PV OIL dự chi 7.000 tỷ đồng để chiếm 35% thị phần bán lẻ xăng dầu trong nước
Theo ông Cao Hoài Dương, Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PV Oil, UPCoM: OIL) có kế hoạch đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng để mở rộng hoạt động bán lẻ trong 5 năm tới với mục tiêu chiếm 35% thị phần bán lẻ xăng dầu trong nước.
PV OIL dự chi 7.000 tỷ đồng để chiếm 35% thị phần bán lẻ xăng dầu trong nước
PV OIL vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2018. Theo đó, đến thời điểm cuối tháng 12/2018, các chỉ tiêu tài chính hợp nhất của PV OIL trong năm 2018 đều vượt kế hoạch đề ra từ 15 – 17%.
Cụ thể, doanh thu hợp nhất của PV OIL ước đạt 57.110 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch năm; lợi nhuận hợp nhất trước thuế ước đạt 587 tỷ đồng, tăng 17% so với kế hoạch năm; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 8.252 tỷ đồng, tăng 15% so với kế hoạch năm.
Đại diện doanh nghiệp cho biết năm 2018, PV OIL đảm bảo xuất bán an toàn và hiệu quả toàn bộ lượng dầu thô được giao, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. PV OIL cũng giữ ổn định thị phần, hệ thống phân phối; duy trì tốc độ phát triển sản lượng phù hợp với tăng trưởng chung của cả thị trường, đảm bảo an toàn, hiệu quả; hoàn thành vượt mức hầu hết các chi tiêu kế hoạch được giao.
Năm 2018, sản lượng bán hàng qua cửa hàng xăng dầu của PV OIL tăng 8% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 25,3%/tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Video đang HOT
Tổng giám đốc PV OIL Cao Hoài Dương cho biết năm 2019, PV OIL tiếp tục tập trung quản trị hàng tồn kho, phát triển hệ thống bán lẻ, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường. PV OIL có kế hoạch đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng để mở rộng hoạt động bán lẻ trong 5 năm tới với mục tiêu chiếm 35% thị phần bán lẻ xăng dầu trong nước.
Hồi đầu tháng 12, PV OIL đã công bố điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) từ 49% về mức 6,621%.
Trước đó, vào ngày 13/11, tập đoàn SK Energy Co., Ltd đến từ Hàn Quốc đã mua vào hơn 3,55 triệu cổ phiếu và chính thức trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại OIL với tỷ lệ 5,23% vốn.
Trong phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ nắm giữ 35,1% vốn điều lệ tại PV OIL, 20% vốn điều lệ bán đấu giá công khai và bán cho nhà đầu tư chiến lược 44,72% vốn điều lệ.
Hồi tháng 1/2018, PV OIL đã hoàn thành nội dung IPO là bán ra 20% vốn điều lệ. Phần thoái khoảng 45% vốn cho các cổ đông chiến lược chưa thực hiện được.
Về vướng mắc trong thoái vốn cho các cổ đông chiến lược, ông Cao Hoài Dương, Tổng giám đốc PV OIL cho hay: “Có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm muốn trở thành cổ đông chiến lược của PV OIL. Ở trong nước có thể kể đến như: Vietjet, HDBank… Ở nước ngoài, nổi trội là SK Energy (Hàn Quốc) và Idemitsu (Nhật Bản). Nhà đầu tư đã rất quan tâm và đã qua vòng thẩm định đầu tư bước vào vòng sau. Tuy nhiên cần thêm thời gian để hoàn tất các thủ tục nên PV OIL đã bị quá hạn so với quy định của nhà nước là trong 4 tháng”.
Trong quá trình đó, lãnh đạo PV OIL cho biết đã báo cáo lên Chính phủ, các bộ ngành và không được chấp thuận cho gia hạn thời gian. Vì vậy, dẫn đến việc bán cho các cổ đông chiến lược không thành.
“Chúng tôi kiên định việc báo cáo PVN và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan cho phép tiếp tục thoái vốn theo đúng lộ trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, thay vì bán cho cổ đông chiến lược, có thể là thoái vốn nhà nước tại công ty cổ phần. Chúng tôi vẫn kiến nghị là thoái 45% và nhà nước giữ lại 35%”, ông Dương cho biết thêm.
Ông Dương khẳng định PV OIL đã xây dựng phương án và báo cáo PVN thoái vốn theo lô lớn, không thoái lẻ tẻ. “Hiện nay, chúng tôi vẫn đang tiến hành lộ trình đó và hi vọng sẽ sớm hoàn tất việc thoái vốn nhà nước, thu hút thêm cổ đông lớn, đóng góp thiết thực vào việc kinh doanh, phát triển của PV OIL”.
Hoàng Lan
Theo vietnamfinance.vn
Bậc xếp hạng tín nhiệm của HDBank tăng lên B1
Moody's Investors Service vừa công bố nâng bậc xếp hạng tín nhiệm tiền gửi dài hạn và nhà phát hành dài hạn của Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM (HDBank) lên mức B1.
Moody's cũng đánh giá triển vọng xếp hạng duy trì mức ổn định; nâng bậc xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) và xếp hạng BCA sau điều chỉnh của HDBankHDB 0.15% lên thêm một bậc; mức xếp hạng rủi ro đối tác dài hạn (CRR) và đánh giá rủi ro đối tác của ngân hàng tiếp tục ấn định ở mức B1.
HDBank được thăng hạng tín nhiệm tiền gửi lên B1.
Quyết định nâng bậc xếp hạng của Moody's dựa trên cơ sở ghi nhận những cải thiện của HDBank về năng lực vốn và lợi nhuận kinh doanh. Kết quả này còn phản ánh kỳ vọng của đơn vị xếp hạng về việc tăng trưởng tốt của kinh tế Việt Nam sẽ hỗ trợ chất lượng tài sản, khả năng sinh lời của ngân hàng trong thời gian tới.
Thông tin thăng hạng đưa ra không lâu sau khi HDBank công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 2.884 tỷ đồng, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 73,3% kế hoạch lợi nhuận của năm. ROE đạt 20,1%, hệ số an toàn vốn CAR đạt 13,6% trong khi tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ được kiểm soát ở mức 1,0%.
Tính đến 30/9, HDBank có 199.380 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 15.955 tỷ đồng; vốn điều lệ gần 9.810 tỷ đồng. Hệ thống có 279 điểm giao dịch ngân hàng và 13.168 điểm giao dịch tài chính trên toàn quốc.
Trong năm nay, HDBank cũng đạt nhiều giải thưởng như Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu nhất, Top 40 thương hiệu công ty có giá trị nhất Việt Nam, Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2018, Giải thưởng quản lý tiền mặt tốt nhất châu Á Thái Bình Dương...
Giang Di Linh
Theo news.zing.vn
Nợ công dự kiến giữ mức 61,4% GDP Đây là số liệu mới nhất được Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính về quản lý, sử dụng nợ công. Bộ Tài chính khẳng định, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ so với GDP được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc hội....