PVFCCo tăng trưởng mạnh 6 tháng đầu năm 2021
Dù dịch bệnh, PVFCCo vẫn công bố kết quả tích cực về hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt có sự tăng trưởng mạnh về sản phẩm hóa chất và NPK Phú Mỹ.
Về sản xuất, ngoài thời gian dừng máy 1 tháng để thực hiện bảo dưỡng tổng thể định kỳ, nhờ áp dụng tốt các biện pháp nghiêm ngặt trong phòng chống dịch COVID-19 cùng tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ vận hành nên Nhà máy Đạm Phú Mỹ đảm bảo tuyệt đối an toàn, hoạt động tối đa công suất, sản lượng Đạm Phú Mỹ đạt gần 340 ngàn tấn. Bên cạnh đó, nhờ tính toán khoa học, bố trí khéo léo và kết hợp nhịp nhàng giữa các công đoạn, nên dù trong thời gian bảo dưỡng chung của tổ hợp Nhà máy, Nhà máy NPK vẫn vận hành ổn định, sản lượng NPK Phú Mỹ đạt hơn 74 ngàn tấn, có mức tăng trưởng ấn tượng, vượt hơn 32% so với cùng kỳ năm 2020.
Về kinh doanh, mọi khâu phân tích, dự báo thị trường, công tác vận chuyển, điều độ sản phẩm tới từng khu vực tiêu thụ, linh hoạt triển khai các hoạt động marketing phù hợp… được PVFCCo tập trung thực hiện từ sớm nên đã đảm bảo cung ứng hàng liên tục, tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh. Nhờ vậy tổng sản lượng kinh doanh phân bón đạt hơn 560.000 tấn, hóa chất đạt gần 62.000 tấn, vượt kế hoạch đề ra.
6 tháng đầu năm 2021, PVFCCo tăng trưởng mạnh về hóa chất và NPK Phú Mỹ.
Tương đồng với sản xuất, sản lượng kinh doanh NPK Phú Mỹ cũng có sự tăng trưởng ngoạn mục, đạt hơn 75.800 tấn, vượt 12% kế hoạch 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 54% so với cùng kỳ 2020.
Một điểm sáng nữa trong 6 tháng đầu năm 2021 là sự tăng trưởng vượt bậc của mảng hóa chất cả về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Với năng lực lập kế hoạch, điều độ và tồn trữ tốt nên ngay cả trong thời điểm tổ hợp Nhà máy dừng máy bảo dưỡng, PVFCCo vẫn liên tục cung ứng cho khách hàng sản phẩm amoniac (NH3) – sản phẩm hóa chất chính. Do vậy, lượng NH3 xuất bán đạt gần 36.200 tấn, đạt 130% kế hoạch 6 tháng đầu năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, mang lại hiệu quả kinh doanh lớn, được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định vị trí nhà cung cấp NH3 lớn nhất Việt Nam. Các sản phẩm hóa chất khác như UFC85, hóa chất chuyên dụng dầu khí… đều có kết quả tích cực, đóng góp vào mức vượt 114% sản lượng kinh doanh hóa chất so với kế hoạch 6 tháng đầu năm.
Video đang HOT
PVFCCo nhập nguyên liệu acid để sản xuất NPK Phú Mỹ.
Bên cạnh các nỗ lực trong sản xuất kinh doanh, PVFCCo còn tăng cường tiết giảm các chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, quản lý/bán hàng… để bù đắp cho phần giá khí đầu vào tăng cao và các chi phí phát sinh trong phòng chống dịch, nhờ vậy lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 6 tháng đầu năm đạt gần 802 tỷ đồng.
Với kết quả khả quan này, PVFCCo tự tin hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm 2021. 6 tháng cuối năm, PVFCCo đặt kế hoạch sản xuất hơn 500 ngàn tấn Đạm Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ và hơn 40 ngàn tấn hóa chất; kinh doanh hơn 550 ngàn tấn phân bón và gần 70 ngàn tấn hóa chất các loại.
Ngoài việc đạt được những mục tiêu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, PVFCCo và các công ty vùng miền đảm bảo nguồn cung phân bón Phú Mỹ ngay trong giai đoạn dịch COVID-19 đang bùng phát nghiêm trọng.
Từ tháng 7 năm nay, PVFCCo tập trung cung ứng phân bón cho nhu cầu chăm bón cây công nghiệp mùa mưa, vụ Hè Thu muộn, vụ Thu Đông và rau màu, cây ăn quả… của bà con nông dân trên các vùng miền cả nước. Do dịch COVID-19 tái bùng phát, công tác sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, làm hàng, bốc xếp… của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, do có sự nỗ lực của toàn đội ngũ CBCNV, sự phối hợp tốt của các nhà phân phối, đối tác cùng công tác dự báo, tổ chức, chuẩn bị kỹ lưỡng về nguyên liệu, sản xuất, nhập khẩu, điều độ và hệ thống kho đầu mối, kho trung chuyển rộng khắp, đến nay, PVFCCo và các công ty vùng miền cơ bản đảm bảo nguồn cung phân bón Phú Mỹ, đồng thời, tuân thủ tốt các quy định về phòng chống dịch.
