PV Power góp vốn 51% lập PV Power REC, chính thức lấn sân năng lượng tái tạo
Theo kế hoạch, đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 1% tổng sản lượng điện của PV Power với 55 MW, con số đến năm 2035 sẽ tăng lên 9% với 855 MW.
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power, POW) vừa thông qua quyết định góp vốn thành lập lập CTCP Năng lượng tái tạo Điện lực Dầu khí ( PV Power REC). Được biết, PV Power REC có vốn điều lệ là 60 tỷ đồng, trong đó PV Power góp 30,6 tỷ đồng, tương ứng với 51% vốn điều lệ.
Là đơn vị chiếm đến 11% tổng điện thương thảo toàn quốc năm 2019 với sản lượng 22,54 tỷ kWh, PV Power năm qua đã lên kế hoạch định hình phát triển nguồn năng lượng tái tạo, bên cạnh các nguồn điện khí và thuỷ điện hiện nay. Khi mà, sự cạnh tranh gay gắt từ nguồn điện từ năng lượng tái tạo được ban lãnh đạo xác định là một trở ngại lớn với PV Power. Trong đó, bước sang nửa đầu năm 2019, năng lượng mặt trời đã có bước nhảy vọt với tổng công suất lắp máy lên tới 4.464 MW vào cuối tháng 6 /2019 và tăng lên 5.100 MW vào cuối năm 2019. Năng lượng mặt trời có bước tăng nhảy vọt này là do các nhà máy đều đẩy nhanh tiến độ để kịp hòa lưới trước 30/6/2019, là thời điểm cuối cùng được hưởng cơ chế ưu đãi theo Quyết định 11 của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 1% tổng sản lượng điện của Công ty với 55 MW, con số đến năm 2035 sẽ tăng lên 9% với 855 MW. Hiện, Công ty chưa công bố thông tin cụ thể về mảng năng lượng tái tạo.
Thực tế, năng lượng tái tạo sau thời gian manh nha những năm gần đây đang phát triển rất nóng, với sự tham gia của doanh nghiệp trong và ngoài ngành, cũng như nội địa và quốc tế. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2020, theo thống kê của EVN thì sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 142,47 tỷ kWh, tăng 2,09% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt 6,33 tỷ kWh. Riêng điện mặt trời đạt 5,56 tỷ kWh, bằng 101% kế hoạch và gấp 3,65 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Đặc biệt, trở thành trào lưu mới, thống kê đã có 42.187 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành với tổng công suất là 925,8 MWp. Tổng số tiền điện EVN đã thanh toán cho khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà là 374,2 tỷ đồng.
Các tên tuổi lớn của năng lượng tái tạo hiện nay phải kể đến: CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group), CTCP Năng lượng Dầu Tiếng, Tập đoàn Trường Thành Việt Nam (TTVN Group), Tập đoàn TTC, Bim Group, Sunseap (Thái Lan), Sao Mai…
ACB sẽ trả cổ tức tỷ lệ 30% trong quý 4/2020
ACB sẽ phát hành 498,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 30%. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4/2020. Sau khi trả cổ tức, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 16.627 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa quyết định về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019.
Cụ thể, ngân hàng dự kiến phát hành 498,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 4.988 tỷ đồng. Tỷ lệ phát hành là 30%, tương đương với mỗi 10 cổ phiếu nắm giữ, cổ đông sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu mới.
Thời gian thực hiện dự kiến trong quý 4/2020. Sau khi trả cổ tức, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 16.627 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch ngày 24/7, giá cổ phiếu ACB đứng ở mức 23.200 đồng/cp. Cổ phiếu ACB hầu như đi ngang kể từ đầu tháng 7 đến nay, dao động từ 23.000-24.000 đồng/cp.
6 tháng đầu năm 2020, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.819 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ.
Cuối tháng 6, tổng tài sản của ACB đạt 396.760 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,6% đạt 283.755 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 7,3% đạt 330.551 tỷ đồng. Tại ngày 30/6/2020, nợ xấu của ACB là 1.918 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,68%.
VAMC: Lượng phát hành TPĐB tối đa năm 2020 là 15.000 tỷ, xúc tiến thành lập sàn giao dịch nợ VAMC cho biết sẽ phối hợp với các tổ chức tín dụng (TCTD) để thực hiện mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) của các TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% với phạm vi và số lượng nợ xấu theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước....