PV GAS vững tay chèo giữa sóng lớn
Năm 2022, Tổng công ty Khí Việt Nam ( PV GAS – mã chứng khoán GAS) đã chủ động nhận diện những khó khăn, thách thức phía trước với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường để có kế hoạch vượt qua “sóng lớn”.
PV GAS nhận nhiệm vụ kế hoạch được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giao khá “nặng nề” với chỉ tiêu sản lượng khí, LNG cung cấp tăng 25% so với thực hiện năm 2021. Lượng hóa được những thử thách này, PV GAS sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều và không ngừng đổi mới, sáng tạo để biến thách thức thành cơ hội, động lực phát triển.
Hệ thống cung cấp khí tại Công ty Khí Cà Mau (Tổng công ty Khí Việt Nam – PV GAS). Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Mục tiêu được PV GAS đặt ra cho năm 2022 là quyết tâm đảm bảo vận hành an toàn các công trình khí; xây dựng chiến lược phát triển PV GAS để thích ứng trong điều kiện mới, gắn liền với Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và Chiến lược phát triển của Tập đoàn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ tăng cường phát triển mở rộng, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ khí/LNG và các sản phẩm khí; tập trung tăng cường quản trị, phát triển văn hóa doanh nghiệp với tầm nhìn mới với những giá trị “Khát vọng – Tiên phong – Bản lĩnh – Nghĩa tình”; xứng đáng là một thành viên chủ lực trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Tổng Giám đốc PV GAS Hoàng Văn Quang cho rằng, dù sao năm 2021 vẫn là mốc thời gian khó quên của doanh nghiệp bởi phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Nhưng năm 2021 lại là năm PV GAS đạt mức doanh thu lớn nhất từ trước đến nay.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành, huy động khí sụt giảm, PV GAS vẫn giữ vững tinh thần, chủ động tháo gỡ khó khăn, thực hiện thành công và vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 để tiếp tục giữ vững vị thế đơn vị dẫn đầu và là một trong những trụ cột của PVN.
Nhất là khi làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát trong nước từ cuối tháng 4/2021, diễn biến phức tạp và kéo dài, nhất là tại các tỉnh thành phía Nam, đã gây tác động tiêu cực đến đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư tại PV GAS, đặc biệt trong quý III kéo dài sang cả quý IV. Nhiều khách hàng dừng hoặc giảm sản xuất, hoạt động cầm chừng nên nhu cầu khí giảm mạnh; đặc biệt là huy động khí cho phát điện sụt giảm nghiêm trọng.
Cụ thể, huy động khí của khách hàng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm mạnh, chỉ bằng 76% so với cùng kỳ năm trước, bằng 69% kế hoạch của PVN. Nhu cầu của các hộ công nghiệp, thị trường có thời điểm giảm 35-40% đối với LPG và 25-30% đối với khí thấp áp, CNG so với khi dịch COVID-19 chưa bùng phát lần thứ 4. Việc huy động nguồn lực triển khai các dự án cũng như cho công tác bảo dưỡng sửa chữa gặp nhiều khó khăn, chi phí cho các hoạt động tăng cao…
Để vững tay chèo vượt sóng lớn, Tổng giám đốc Hoàng Văn Quang chia sẻ, trong bối cảnh khó khăn đó, PVGAS vẫn có những thuận lợi, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh. Đó là giá dầu, giá cổ phiếu tăng và đặc biệt là chỉ đạo sát sao của PVN và hỗ trợ của các bộ ngành, địa phương, lực lượng phối hợp.
Bởi vậy, nhiều giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn được triển khai đồng bộ và đạt hiểu quả tốt; kết hợp với việc kiểm soát tốt khâu phòng, chống dịch bệnh. Nhờ đó, các đơn vị thành viên đã cùng kiểm soát, bám sát chỉ tiêu kế hoạch được giao, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng từ những yếu tố bất lợi – ông Hoàng Văn Quang cho hay.
Video đang HOT
Tất cả hệ thống, công trình khí của PV GAS vận hành an toàn và hiệu quả; cấp khí, sản phẩm khí liên tục. Việc bảo dưỡng sửa chữa, kiểm định hiệu chuẩn được triển khai theo kế hoạch, đúng quy trình, chất lượng. Đặc biệt, việc bảo dưỡng sửa chữa dừng khí định kỳ hàng năm hoàn thành và đưa các hệ thống khí vào vận hành trước tiến độ…
Đây chính là những nền tảng vững chắc được duy trì và phát triển bền vững chính, trở thành bệ đỡ để PV GAS tiếp tục vượt qua các khó khăn, trở thành doanh nghiệp nổi bật trên thị trường chứng khoán, tiếp tục được các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đánh giá cao.
Năm 2021, PV GAS đã cung cấp trên 7,1 tỷ m3 khí khô; sản xuất và cung cấp trên 65 nghìn tấn condensate; sản xuất và kinh doanh 2 triệu tấn LPG – về đích trước kế hoạch 2 tháng; tiếp tục duy trì cung cấp khí ổn định để sản xuất gần 15% sản lượng điện, 70% đạm, đáp ứng gần 70% thị phần LPG cả nước.