Trong sản xuất, đội ngũ vận hành của PVFCCo đã cơ bản thực hiện “3 tại chỗ” từ tháng 6/2021 nên sản lượng của Nhà máy duy trì tối đa công suất thiết kế. Với các khâu bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh là làm hàng các tàu nhập khẩu nguyên liệu acid, kali, SA và vận chuyển, PVFCCo đã áp dụng nhiều biện pháp, phương thức vận chuyển hàng hóa, tăng cường vận chuyển bằng đường biển, đường sông để bổ sung cho đường bộ có phần bị gián đoạn, linh hoạt phối hợp giữa năng lực tồn trữ của hệ thống kho đầu mối, kho trung chuyển và giao hàng thẳng tới các nhà phân phối.
7 tháng đầu năm 2021, PVFCCo đã cung ứng gần 670.000 tấn phân bón, dự kiến trong tháng 8-9/2021, PVFCCo sẽ tiếp tục đưa khoảng 160.000 tấn ra thị trường, góp phần tích cực trong đảm bảo nguồn cung cho ngành nông nghiệp nước nhà.
Ký hợp đồng tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp trả lương người lao động
Chiều 27/7, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Ninh tổ chức ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Toàn cảnh chương trình ký kết.
Theo Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Ninh Đàm Lê Văn, Bắc Ninh là địa phương chịu ảnh hưởng sớm và nặng nề của dịch COVID-19. Bởi vậy, thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã tích cực phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh triển khai sớm chính sách của Chính phủ, đến đúng đối tượng, đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn và được tiếp cận vốn vay.
Đến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh có 13 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động có nhu cầu vay vốn đã làm việc với Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh với số tiền xin vay trên 63 tỷ đồng để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; trong đó, có 5 chủ sử dụng lao động đã nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị vay vốn và có 2 doanh nghiệp đã được Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh phê duyệt cho vay.
Tại buổi ký kết, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân cho vay doanh nghiệp sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho Công ty cổ phần May Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh) và Công ty TNHH Viet Pacific Clothing (thành phố Bắc Ninh). Đây là 2 doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh và cũng là 2 trong số những doanh nghiệp đầu tiên của cả nước được vay vốn tín dụng chính sách để trả lương người lao động ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo đó, 2 doanh nghiệp được vay số vốn 16,135 tỷ đồng để trả lương phục hồi sản xuất cho 4.116 lao động với lãi suất 0%/năm, thời gian vay dưới 12 tháng; trong đó, Công ty TNHH Viet Pacific Clothing được vay số vốn hơn 9 tỷ đồng, trả lương cho hơn 2.300 lao động trong tháng 7/2021. Công ty cổ phần May Đáp Cầu được vay hơn 7 tỷ đồng, trả lương cho 1.800 lao động trong tháng 7/2021. Ngay sau lễ ký kết, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thực hiện giải ngân bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của 2 doanh nghiệp, đồng thời, thực hiện nghiêm túc việc quản lý, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Ông Lương Văn Thư, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Đáp Cầu cho biết, thời gian qua, có xuất hiện ca F0 trong nhà máy nên doanh nghiệp phải dừng sản xuất từ ngày 18/5-22/6/2021. Việc ngừng sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động của công ty. Để khắc phục khó khăn, hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm 2021, doanh nghiệp đã lập hồ sơ và được vay vốn để trả lương cho người lao động trong tháng 7/2021 và được giải ngân. Đây là sự hỗ trợ lớn lao, giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất. Doanh nghiệp cam kết sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, sớm trả lương cho người lao động; đồng thời sẽ hoàn trả nguồn vốn đúng hạn.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Ninh bàn giao giải ngân vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn ghi nhận và biểu dương các ngành chức năng, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh trong thời gian ngắn đã tích cực vào cuộc để triển khai tốt chính sách của Nhà nước, kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động vượt qua khó khăn do dịch COVID-19. Đồng thời, khẳng định việc giải ngân vốn vay cho người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất thể hiện hiệu ứng đầu tiên của chính sách rất nhân văn của Chính phủ đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu các doanh nghiệp sau khi nhận tiền giải ngân phải sử dụng vốn đúng mục đích, kịp thời chi trả lương cho người lao động, phục hồi sản xuất kinh doanh, tránh bị đứt gãy chuỗi sản xuất và thực hiện trả nợ theo đúng định kỳ; tập trung cao phòng, chống dịch tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các sở ngành, cơ quan truyền thông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các doanh nghiệp tiếp cận chính sách; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp và người lao động sớm được vay vốn, giúp giải quyết khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.
Sau nhiều tranh cãi, chốt lại nước đóng chai, sữa... là hàng thiết yếu Bộ Công Thương mới đây có văn bản gửi sở Công Thương các tỉnh, thành phố rà soát, tham mưu UBND cấp tỉnh, cho phép lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Các hiệp hội đề xuất bổ sung các mặt hàng thực phẩm kể cả đồ uống, sữa.. là các mặt hàng thiết yếu (Ảnh minh...