PVN lãi 5 tháng đạt 7.100 tỷ đồng, tồn kho tại BSR và DCM giảm đáng kể
Mức tồn kho sản phẩm dầu khí cuối tháng 5 có xu hướng cải thiện so với tháng trước.
Sản phẩm đạm tồn kho của Nhà máy Đạm Cà Mau giảm hơn 48%.
Toàn tập đoàn đã giảm chi phí trên 8.700 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm.
Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan 5 tháng đầu năm dù chịu tác động của cuộc “khủng hoảng kép” từ giá dầu suy giảm và dịch bệnh Covid-19.
Nguồn: PVN
Video đang HOT
Tháng 5, hoạt động sản xuất kinh doanh của PVN hầu hết đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tổng sản lượng khai thác quy dầu tháng 5 đạt 1,8 triệu tấn, vượt 1,1% kế hoạch tháng; lũy kế 5 tháng đạt 8,99 triệu tấn, vượt 4,4% kế hoạch 5 tháng. Sản lượng khai thác dầu thô đạt 0,96 triệu tấn, vượt 2,1% kế hoạch tháng; lũy kế đạt 5,01 triệu tấn, vượt 8,6% kế hoạch 5 tháng. Sản lượng khai thác khí đạt 0,84 tỷ m3, đạt 100% kế hoạch tháng.
Sản xuất điện tháng 5 đạt 2,04 tỷ kWh, vượt 4,2% kế hoạch tháng; lũy kế 5 tháng đạt 9,05 tỷ kWh.
Bên cạnh đó, sản xuất đạm tháng 5 đạt 155.600 tấn, vượt 8,3% kế hoạch tháng; lũy kế 5 tháng đạt 757.200 tấn, vượt 8% kế hoạch 5 tháng. Sản xuất xăng dầu tháng 5 đạt 976.000 nghìn tấn.
Mức tồn kho sản phẩm dầu khí cuối tháng 5 có xu hướng cải thiện so với tháng trước. Trong đó, sản phẩm xăng dầu tồn kho tại Bình Sơn (UPCoM:BSR) và Chi nhánh phân phối lọc hóa dầu Nghi Sơn (PVNDB) giảm khoảng từ 23% – 65%. Sản phẩm đạm tồn kho của Nhà máy Đạm Cà Mau (HoSE:DCM) giảm hơn 48%.
Nhờ vậy, tổng doanh thu toàn tập đoàn tháng 5 đạt 38.300 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng 4; lũy kế 5 tháng đạt 237.800 tỷ đồng.
Đồng thời, PVN cùng các đơn vị thành viên đã triển khai một loạt các giải pháp “ thắt lưng buộc bụng” để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động; rà soát, cắt giảm chi phí nhằm tiết giảm đồng bộ với giảm doanh thu, kể cả giảm thu nhập cá nhân từ lãnh đạo đến người lao động… Nhờ vậy, hết tháng 5, toàn tập đoàn đã giảm chi phí trên 8.700 tỷ đồng, đem về lợi nhuận sau thuế hợp nhất 7.100 tỷ đồng.
Trong 5 tháng đầu năm, nhiều công ty, tập đoàn dầu khí khó khăn do giá dầu sụt giảm nghiêm trọng và dịch bệnh Covid-19. Báo cáo kết quả kinh doanh quý I, nhiều “ông lớn” dầu khí đều lỗ như Eni lỗ 3,22 tỷ USD; Rosneft lỗ 1,1 tỷ USD; ExxoMobil lỗ 610 triệu USD); BP lỗ 4,36 tỷ USD.
Để đạt được kết quả như trên, trong công tác quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, PVN đã có chỉ thị yêu cầu toàn bộ tập đoàn và các đơn vị thành viên cập nhật thông tin thị trường về cung cầu, biến động giá dầu thô, sản phẩm dầu khí, từ đó xây dựng phương án, kịch bản điều hành cụ thể để ứng phó, kể cả những kịch bản cho phương án xấu nhất.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Tập đoàn thường xuyên có các buổi giao ban với đơn vị, từng khối lĩnh vực nhằm nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng đơn vị, từng khối lĩnh vực.
Trong thời gian tới, PVN nhận định, mặc dù nhu cầu dầu thô và các mặt hàng xăng dầu tiếp tục tăng, tỷ lệ thuận cùng với mức phục hồi kinh tế thế giới và trong nước nhưng đồng thời cũng có khó khăn đang tiềm ẩn phía trước.
Đẩy mạnh tiêu thụ nguồn cung xăng dầu trong nước
Các doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường cũng như nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước.
Để đối phó với giá dầu giảm sâu trong bối cảnh dịch Covid-19, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có các văn bản chỉ đạo ngành dầu khí rà soát tổng thể kế hoạch các lô dầu khí, các giếng khoan khai thác, xác định mức giá dầu khả thi để có các quyết sách tiếp tục thực hiện hay ngừng các giếng có sản lượng khai thác thấp trên cơ sở hiệu quả, bảo vệ tài nguyên, đảm bảo lợi ích nhà nước, lợi ích nhà đầu tư.
Hiện tại, Việt Nam có hai Nhà máy lọc dầu (NMLD) là NMLD Dung Quất và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đáp ứng trên 80% nhu cầu xăng dầu trong nước. Thời gian vừa qua, do tác động kép của dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu, các NMLD trong nước gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Việt Sơn, Vụ trưởng Vụ Dầu khí than cho biết, để tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của các NMLD trong nước cũng như khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, cần thiết phải có giải pháp tổng thể trên nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và của người dân, đồng thời các giải pháp phải phù hợp với quy định hiện hành và các Thỏa thuận, Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Hiện tại, NMLD Dung Quất và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đáp ứng trên 80% nhu cầu xăng dầu trong nước.
Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, phù hợp với tình hình diễn biến thị trường và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất trong nước bằng cách tiêu thụ tối đa lượng xăng, dầu sản xuất trong nước.Do đó, các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu cần nghiên cứu, thực hiện các giải pháp như: tối ưu hóa, tiết giảm chi phí vận hành; giảm giá thành sản phẩm; có cơ chế thanh toán linh hoạt; điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường (giảm công suất, điều chỉnh cơ cấu chủng loại sản phẩm Nhà máy lọc dầu); xuất khẩu sản phẩm trong nước không tiêu thụ hết,...
"Các cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu bằng việc ban hành các chính sách hỗ trợ về thuế, tiền tệ,... Đồng thời khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, thay vì nhập khẩu và có chính sách bán hàng linh hoạt, giảm giá thành...", ông Sơn chỉ rõ./.
Kinh tế toàn cầu suy thoái vì Covid-19 Việc thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt như phong tỏa, giãn cách xã hội, tạm đóng cửa các DN nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 đã và đang khiến hàng chục triệu người lao động trên thế giới bị mất việc, kinh tế đình trệ. Hậu quả đối với nền kinh tế thế giới do đại dịch Covid-19...