PVcomBank lãi 50 tỷ đồng do trích lập dự phòng và chuyển nợ chưa hợp lý?
Thay vì lãi 50 tỷ đồng trước thuế trong năm 2015, PVcomBank có thể bị âm lợi nhuận lên tới 526,4 tỷ đồng nếu trích lập dự phòng đầy đủ, hay những khoản nợ quá hạn được chuyển đúng nhóm nợ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – cổ đông lớn nhất của Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVcomBank) – đã được kiểm toán bởi Công ty Kiểm toán Deloitte lưu ý, các khoản phải thu về cho vay khác chủ yếu phản ánh các khoản tại PVcombank cho các tổ chức, cá nhân trong nước vay.
Kiểm toán nêu rõ, tại ngày 31/12/2015, ngân hàng này đang ghi nhận dư nợ đối với Công ty CP Hàng hải Đông đô (có tài sản đảm bảo là tàu Đông Mai và Tổng Công ty Công nghiệp Tàu Thủy (SBIC) để tài trợ cho dự án kho nổi FSO-5 lần lượt là 166 tỷ đồng và 26,5 tỷ đồng (chưa kể số dư ngoại bảng là 164,3 tỷ đồng).
“Theo phản hồi thư xác nhận cho các khoản vay này, các số dư nói trên là không chính xác. PVcomBank và các đơn vị nói trên đang tiếp tục trao đổi để ác định và thống nhất số dự nợ gốc và lãi phải trả hoặc được cấn trừ bằng tài sản siết nợ”, kiểm toán viên công ty kiểm toán Deloitte cho biết.
Thay vì lãi 50 tỷ đồng trước thuế trong năm 2015, PVcomBank có thể bị âm lợi nhuận lên tới 526,4 tỷ đồng nếu trích lập dự phòng đầy đủ, hay những khoản nợ quá hạn được chuyển đúng nhóm nợ.
Ngoài ra, kết thúc năm 2015, PVcomBank có khoản lãi phải thu quá hạn là 301,6 tỷ đồng liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của một nhóm khách hàng. Đây là khoản lãi phải thu còn lại sau khi nhóm khách hàng này thực hiện hoàn trả dư nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
“Nếu khoản lãi phải thu này được hạch toán theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN cho năm tài chính 2015 sẽ bị giảm với số tiền là 302,6 tỷ đồng”, báo cáo nhận xét.
Một số khoản cho vay chưa được PVcomBank thực hiện chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo kết quả phần loại nợ từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) và do đó chưa trích lập bổ sung dự phòng tương ứng là 10 tỷ đồng.
Trong năm 2015, PVcomBank đã ghi nhận một khoản thu nhập từ thanh lý góp vốn đầu tư dài hạn là 129,8 tỷ đồng khi thực hiện uỷ thác một số chứng khoán niêm yết trong khoản mục đầu tư dài hạn cho một công ty khác và đánh giá lại giá trị của các chứng khoán này theo giá trị thị trường tại ngày uỷ thác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, việc hạch toán thu nhập như trên là chưa thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác do PVcomBank chưa hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu đối với các chứng khoán này sang cho đối tác.
“Nếu PVcomBank hạch toán giao dịch này theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN cho năm 2015 sẽ bị giảm với số tiền là 129,8 tỷ đồng”, Deloitte nhấn mạnh.
Năm 2015, ngân hàng này có khoản đầu tư vào các trái phiếu do các tổ chức kinh tế chưa niêm yết phát hành với giá trị là 11.652 tỷ đồng (bao gồm trái phiếu kinh doanh với giá trị là 4.147 tỷ đồng, trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn với giá trị là 1.942 tỷ đồng) và đã trích lập dự phòng rủi ro là 14 tỷ đồng.
Tuy nhiên, số tiền trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư này là chưa đầy đủ theo Thông tư 02 của NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Báo cáo kiểm toán của Deloitte lưu ý các vấn đề tại PVcomBank
“Nếu PVcomBank trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản đầu tư này theo quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN sẽ bị giảm với số tiền là 64,2 tỷ đồng”, theo ý kiến của Deloitte. Do đó, kết quả rà soát nhóm nợ các khoản cho vay cho mẫu, tại ngày 31/12/2015 cho thấy, PVcomBank cần phải trích lập bổ sung một khoản dự phòng rủi ro là 41,8 tỷ đồng.
Và đặc biệt, nếu PVcomBank thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế của PVN sẽ giảm với số tiền là 41,8 tỷ đồng.
Trong năm 2015, PVcomBank đã ghi nhận một khoản thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro là 29,7 tỷ đồng liên quan đến việc xử lý tài sản xiết nợ của khách hàng có khoản nợ đã được bán cho VAMC. Theo quy định, PVcomBank phải ghi nhận số tiền thu hồi này là một khoản phải trả VAMC và sẽ quyết toán khi trái phiếu VAMC đến hạn thay vì ghi vào thu nhập trong năm. Nếu PVcomBank hạch toán giao dịch này theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN sẽ bị giảm đi số tiền là 29,7 tỷ đồng.
Cũng theo đánh giá của Deloitte, dù một số khoản nợ của các khách hàng Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ (SBIC), Vinalines, nhóm khách hàng liên quan đến cổ đông cũ của Ngân hàng TMCP Phương Tây (WTB) cần được chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo các quy định hiện tại về phân loại nợ, PVcomBank không thực hiện phân loại lại nhóm nợ, không trích lập dự phòng bổ sung và không thoái thu số lãi dự thu tương ứng tại ngày 31/12/2015.
