cơ quan thi hành án dân sự địa phương để đánh giá kết quả thi hành án các vụ án kinh tế - tham nhũng lớn; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chuyên môn nghiệp.
Trong thời gian tới, Tổng cục Thi hành án dân sự sẽ tiếp tục tham mưu lãnh đạo Bộ Tư pháp tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức thi hành án một số vụ án kinh tế - tham nhũng trọng điểm được Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội quan tâm, kịp thời có phương hướng, giải pháp thi hành hiệu quả hơn.
Tổng kết 5 năm thi hành Luật Thủ đô
Trả lời Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn về đánh giá 5 năm thi hành Luật Thủ đô, Bộ Tư pháp thừa nhận việc này hết sức cần thiết để đánh giá, nhìn nhận tổng thể kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, làm cơ sở cho việc đề xuất hoàn thiện pháp luật về Thủ đô phù hợp với tình hình mới.
Hiện tại, Bộ Tư pháp đã có chủ trương tổng kết 5 năm thi hành Luật Thủ đô. Trong thời gian tới, cơ quan này sẽ chủ động phối hợp với UBND TP Hà Nội xây dựng và thực hiện kế hoạch liên tịch giữa hai cơ quan để triển khai việc tổng kết. Kế hoạch sẽ phân công cụ thể trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan và dự kiến ban hành sớm trong quý I/2018.
Trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật Thủ đô, kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách có liên quan, Bộ Tư pháp sẽ thống nhất với UBND TP Hà Nội và các cơ quan có liên quan, báo cáo xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung luật.
Thế Kha
Theo Dantri
"Kỳ án" Agribank Trà Vinh: Các bị cáo đồng loạt kêu oan Các bị cáo đồng loạt kêu oan và khẳng định không ai chiếm đoạt bất cứ đồng nào... Các bị cáo tại phiên tòa (ảnh: P.V) Ngày 29.1, phiên tòa sơ thẩm xét xử "kỳ án" Agribank Trà Vinh tiếp tục diễn ra với phần thẩm vấn. Trước đó, Viện KSND tỉnh Trà Vinh đã công bố cáo trạng, truy tố các bị...