PV Machino: Lợi nhuận quý III giảm, dự phòng tăng mạnh
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019, tại ngày 30/9/2019, CTCP Máy – Thiết bị dầu khí PV Machino (PVM, sàn UPCoM) đạt doanh thu 536,5 tỷ đồng, tăng đột biến so với mức 255,5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 10,4 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng năm ngoái.
Ảnh Internet
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt doanh thu 1.386,9 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ 2018, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 35,5 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ 2018.
áng chú ý, trong quý III/2019, Công ty có các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng 355,1 tỷ đồng (giảm nhẹ so với hồi đầu năm nay). Tuy nhiên, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng lên 242,1 tỷ đồng (tăng 16 tỷ đồng so với đầu năm). Các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 185 tỷ đồng, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 4 tỷ đồng.
ược biết, trong giai đoạn 2012 – 2013, PV Machino phát sinh công nợ khó đòi rất lớn, tương đương vốn điều lệ. Tình hình này đã cải thiện trong vài năm gần đây. Dù vậy, cổ đông rất quan tâm đến biến động của chỉ tiêu nợ ngắn hạn khó đòi của doanh nghiệp này.
PV Machino có vốn điều lệ 386,38 tỷ đồng, cổ đông nhà nước nắm giữ 51,6% vốn, do Tổng công ty iện lực Dầu khí PV Power làm đại diện chủ sở hữu. Theo dự kiến, PV Power sẽ thoái toàn bộ vốn tại PV Machino theo phương thức công khai.
Công ty đang lựa chọn thời điểm thích hợp để có thể thoái vốn ở mức giá tốt. Hiện PV Machino có một số cổ đông lớn khác là CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội nắm 10,6%, Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ nắm 17%, ông Nguyễn Nhật ịnh nắm 1,8 triệu cổ phiếu, tương đương 4,7%…
Video đang HOT
Sau cổ phần hóa, PV Machino quản lý và sử dụng 1.827 m2 đất tại số 8 Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và 1.500 m2 đất tại 25 đường Hùng Vương – Trần Phú – Móng Cái- Quảng Ninh.
Ngoài ra công ty còn liên doanh với các đối tác để khai thác nhiều khu đất vàng khác như liên doanh với Tổng công ty Vận tải Hà Nội để khai thác lô đất nhà số 1,3, 5 inh Tiên Hoàng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hay liên doanh với Công ty Bách hóa Hà Nội để khai thác lô đất nhà số 7 inh Tiên Hoàng.
Công ty cũng đang quản lý lô đất lớn ở ông Anh, dùng góp vốn liên doanh với các đối tác Nhật Bản như Honda, Itochu Corporation, Showa Corporatsion, FCC, Nippon Seiki, Asia Motor… để sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, xe chuyên dụng và các loại máy khác. Liên doanh này hàng năm mang lại cho PVM khoảng từ 70 – 100 tỷ đồng lợi nhuận.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Hàng tồn kho lớn, Tài chính Hoàng Huy đối mặt với gánh nặng nợ vay
Tính đến ngày 30/9, nợ phải trả của Hoàng Huy là 3.066 tỷ đồng, tăng 68%. Trong đó, nợ ngắn hạn là 1.763 tỷ đồng, tăng 131%; nợ dài hạn là 1.303 tỷ đồng, tăng 23%.
Báo cáo tài chính giữa niên độ của Hoàng Huy cho thấy, tính đến 30/9/2019, tồn kho của công ty này là 2.131 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với đầu kỳ. Trong đó, tồn kho kinh doanh ô tô và phụ tùng ô tô là hơn 760 tỷ đồng, còn lại là tồn kho bất động sản.
Cụ thể, tồn kho dạng thành phẩm bao gồm 811 tỷ đồng dạng biệt thự tại dự án Hoàng Huy Riverrside (Hải Phòng) và 160 tỷ đồng chung cư thành phẩm tại Golden Land Building.
Tồn kho bất động sản dưới dạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 397 tỷ đồng, nằm ở 2 toà nhà N01, N02 và Tòa nhà Gold Tower. Đây là các công trình thuộc dự án Tổ hợp công tình hỗn hợp cao tầng tại Thanh Xuân, Hà Nội.
Công ty còn có ghi nhận hơn 1.000 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại 5 dự án vào thời điểm cuối quý 2/2019. Theo đó 5 dự án là dự án của tạo, xây dựng lại Chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi; dự án Hoàng Huy Riverside; cụm dự án cải tạo chung cư cũ HH1, HH2, HH3, HH4 Đồng Quốc Bình; và dự án khu thương mại và nhà ở Hoang Huy Mall tại Hải Phòng.
Tuy có nhiều điểm sáng ở nhiều dự án cũng như hàng tồn kho nhiều, Hoàng Huy phải đối mặt với gánh nặng nợ vay lớn. Và như vậy, mảng bất động sản của Hoàng Huy chưa mang về doanh thu tương xứng cho công ty trong 9 tháng đầu năm.