Ngoài việc đưa vào vận hành thành công kho nổi chứa LPG lạnh tại Thái Bình, năm 2021 PV GAS có sản lượng kinh doanh LPG lớn nhất từ trước đến nay.
Các chỉ tiêu tài chính cũng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 13-66% với doanh thu đạt trên 80 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 10,5 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 8,4 nghìn tỷ đồng; đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước – trên 5,8 nghìn tỷ đồng.
PV GAS luôn nằm trong Top đầu đơn vị có các chỉ số tài chính khả quan trong Tập đoàn ; Top đầu những đơn vị có vốn hóa lớn trên thị trường, có tỷ lệ chia cổ tức duy trì hàng năm bằng tiền mặt cao với 25%/vốn điều lệ.
Thêm một dấu ấn của PVGAS trong năm 2021 đó là hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng ngành công nghiệp khí luôn được chú trọng, bám sát mục tiêu chiến lược; đặc biệt, các dự án LNG, chế biến sâu như: dự án kho LNG 1 triệu tấn, kho LNG 3 triệu tấn tại Thị Vải; đường ống thu gom, vận chuyển khí mỏ Sư Tử Trắng, chế biến sâu từ nguồn khí Sư Tử Trắng giai đoạn 2B; kho LNG/LPG lạnh khu vực miền Bắc…
Với giá trị giải ngân đầu tư xây dựng toàn PV GAS trên 5,7 nghìn tỷ đồng; trong đó, Công ty mẹ đạt gần 5 nghìn tỷ đồng, PV GAS là một trong những đơn vị có giá trị giải ngân đạt cao trong PVN.
Thời gian tới, PV GAS tiếp tục thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp cho phù hợp với phương án tái cấu trúc 2021-2025 đã được PVN phê duyệt và phù hợp với tình hình mới.
Doanh nghiệp dầu khí có thể tiếp tục hưởng lợi nhờ đà tăng giá dầu trong ngắn hạn
Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19, nhưng doanh nghiệp dầu khí vẫn có một năm kinh doanh khởi sắc nhờ giá dầu tăng mạnh.
Giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong ngắn hạn. Do đó, doanh nghiệp ngành dầu khí vẫn được hưởng lợi để tăng trưởng kinh doanh.
Giàn khoan của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Lợi nhuận tăng mạnh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 của doanh nghiệp đạt 45 nghìn tỷ đồng, vượt 2,6 lần kế hoạch năm, tăng 2,2 lần so với năm 2020. Nộp ngân sách nhà nước toàn tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 3 tháng, năm 2021 đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020.
Tổng giám đốc PVN, ông Lê Mạnh Hùng khẳng định, những kết quả đạt được của tập đoàn đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GPD quốc gia, góp phần bù đắp thu ngân sách năm 2021 cũng như đảm bảo an ninh năng lượng, chủ quyền quốc gia trên biển.
Tổng công ty Dầu Việt Nam -PV OIL(mã chứng khoán: OIL) là đơn vị thành viên trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ước thực hiện cả năm 2021, doanh thu hợp nhất đạt 55.000 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVOIL ước đạt 884 tỷ đồng, vượt 121% kế hoạch cả năm 2021. Toàn hệ thống PVOIL nộp ngân sách nhà nước ước đạt 8.483 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ.
Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV GAS (mã chứng khoán: GAS) cũng là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và là doanh nghiệp trụ cột trong ngành công nghiệp khí. Năm 2021, công ty có doanh thu ước đạt gần 80.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.380 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước gần 6.000 tỷ đồng. So với kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đặt ra, PV GAS ước vượt 14% chỉ tiêu doanh thu và vượt 19% chỉ tiêu lợi nhuận.
Trong năm 2021, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với nhiều biến chủng đáng lo ngại, giá dầu Brent đã liên tục thiết lập các mức đỉnh cao mới và đạt mức cao nhất 7 năm vào đầu tháng 10/2021. Đây là yếu tố tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngành dầu khí.
Năm 2021, giá dầu thô Brent trung bình đạt 70,5 USD/ thùng, tăng 66,5% so với năm 2020. Giá dầu tăng nhờ các yếu tố chính như: nhu cầu nhiên liệu gồm than, dầu, khí phục hồi mạnh tại các nước; gián đoạn nguồn cung do bão Ida tại Mỹ và tình trạng tắc nghẽn logistics do đại dịch khiến giá than và khí tăng, đẩy giá dầu tăng khi trở thành nhiên liệu thay thế; Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và những quốc gia sản xuất dầu liên minh (OPEC ) tuân thủ theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng ký vào đầu năm 2021.
Dư cung có thể không xảy ra trong ngắn hạn
Theo các nhà phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), giá dầu luôn nhạy cảm với tin tức biến thể COVID-19 mới, do đó vẫn còn rủi ro từ đại dịch tới giá dầu. Yếu tố hỗ trợ giá dầu là nhu cầu tăng, đặc biệt từ ngành hàng không, từ việc các quốc gia phục hồi và mở cửa trở lại. Ngoài ra, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bất ổn chính trị cũng đẩy giá dầu tăng trong ngắn hạn.
Theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tổng số giàn khoan đang hoạt động trong 2021 đã vượt năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2019. Do các hoạt động đầu tư đã chuyển hướng sang nhiên liệu xanh, đầu tư vào nhiêu liệu hóa thach đã giảm trong những năm gần đây. Do đó, tình trạng dư cung có thể không xảy ra trong ngắn hạn, điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu.
Kịch bản cơ sở của SSI đưa ra là giá dầu thô Brent trung bình là 70 USD/ thùng, không đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với ngành dầu khí Việt Nam, giá dầu trên 60-65 USD/thùng sẽ thúc đẩy hoạt động thăm dò và khai thác (E&P) trong dài hạn. Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ là trọng tâm hàng đầu cho Việt Nam trong những năm tới. Chính phủ đã phê duyệt một số dự án khu phức hợp năng lượng LNG để giải quyết tình trạng thiếu cung khí và nhu cầu điện tăng.
Năm 2022, SSI ước tính tăng trưởng lợi nhuận ngành dầu khí đạt 20,6%, nhưng vẫn thấp hơn mức trước khi có COVID-19 (năm 2019). Động lực tăng trưởng chính cho ngành là Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã chứng khoán: PVD), Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (mã chứng khoán: PLC), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (mã chứng khoán: PLX) và Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (mã chứng khoán: GAS).
SSI cho rằng, năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí sẽ đến từ mức so sánh khá thấp trong 2021, trong khi Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP ước tính hồi phục sản lượng trong 2022.
Các ngân hàng Phố Wall cũng dự báo giá dầu sẽ tăng cao trong ngắn và trung hạn. Cụ thể, Ngân hàng Goldman Sachs dự đoán giá dầu Brent đạt mức 90 USD/thùng vào cuối năm nay, tăng so với mức 80 USD dự kiến trước đó, do nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi trong bối cảnh nguồn cung từ các nhà sản xuất dầu ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và những quốc gia sản xuất dầu liên minh (OPEC ) vẫn còn hạn chế. Đồng quan điểm, ngân hàng Morgan Stanley (Mỹ) nâng triển vọng giá dầu dài hạn thêm 10 USD.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn dài hạn, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho rằng, nhu cầu tiêu thụ dầu thô cho lĩnh vực vận tải vẫn chiếm hơn 65% tổng nhu cầu trên toàn thế giới, trong khi xu hướng xe điện đang ngày một tăng trưởng mạnh với tốc độc luôn ở mức 2 con số mỗi năm.
Sự thành công của ngành vận tải không khói sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu. Ngoài ra, sự bùng nổ của ngành năng lượng tái tạo tại các quốc gia đang phát triển cũng đang là tiền đề để xu hướng xe điện phát triển tại các khu vực này. Do đó, VCBS nhận định giá dầu trong dài hạn vẫn trong xu hướng giảm.
Thực tế, ngành dầu khí khá biến động trong năm 2021, diễn biến cổ phiếu cũng biến động theo giá dầu và tâm lý nhà đầu tư trong nước hơn là ước tính lợi nhuận. Năm 2021, cổ phiếu ngành dầu khí đã tăng 28%, trong khi chỉ số VN-Index tăng gần 36%.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn trong ngành đều tăng thấp hơn so với VN- Index. Đơn cử như GAS tăng 14%. Đáng chú ý, PLX thậm chí còn giảm nhẹ 1%. PLX dù tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, nhưng rõ ràng biến động giá của cổ phiếu khá thất vọng so với đà tăng chung của VN-Index.
Cổ phiếu có mức tăng tốt nhất về giá thuộc về nhóm vốn hóa vừa và nhỏ như: BSR tăng 132%; PVD tăng 78,4%; PVS tăng 54,5% và PLC tăng 41%.
Lợi nhuận của Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) hồi phục lên 6 nghìn tỷ đồng trong 2021 so với lỗ 2,8 nghìn tỷ đồng trong 2020, giúp giá cổ phiếu tăng mạnh. Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã chứng khoán: PVD) với mảng khoan đã khởi sắc hơn, trong khi lợi nhuận của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán: PVS) đi ngang do thiếu sự đóng góp của các dự án lớn. Giá cổ phiếu PLC tăng nhanh nhờ lợi nhuận mảng nhựa đường cải thiện, trong bối cảnh công ty được kỳ vọng hưởng lợi mạnh mẽ trong giai đoạn đầu tư công mới tại Việt Nam (2021-2025).
Theo SSI, cổ phiếu ngành dầu khí được định giá lại trên diện rộng nhờ giá dầu hồi phục mạnh và thanh khoản dồi dào trên thị trường chứng khoán.
Phấn đấu đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào hoạt động tháng 4/2022 Phấn đấu đến ngày 30/4/2022 có thể thực hiện phát điện Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 hòa vào lưới điện quốc gia. Một góc dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN Để hoàn thành mục tiêu đưa Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) vào vận hành...