PV Oil báo lỗ kỷ lục quý I
Công ty lỗ 423 tỷ đồng quý I do giá dầu lao dốc và dịch bệnh Covid-19.
Tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho của PV Oil đều giảm mạnh so thời điểm đầu năm.
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, UPCoM: OIL) công bố BCTC hợp nhất quý I với khoản lỗ kỷ lục 423 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lãi 32 tỷ đồng.
* Chu kỳ kế toán 1/8/2018-30/9/2018. Đơn vị: tỷ đồng
Doanh thu trong quý đạt 17.684 tỷ đồng, tăng 4%. Giá vốn tăng mạnh hơn 8% nên lãi gộp giảm 89% xuống 64 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý duy trì ở mức cao với 430 tỷ và 186 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đơn vị: tỷ đồng
Công ty cho biết do ảnh hưởng của biến động xăng dầu thế giới trong quý I làm sản lượng kinh doanh xăng dầu nội địa giảm khoảng 11%, sản lượng bán lẻ giảm 6%. Trong quý, Chính phủ đã thực hiện 6 kỳ điều hành giảm giá bán lẻ dẫn đến giá bán lẻ xăng dầu đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 4/2009. Giá dầu thô Brent trên thị trường thế giới giảm 87%, giá bán lẻ xăng dầu điều chỉnh giảm 9.000-10.000 đồng/lít tùy loại so với thời điểm đầu năm. Đồng thời, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến tính hình kinh doanh xăng dầu các đầu mối nói chung và PV Oil nói riêng gặp nhiều khó khăn.
Ngoài, việc giá xăng dầu trong nước 15 ngày đầu tháng 4 thấp hơn giá gốc hàng tồn kho theo sổ sách kế toán ngày 31/3. Do vậy, công ty đã tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 274,7 tỷ đồng riêng công ty mẹ và 433 tỷ khi hợp nhất.
Tại thời điểm cuối quý, PV Oil có 21.552 tỷ đồng tổng tài sản, giảm hơn 4.900 tỷ đồng so thời điểm đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm gần phân nửa xuống 1.510 tỷ đồng, các khoản phải thu giảm từ 9.150 tỷ đồng xuống 6.913 tỷ đồng và hàng tồn kho cũng giảm 54,5% xuống 1.111 tỷ đồng.
Doanh nghiệp vay ngắn hạn 3.380 tỷ đồng, giảm 1.329 tỷ đồng so đầu năm; phải trả ngắn hạn khác cũng giảm 1.775 tỷ đồng xuống 2.935 tỷ đồng.
Tường Như
Thách thức nếu Việt Nam mua dự trữ khi giá dầu xuống âm
Tích dầu thô khi giá thấp kỷ lục và chờ thị trường ấm lại có thể giúp các doanh nghiệp xăng dầu cân đối tài chính nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro.
Việc giá dầu thế giới đang thấp, thậm chí từng xuống âm, theo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và một số doanh nghiệp, trong đó có PVN, là thời cơ tốt để tính chuyện mua vào tích trữ dầu, xăng. Nhưng thực tế rất khó thực hiện vì chưa có cơ chế chính sách về rủi ro cho hoạt động này nếu mua bắt đáy, có thể dẫn tới thua lỗ.
Chuyên gia phân tích dầu mỏ Paul Sankey của Mizuho Bank, người từng cảnh báo chính xác về mức âm của giá dầu trong tháng 3, cho rằng vùng giá âm của dầu thô có thể sẽ được thiết lập lại khi thế giới nguy cơ hết chỗ chứa cuối tháng 5 trong khi giao dịch dầu thô không có giá sàn.
Phiên giao dịch 22/4, giá dầu Brent và WTI đều tăng trở lại sau khi rớt sâu. Brent tăng hơn 1 USD, lên 20,37 USD một thùng, dù đầu phiên có lúc chỉ còn 15,98 USD - thấp nhất trong 21 năm. Còn dầu WTI hợp đồng giao tháng 6 lên 13,78 USD mỗi thùng, tăng 2,2 USD so với phiên 21/4.
Công nhân làm việc tại kho trữ xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil). Ảnh: Hải Xuân.
Không cho biết "có mua trữ dầu ở thời điểm này hay không", ông Nguyễn Quang Dũng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho hay, lượng tồn kho của các doanh nghiệp chứ không riêng Petrolimex đều đang lớn do xu hướng giảm giá liên tục và sâu. Chưa kể phần lớn hàng trong kho đã mua ở mức giá cao trước đó.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu luôn phải có một lượng hàng tối thiểu đảm bảo tồn kho, phục vụ thị trường theo quy định Nghị định 83 kinh doanh xăng dầu.
Thách thức tiếp theo nếu vì giá rẻ mà mua trữ dầu còn là Việt Nam không có kho dự trữ quốc gia. Hiện chỉ có 2 kho chứa dầu thô của nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Nhưng các kho chứa này cũng đang đầy do hàng tồn kho của nhà máy quá lớn. Còn phương án thuê tàu trữ dầu, đại diện PVN cho rằng không khả thi lúc này do tiềm lực tài chính khó khăn.
Một lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối lớn phía Nam cũng nói phương án mua tích trữ dầu khi giá thế giới xuống thấp được nhắc tới nhiều và doanh nghiệp từng áp dụng ở thời điểm trước đây. Nhưng với tình hình Covid-19 hiện nay thì hoàn toàn khác.
"Lượng hàng tồn kho đang quá lớn, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng, thậm chí cầm chắc lỗ trong quý I. Còn các kho chứa đều đầy, nếu mua lúc này cũng không biết chứa ở đâu, chưa kể rủi ro về giá", ông băn khoăn và cho biết đang xem xét kỹ các dữ liệu trước khi quyết định.
Trong khi đó, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho rằng không nên lấy lý do không có đủ kho chứa, bể chứa để hạn chế nhập khẩu xăng dầu. Mỗi năm ngành điện sử dụng khoảng 2,5-3 triệu tấn dầu DO, FO làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, bù đắp thêm vào nguồn nguyên liệu than của họ. Một số nhà máy nhiệt điện cũng sử dụng 100% là nhiên liệu dầu để phát điện và đều có kho chứa, bể chứa để dự trữ nhiên liệu dầu phục vụ phát điện. Vì thế, theo ông, Bộ Công Thương cần cấp hạn ngạch cho các doanh nghiệp nhập khẩu, nắm bắt cơ hội khi giá đang quá tốt.
Một chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng bình luận, các doanh nghiệp dầu khí lớn như PVN có thể tính tới sử dụng thị trường phái sinh để giảm bớt rủi ro khi có biến động giá dầu. Điểm trở ngại là dịch vụ này lại chưa phổ biến ở Việt Nam.
Trong khi đó, PVN đề xuất dừng nhập khẩu xăng dầu để cân đối nguồn trong nước. Theo lãnh đạo Vụ Dầu khí & than, hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn hiện đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước. Chưa đề cập đến việc hạn chế, dừng nhập khẩu xăng dầu hay không, Bộ Công Thương cho biết đã đề nghị các thương nhân đầu mối ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong nước thay vì nhập khẩu.
Anh Minh
Hội đồng quản trị PVOIL gồm những ai? Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Sau khi cổ phần hóa vào năm 2018, PVN vẫn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ lên đến 80,52% vốn điều lệ, tương đương 832.803.564 cổ phiếu. Ngoài Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hoàng Tuấn, Hội đồng quản trị (HĐQT)...