Theo báo cáo tài chính giữa niên độ, Hoàng Huy đang xây dựng dở dang nhiều dự án tại Hải Phòng như: Hoàng Huy Riverside, Hoang Huy Mall, một số dự án chung cư và cải tạo chung cư cũ khác. Tổng chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 1.008 tỷ đồng.
Tính đến 30/9/2019, nợ phải trả của Hoàng Huy là 3.066 tỷ đồng, tăng 68% và chiếm gần 41% tổng tài sản. Trong đó, nợ ngắn hạn là 1.763 tỷ đồng, tăng 131% (chủ yếu là người mua trả trước ngắn hạn, vay và thuê tài chính, chi phí phải trả ngắn hạn...).
Nợ dài hạn của công ty là là 1.303 tỷ đồng, tăng 23%. Trong nợ dài hạn có khoản nợ trái phiếu chuyển đổi gần 564 tỷ đồng. Đây là trái phiếu mà Hoàng Huy đã phát hành choShinhan - Core Trend Global Fund 1 và Shinhan Bank Co.,Ltd tháng 3/2019, có kỳ hạn 3 năm.
Tính đến 30/9/2019, Hoàng Huy còn dư nợ tại 3 ngân hàng. Trong đó, có hai hợp đồng vay ngắn hạn (2 tháng) với TPBank để nhập khẩu xe đầu kéo Mỹ (mỗi hợp đồng có số tiền vay 25 tỷ đồng). Một hợp đồng vay ngắn hạn với Woorri Bank Việt Nam chi nhánh Hải Phòng với số tiền vay là 115,2 tỷ đồng, thời hạn vay đến cuối năm 2019 lãi suất 6.2%/năm.
Ngoài ra, ngân hàng còn có một khoản vay dài hạn tại Techcombank ký theo hợp đồng tín dụng ký từ tháng 11/2018 tổng hạn mức với 500 tỷ đồng để cải tạo một số chung cư cũ và xây dựng chung cư HH3, HH4 ở Hải phòng. Thời hạn vay 24 tháng, lãi suất cho vay thả nổi. Dư nợ gốc tại thời điểm 30/9/2019 là hơn 233 tỷ đồng.
Trong nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn mới, vào khoảng tháng 3/2019, Hoàng Huy phát hành 50 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc gồm Shinhan Investment, CoreTrend Investment và ValueSystem. Phương án này làm giảm áp lực tài chính (trả nợ và lãi vay) cho công ty nhưng đẩy các cổ đông Hoàng Huy vào rủi ro pha loãng cổ phiếu khi việc chuyển đổi diễn ra.
Đáng lưu ý, con số 1.200 tỷ đồng dự kiến huy động lớn gấp hơn 2 lần doanh thu hợp nhất 9 tháng đầu năm tài chính 2018 - 2019 phản ánh trên báo cáo tài chính của TCH (574 tỷ đồng); bằng xấp xỉ 30% tổng mức vốn đầu tư các dự án mà TCH đã và đang đầu tư (được phản ánh trên báo cáo tài chính tại ngày 31/12/2018), trong đó bao gồm cả những dự án đã đầu tư xong chờ quyết toán.
Nhiều công ty phân tích đánh giá, các dự án của Hoàng Huy đều là đất sạch thuộc trung tâm thành phố Hải Phòng và có giá đất rẻ nhờ hoạt động hoán đổi từ các hợp đồng BT. Đây là lợi thế lớn của Hoàng Huy so với các dự án khác. Cùng với đó Hoàng Huy đang được hưởng lợi từ việc thị trường bất động sản ở Hải Phòng đang chuyển mình mạnh mẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư.
Tuy nhiên, toàn bộ quỹ đất của Hoàng Huy hình thành từ các hợp đồng BT là một rủi ro, đặc biệt khi mô hình này xuất hiện nhiều bất cập gây thất thoát tài sản nhà nước ở một số tỉnh thành.
Từ giữa năm ngoái, việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự BT đã bị tạm dừng chờ quy định chi tiết của cơ quan chức năng. Mới đây một Nghị quyết về việc này được ban hành đã yêu cầu các hợp đồng BT phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Văn bản này yêu cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT và nhà đầu tư các dự án BT chịu trách nhiệm rà soát lại các hợp đồng BT đã ký kết và đang thực hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm nếu có.
Dung Hoàng
Theo Antt.nguoiduatin.vn
Bị cưỡng chế cả nghìn tỷ tiền thuế, Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam làm ăn thế nào? Lợi nhuận năm 2018 của VEC chỉ hơn 582 triệu đồng do ảnh hưởng của lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 2.000 tỷ đồng bởi VEC vay nợ tới 66.517 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018. Vì sao VEC bị cưỡng chế hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuế? Cục Thuế TP Hà Nội vừa cho biết, từ 1/7/2016 đến năm 2017...