PVN chủ động bảo vệ công trình dầu khí trước bão số 14
PVN và các đơn vị quản lý dự án đang khai thác dầu khí trên biển Đông đã chủ động phối hợp với các nhà thầu triển khai kế hoạch ứng phó với bão số 14.
Giàn công nghệ Trung tâm số 2 mỏ Bạch Hổ. Ảnh: Vietsovpetro
Ngày 21/12, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị thành viên đã triển khai các biện pháp ứng phó, nhằm bảo vệ an toàn các công trình dầu khí trên bờ và ngoài biển nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của cơn bão số 14.
Theo Phó trưởng Ban khai thác Dầu khí PVN Vũ Đào Minh, PVN và các đơn vị quản lý dự án đang khai thác dầu khí trên biển Đông đã chủ động phối hợp với các nhà thầu triển khai kế hoạch ứng phó với bão số 14.
Trên các giàn khai thác, các đơn vị đã thực hiện gia cố thiết bị, chằng buộc vật tư, thực hiện kế hoạch di chuyển cán bộ công nhân viên trong trường hợp khẩn cấp theo đúng quy trình vận hành, an toàn tại từng lô thăm dò khai thác dầu khí và các khu vực mỏ mà dự kiến bão số 14 sẽ đi qua.
Hiện nay, do sóng to và gió rất lớn nên một số cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực lô 05.1A đã được đưa vào bờ. Theo tính toán của các chuyên gia, tình hình sóng gió trong khu vực ảnh hưởng của bão số 14 và áp thấp nhiệt đới nằm vẫn trong tầm kiểm soát nên các nhà thầu và đơn vị trực thuộc PVN tiếp tục theo dõi sát sao thông tin, tùy diễn biến sẽ có quyết định dừng hoặc tiếp tục vận hành. Đến cuối giờ chiều 21/12, toàn bộ các công trình biển của PVN vẫn đảm bảo an toàn, sản xuất bình thường.
Đại diện Liên doanh Dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro, đơn vị có các khu vực mỏ Bạch Hổ, Thiên Ưng, Rồng nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 14 cho biết, Vietsovpetro chỉ đạo các đơn vị cơ sở, thực hiện đầy đủ các biện pháp tổ chức và kỹ thuật ứng phó với cơn bão số 14 theo “kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Vietsovpetro”.
Trước đó, Vietsovpetro đã hoàn thành hướng dẫn cho các cán bộ công nhân viên về đảm bảo các yêu cầu an toàn khi sản xuất trong mùa mưa bão; tuân thủ các quy phạm, quy trình an toàn, quy trình của nhà chế tạo và các tài liệu tiêu chuẩn khác của Việt Nam và Vietsovpetro khi thực hiện các công việc trên cao, các công việc nâng-hạ, làm việc với thiết bị nâng, neo đậu, giao hàng và các công việc khác liên quan tới tàu thuyền.
Video đang HOT
Cùng đó, tiến hành kiểm tra và đảm bảo tính năng hoạt động của các hệ thống sự cố, hệ thống đảm bảo an toàn công nghệ, các phương tiện và hệ thống chữa cháy, phương tiện cứu sinh, phương tiện và hệ thống liên lạc cũng như các phương tiện ứng cứu sự cố; kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các máy móc và cơ cấu, trang thiết bị, tình trạng chằng buộc tháp khoan, ống xả, phương tiện hàng hải và vật tư bảo quản trên các mặt sàn và mặt boong…
Theo dự báo cơn bão số 14 sẽ gây ảnh hưởng đến vùng biển khu vực mỏ Bạch Hổ, Thiên Ưng, Rồng. Ảnh: https://www.nchmf.gov.vn
Tại các công trình biển, các đơn vị đã dự phòng đủ nước, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, nguyên liệu, hóa phẩm, trang thiết bị… cho sinh hoạt. Khi áp thấp nhiệt đới và bão đổ bộ, tất cả cán bộ công nhân viên sẽ ở bên trong các khối nhà ở và phòng điều khiển để đảm bảo an toàn.
Theo dự kiến, áp thấp nhiệt đới và bão số 14 sẽ không ảnh hưởng tới các lô dầu khí đang hoạt động trên biển Đông của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP). Tuy nhiên, PVEP đã chủ động triển khai các công tác phòng, chống bão, sẵn sàng cho tình huống diễn biến đường đi của áp thấp nhiệt đới và bão số 14 ảnh hưởng tới các lô dầu khí đang hoạt động.
Tại Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), đơn vị đã triển khai các giải pháp ứng phó với cơn bão số 14. Tính đến thời điểm hiện tại chưa có cơ sở, đơn vị nào của PV GAS bị thiệt hại.
Bên cạnh việc ứng phó phòng, chống áp thấp nhiệt đới và bão số 14, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các dự án, công trình dầu khí, các đơn vị dầu khí trên biển, trên bờ từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Cà Mau đều có phương án sẵn sàng hỗ trợ người dân khi cần thiết./.
Các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chủ động ứng phó bão số 9 ở cấp độ cao nhất
Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của bão số 9, cơn bão được dự báo là mạnh nhất từ đầu mùa đến nay, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), các đơn vị thuộc tập đoàn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của cơn bão đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão, bảo vệ an toàn các dự án, công trình dầu khí, đồng thời sẵn sàng các phương án tham gia hỗ trợ người dân khi cần thiết.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều tối 27-10 đến đêm 28-10, do ảnh hưởng của bão số 9 kết hợp không khí lạnh, khu vực Quảng Ngãi khả năng có mưa rất to và rải rác có dông, trong cơn dông đề phòng sét và tố lốc; tổng lượng mưa dự báo trong khoảng 250-450mm, có nơi trên 500mm.
Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của cơn bão, công tác phòng, chống bão số 9 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (nhà máy) đang thu hút được sự quan tâm lớn của các cấp lãnh đạo cũng như người dân, đặc biệt khi sức mạnh của cơn bão đã chạm tới "sức chịu đựng" của nhà máy (nhà máy được thiết kế chịu được gió giật cấp 17-18).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn, Công ty cổ phần Lọc dầu Bình Sơn (BSR) đã và đang khẩn trương triển khai các giải pháp chủ động phòng, chống bão, bảo đảm cho nhà máy vận hành an toàn, ổn định.
Cụ thể, ngày 26-10, BSR đã ban hành Chỉ thị 4320/CT-BSR về việc chủ động triển khai phương án ứng phó với bão số 9. Chỉ thị nêu rõ, thực hiện phương châm "4 tại chỗ": Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ để phòng, chống bão số 9.
Tổng Giám đốc BSR Bùi Minh Tiến (thứ hai bên trái sang) trao đổi với các chuyên gia O&M về công tác phòng, chống bão.
Ban An toàn môi trường tổ chức trực bão 24/24 giờ tại trạm cứu hỏa, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng tham gia ứng cứu khi có yêu cầu; phối hợp với bộ đội biên phòng, các lực lượng công an địa phương duy trì, bảo đảm công tác kiểm soát an ninh, trật tự tại các công trình của nhà máy trong điều kiện thời tiết xấu.
Ban Vận hành sản xuất và Bảo dưỡng sửa chữa... chủ động và thường xuyên kiểm tra các thiết bị, máy móc, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cống thoát nước, các hạng mục công trình tại các khu vực nhà máy để có biện pháp ứng phó, khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra. Đối với công trình cảng xuất sản phẩm của nhà máy, Ban Vận hành sản xuất và Bảo dưỡng sửa chữa căn cứ vào tình hình diễn biến thời tiết phối hợp với Ban Quản lý cảng biển và Ban An toàn môi trường chủ động chằng buộc cố định các cần xuất sản phẩm để hạn chế ảnh hưởng do mưa to, gió lớn.
Lãnh đạo Công ty BSR kiểm tra công tác phòng, chống bão tại kho hóa phẩm xúc tác.
Ngay tại cuộc họp khẩn phòng, chống bão số 9, lãnh đạo BSR một lần nữa yêu cầu các ban chức năng chủ động rà soát, đánh giá mức độ an toàn vận hành các phân xưởng công nghệ; bố trí thêm nhân sự trực nóng của Ban Vận hành sản xuất và Bảo dưỡng sửa chữa; Trưởng ca nhà máy cần theo dõi chặt điều kiện vận hành, các vấn đề phát sinh cần chủ động xử lý theo quy trình.
Ban Quản lý cảng biển lên các phương án giám sát, đề phòng các tình huống tại phao SPM. Khu vực bể chứa tiếp tục kiểm tra và bảo đảm điều kiện an toàn theo quy trình hiện hành. Khu vực xử lý nước thải tiếp tục kiểm tra và sẵn sàng vận hành theo thiết kế.
Văn phòng BSR đã chủ động kiểm tra các phòng làm việc, nhà ăn, phòng thay đồ bảo hộ; cắt, gia cố các cây có nguy cơ đổ hoặc gãy. Văn phòng đã khai thông rãnh thoát nước, giằng chống cây xanh, kiểm tra các máy phát điện dự phòng. Đội xe BSR sẵn sàng cử người, phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh và trực dự phòng bão.
Trong sáng 27-10, lãnh đạo công ty đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão tại các vị trí ở nhà máy như: Kho hóa phẩm xúc tác, kho vật tư thiết bị, các phân xưởng công nghệ của nhà máy, khu tuyến ống dẫn sản phẩm...; đồng thời, chỉ đạo trưởng các ban chức năng có kế hoạch sắp xếp, bố trí lãnh đạo ban và cán bộ, công nhân viên chủ động thực hiện các công việc liên quan đến phòng, chống bão tại đơn vị do mình phụ trách; sẵn sàng tham gia ứng phó khi bão đến.
Các hóa phẩm xúc tác đã được che chắn cẩn thận.
Còn tại Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), tính đến 15h ngày 27-10, với phương châm "4 tại chỗ", công tác phòng, chống bão số 9 cũng nhanh chóng được triển khai, sẵn sàng ứng phó với những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão, thiên tai DQS đã tổ chức kiểm tra, rà soát tình trạng của các nhà xưởng, kho vật tư, kho xăng dầu, văn phòng làm việc, trang thiết bị máy móc... Văn phòng công ty thực hiện khảo sát, thực hiện việc cắt tỉa cây xanh có khả năng đổ ngã.
Tại các đơn vị khác nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão số 9, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo PVN, các đơn vị cũng đã nhanh chóng, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão với mục tiêu bảo đảm an toàn tuyệt đối các dự án, công trình dầu khí trong vùng chịu ảnh hưởng của cơn bão.
Bên cạnh việc chủ động các biện pháp phòng, chống bão số 9, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các dự án, công trình dầu khí, thực hiện ý kiến chỉ đạo của PVN, các đơn vị cũng đã lên các phương án sẵn sàng tham gia hỗ trợ người dân khi cần thiết.
Truyền thông bảo đảm an ninh, an toàn dầu khí và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Ngày 26-11, tại Đồn Biên phòng Tam Quan Nam, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức tuyên truyền cho gần 200 ngư dân trên địa bàn về công tác bảo vệ an ninh, an toàn đường ống dẫn khí...