PV GAS tiếp tục vào top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2019
Forbes Việt Nam vừa công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2019. Đây là lần thứ bảy Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) tiếp tục có mặt trong danh sách này.
PV GAS tiếp tục vào top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2019
Như những lần trước, “Danh sách 50 công ty tốt nhất” năm 2019 do Forbes Việt Nam xếp hạng lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất, đang niêm yết tại Sở Giao dịch TP.HCM (HSX) và Sở Giao dịch Hà Nội (HNX).
Theo thống kê của Forbes Việt Nam, 50 công ty trong danh sách đạt 127.530 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 19,2%. Tổng giá trị vốn hóa 50 công ty đạt 94 tỉ USD, tương đương 63% vốn hóa 2 sàn niêm yết vào trung tuần tháng 5/2019. Nhóm các công ty dẫn đầu đều có mức tăng trưởng ấn tượng.
Để thực hiện danh sách này, Forbes Việt Nam sử dụng phương pháp xếp hạng công ty của Forbes (US), có cân nhắc đến đặc thù các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Dữ liệu sử dụng để đánh giá dựa trên báo cáo tài chính đã kiểm toán của 5 năm liên tiếp giai đoạn 2014 – 2018 (trong trường hợp các công ty có niên độ tài chính kết thúc giữa năm, Forbes Việt Nam sử dụng số liệu của niên độ kế toán gần nhất). Vốn hóa các công ty trong danh sách được chốt vào trung tuần tháng 5/2019.
Video đang HOT
Forbes xem xét tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn HSX và HNX và sắp xếp theo từng nhóm ngành. Ở vòng sơ loại, những công ty đang thua lỗ, hay trong quá trình hủy niêm yết, có quy mô giá trị vốn hóa và doanh thu dưới 500 tỉ đồng, các công ty con có hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào công ty mẹ (đã được xem xét) đều bị loại. Ở vòng tính toán định lượng, các công ty được chấm điểm theo các tiêu chí: Tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ sinh lời ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2014-2018. Phần tính toán định lượng theo phương pháp của Forbes được sự hỗ trợ của công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Tiếp theo, vòng định tính, Forbes Việt Nam xem xét độc lập mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp: Thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững. Các công ty nhiều lần vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của 2 sở giao dịch chứng khoán, có nghi vấn thao túng giá cổ phiếu hoặc có dấu hiệu kém minh bạch sẽ bị loại.
Các công ty trong danh sách phần lớn là các công ty đầu ngành hoặc đã xác lập được lợi thế cạnh tranh trong ngành, được phân theo từng nhóm lĩnh vực. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh sách thuộc về các ngành bất động sản – xây lắp, logistics, dịch vụ tài chính, nguyên liệu, bán lẻ…
PV GAS là một trong số ít những doanh nghiệp đạt thành tích liên tục 7 năm có mặt trong bảng xếp hạng của Forbes – một chỉ số thẩm định doanh nghiệp khách quan và có uy tín toàn cầu. Ngành dầu khí cũng góp mặt thêm 3 đơn vị nữa trong bảng xếp hạng này là Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí, Tổng công ty Phân bón Hóa chất và Dầu khí – CTCP, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Minh Thi
Theo baochinhphu.vn
Thị trường điều chỉnh, khối ngoại vẫn bơm ròng 264 tỷ đồng
Càng về cuối phiên giao dịch, lực đỡ từ nhóm blue-chips càng yếu. Cộng thêm, áp lực bán trên diện rộng đã kéo chỉ số xuống dưới mốc tham chiếu.
Theo đó, kết thúc phiên ngày 11/6, VN-Index đóng cửa giảm 0,83 điểm (0,09%) xuống 962,07 điểm; HNX-Index giảm 0,04 điểm (0,04%) xuống 103,95 điểm và UpCom-Index tăng 0,30 (0,55%) lên 55,13 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 284 mã tăng, 289 mã giảm và 160 mã giữ giá tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt 174 triệu đơn vị, tương ứng 3.690 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên này ghi nhận mức mua ròng khá mạnh. Tính trên cả ba sàn HSX, HNX và UpCom, khối ngoại bơm ròm 264 tỷ đồng ra thị trường.
Cụ thể, trên sàn HSX, khối ngoại mua vào với khối lượng 22,5 triệu đơn vị, giá trị 713 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 9,8 triệu đơn vị, giá trị 461 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 12,7 triệu đơn vị, giá trị khoảng 252 tỷ đồng.
Ở chiều mua, VRE vươn lên dẫn đầu danh mục với 123,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 lại dẫn đầu về khối lượng với 8,15 triệu đơn vị, tương đương giá trị 118,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số mã được mua ròng gồm BVH với 20,2 tỷ đồng; PTB với 12,4 tỷ đồng; CRE với 12,3 tỷ đồng; TVS với 9 tỷ đồng...
Ở chiều bán, VNM bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 41 tỷ đồng. Tiếp sau là VHM và HPG với giá trị lần lượt 17,7 tỷ đồng và 13,3 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại cũng mua ròng 563 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 4,7 tỷ đồng. Trong đó, mua ròng SHS và SHB với giá trị 4 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng. Còn bán ròng CSC vớ 1 tỷ đồng. Đây cũng là các mã ở cả chiều bán lẫn mua có giá trị ròng trên 1 tỷ đồng.
Trên UpCom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị 7,2 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầ tư nước ngoài mua ròng 26 mã, mạnh nhất là VEA với 7,2 tỷ đồng. Ngược lại, chỉ bán ròng 14 mã, BSR dẫn đầu với 3,5 tỷ đồng.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán 11/6: Cảnh báo khả năng quay đầu giảm điểm của thị trường Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục hồi phục kỹ thuật trong phiên giao dịch đầu tuần với thanh khoản tăng nhẹ. Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 10/6, sắc xanh duy trì trong toàn bộ thời gian giao dịch, VN-Index tăng điểm phiên đầu tuần. Thị trường được dự báo sẽ gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh khi tiếp...