Theo đó, tính đến thời điểm trên, tổng dư nợ tín dụng PVcomBank đã cấp cho một số công ty thuộc SBIC là 807 tỷ đồng với số lãi dự thu tương ứng là 92,2 tỷ đồng. Khoản vay này được giải ngân từ năm 2009.
Tổng dư nợ PVcomBank cấp cho một số công ty thuộc Vinalines là 491 tỷ đồng (không bao gồm dư nợ Vinalines) với số lãi dự thu tương ứng là 22,4 tỷ đồng. Khoản vay nay được giải ngân từ năm 2011.
PVcomBank đã trích lập 46,5 tỷ đồng dự phòng đối với các khoản nợ này dựa vào khả năng tài chính của đơn vị theo các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, PvcomBank đang tiếp tục làm việc với SBIC, Vinalines và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi các khoản cho vay này.
Hiền Minh
Theo Dantri
Sabeco đang có gần 8.200 tỷ đồng mang gửi ngân hàng lấy lãi
Sabeco có khoản tiền mặt hơn 167 tỷ đồng và gần 8.200 tỷ đồng gửi ngân hàng với kỳ hạn không quá 3 tháng, hưởng lãi suất 5,5 - 6,2% một năm. Ông lớn ngành bia này cũng phải trích lập dự phòng gần 270 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào 2 ngân hàng OCB và DongABank.
(Ảnh minh hoạ).
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, doanh thu công ty mẹ đạt 14.323 tỷ đồng, tăng vọt gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Dù lợi nhuận gộp tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2015 nhưng hoạt động tài chính không mấy khả quan khiến lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ 6,6%, đạt 1.971 tỷ đồng.
Lượng cổ tức, lợi nhuận được chia của Sabeco trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh đã kéo doanh thu tài chính của Sabeco từ mức 1.829 tỷ đồng năm trước xuống còn 679 tỷ đồng. Điều này lý giải vì sao chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, khuyến mại không có nhiều thay đổi nhưng lợi nhuận của Sabeco vẫn không tăng trưởng nhiều.
Theo báo cáo của Sabeco, tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản của Sabeco đạt mức gần 18.131 tỷ đồng, tăng 12,8% so với đầu năm. Đáng lưu ý, công ty khoản tiền mặt hơn 167 tỷ đồng và gần 8.200 tỷ đồng gửi ngân hàng với kỳ hạn không quá 3 tháng, hưởng lãi suất 5,5 - 6,2% một năm, tăng 29,5% so với đầu năm.
Ngoài ra, Sabeco có khoản 1.165 tỷ đồng gửi tại các ngân hàng thương mại có kỳ hạn trên 3 tháng và dưới 1 năm, hưởng lãi suất 6,2 - 7,2%/năm.
Cũng theo báo cáo, Sabeco có khoảng 4.076 tỷ đồng đầu tư vào công ty con, công ty liên kết trong đó khoản đầu tư vào 3 công ty con là 2.237 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty đã phải trích lập dự phòng 490 tỷ đồng cho khoản đầu tư này.
Trong đó, riêng với 2 khoản đầu tư vào ngân hàng đã phải trích dự phòng tới gần 270 tỷ đồng. Cụ thể, với khoản đầu tư trị giá gần 217 tỷ đồng của Sabeco vào Ngân hàng Thương mại Phương Đông (OCB) đã phải trích lập gần 159 tỷ đồng; Khoản đầu tư hơn 136 tỷ đồng vào Ngân hàng Thương mại Đông Á (DongABank ) cũng khiến công ty phải trích lập 111,5 tỷ đồng, tương đương 81,8% giá trị đầu tư.
Bên cạnh đó, công ty cũng phải trích lập dự phòng ở một loạt các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp khác như PVI Sài Gòn (76% giá trị đầu tư), Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn A2 (66%), Chứng khoán Đại Việt (86%), Du lịch Dầu khí Phương Đông (67%),...
Sabeco là hãng bia Việt lớn nhất hiện nay với phần vốn Nhà nước đang nắm giữ 89,59%. Theo thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu nước giải khát (VBA), người Việt tiêu thụ 3,4 tỷ lít bia trong năm 2015, trong đó, riêng "ông lớn" Sabeco chiếm 43% thị phần cả nước, cung cấp cho thị trường 1,52 tỷ lít.
Riêng nửa đầu năm 2016, ngành bia phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là áp dụng cách tính mới tại cơ sở bán ra và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt 5% tác động đến giá thành bia nhưng lượng tiêu thụ bia vẫn vượt 1,5 tỷ lít.
Liên quan tới việc thoái vốn Nhà nước khỏi Sabeco, mới đây, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết: "Thủ tướng nói, Chính phủ không đi bán bia, không đi bán sữa. Những lĩnh vực ấy Chính phủ và ngân sách Nhà nước không cần nắm giữ. Tư nhân làm tốt hơn thì để cho tư nhân làm".
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, cùng với Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco), Sabeco sẽ phải niêm yết và bán cho các nhà đầu tư theo phương án đấu giá trên thị trường chứng khoán, không phân biệt nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài.
Phương Dung
Theo Dantri
Ngân hàng nội đối mặt đối thủ ngoại Các tổ chức nước ngoài đang đẩy mạnh việc mua cổ phần của ngân hàng gốc quốc doanh để thâm nhập nhanh chóng vào thị trường tài chính còn rất "màu mỡ" tại Việt Nam. Họ, những cổ đông lớn mang lại hiệu ứng tốt hơn cho thương hiệu ngân hàng, hỗ trợ quản trị, định hướng kinh doanh.... Sức ép từ sự...