PV GAS South (PGS) mua lại công ty vốn trăm tỷ với giá chỉ 1.000 đồng, phủ quyết phương án PV GAS tăng sở hữu
Về PV GAS South (PGS), ĐHĐCĐ bất thường cuối năm 2019 đã thay đổi đáng kể bộ máy lãnh đạo Công ty. Đại hội lần này cũng phủ quyết phương án phát hành cổ phiếu cho PV GAS để tăng sở hữu lên hơn 51%.
HĐQT CTCP Kinh doanh khí miền Nam (PGS) đã thông qua phương án mua lại Công ty TNHH Khí hóa lỏng Việt Nam – VT Gas với giá 1.000 đồng. Hiện, vốn điều lệ của VT Gas vào mức 100 tỷ, PGS cho biết sẽ tăng con số này lên 160 tỷ đồng theo hình thức góp vốn bằng tài sản của chi nhánh miền Đông và VT- Gas và/hoặc tiền mặt.
Đồng thời VT – Gas sẽ được bổ sung thêm lĩnh vực kinh doanh bất động sản vào ngành nghề kinh doanh hiện hữu của Công ty.
HĐQT PGS cũng quyết định bổ nhiệm ông Trần Anh Dũng – Phó Giám đốc PGS kiêm giữ chức Chủ tịch VT – Gas và bà Nguyễn Thị Thanh – Phó phòng kế hoạch PGS làm kiểm soát viên VT – Gas.
Được biết, VT – Gas mới được thành lập vào ngày 21/2/2020, ngành nghề chính là Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Người đại diện pháp luật cho Công ty là ông Huỳnh Đỗ Thanh Khiết sinh năm 1983 (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Năm 2019: “Thay máu” ban lãnh đạo, phủ quyết phương án phát hành cho PV GAS để tăng sở hữu lên hơn 51%
Về PGS, ĐHĐCĐ bất thường cuối năm 2019 đã thay đổi đáng kể bộ máy lãnh đạo Công ty. Trong đó, PGS đã miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với ông Vũ Quý Hiệu (theo đơn xin từ nhiệm) và ông Đỗ Tấn do hết nhiệm kỳ vào tháng 10/2019, cùng ông ông Trần Văn Nghị (theo tờ trình bổ sung tại Đại hội).
Danh sách bầu cử mới là những tên tuổi khá quen thuộc gồm:
(1) Ông Nguyễn Hoàng Giang (sinh năm 1986, tại Hà Nội) hiện đang giữ chức vụ Thành viên HĐQT và chức danh quản lý khác tại Chứng khoán VNDirect (VND), Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (NVT) và Đầu tư ngành nước DNP.
Video đang HOT
(2) Ông Hồ Phạm Quang Phương (sinh năm 1989, Hà Nội) cũng đang công tác tại VNDirect.
(3) Ông Nguyễn Ngọc Luận (sinh năm 1977, Tp.HCM) hiện đang là Trưởng ban pháp chế Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) và Thành viên HĐQT CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Hưng Thắng.
(4) Ông Đỗ Tấn – hiện giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.
Đáng chú ý, ĐHĐCĐ bất thường lần này cũng phủ quyết phương án phát hành cổ phiếu cho PV GAS để tăng sở hữu lên hơn 51%. Chi tiết kế hoạch, PGS sẽ phát hành 16,1 triệu cổ phiếu với giá 23.409 đồng/cp, tương ứng tổng khối lượng huy động dự kiến gần 377 tỷ đồng, mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm công cụ dụng cụ (vỏ bình…).
Đối tượng chào bán chính là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, GAS). Nếu thành công, PV GAS sẽ tăng sở hữu lên 33,7 triệu cổ phiếu, chiếm 51,03% vốn PGS và chính thức trở thành công ty mẹ. Tuy nhiên, cổ đông đã không thông qua tờ trình này.
Được biết, đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt tại Đại hội lần này, phần lớn cổ đông đặt vấn đề tại sao phát hành giá 23.409 đồng trong khi thị giá đang là 33.000 đồng/cp, tại sao không phát hành cho cổ đông khác ngoài PV GAS, và PV GAS sau khi tăng sở hữu có cam kết chiến lược phát triển mới cho Công ty hay không…?
Chiếm 35% thị phần LNG Nam và Nam Trung Bộ, cung ứng 85 triệu m3 từ Đông Nam Bộ đến Tây Nam Bộ
Về kinh doanh, PGS hiện đang kinh doanh hai dòng khí là LPG và CNG. Trong đó, sản lượng LPG giai đoạn 2014-2018 luôn vượt kế hoạch, tăng từ 236.893 tấn (2014) lên 302.943 tấn (2018), chiếm thị phần cao nhất miền Nam và Nam Trung Bộ với 35%. Công ty cũng vừa tiếp nhận Nhà máy sản xuất Bình khí Dầu khí Việt Nam, hiện đã có lợi nhuận và sản lượng vào mức 379.000 bình.
Tương tự, CNG cũng ghi nhận mức tăng mạnh từ mức 84,7 triệu m3 (2014) lên 135 triệu m3 (năm 2018). Hiện, PGS đang cung cấp CNG từ khu vực Đông Nam Bộ đến Tây Nam Bộ với hệ thống khách hàng đa dạng ngành nghề (VLXD, sắt thép, hàng tiêu dùng…).
Năm 2019 Công ty đạt tổng doanh thu hơn 6.385 tỷ đồng, thực hiện 97% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 93 tỷ đồng, thực hiện 90% kế hoạch. Theo giải trình của Công ty, lợi nhuận thực hiện không đạt kế hoạch năm là do giá dầu thô và giá CP thực tế thấp hơn so với đơn giá xây dựng kế hoạch.
Năm 2020, HĐQT của PGS đề ra chỉ tiêu tổng doanh thu đạt hơn 6.179 tỷ đồng, giảm hơn 3% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 65 tỷ đồng, giảm hơn 30%. Được biết, chỉ tiêu tài chính PGS xây dựng dựa trên cơ sở giá CP 420 USD/MT và giá dầu 60 USD/thùng, giá VNG tạm tính theo đơn giá năm 2019.
PGS cũng đặt mục tiêu sản lượng khí hóa lỏng LPG hơn 307.280 tấn, vỏ bình 780.000 vỏ, xăng dầu gần 4,7 triệu lít, khí nén hơn 110 triệu m3, thấp hơn năm 2019.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Tp.HCM: Sớm giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản
Sau Hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TPHCM với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, UBND TPHCM vừa chỉ đạo các sở, ngành liên quan sớm đề xuất giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản.
Theo đó, đối với các vướng mắc liên quan đến sự bất cập, xung đột giữa các quy định trong quy trình thủ tục thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, UBND TP sẽ kiến nghị Trung ương tháo gỡ.
Đối với các vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản còn hồ sơ đang tồn đọng, chưa xem xét giải quyết tại các sở-ngành có liên quan, Sở Xây dựng được giao phối hợp với các cơ quan chức năng phân loại từng nhóm vướng mắc để giải quyết từng trường hợp.
Đối với các công trình, dự án trọng điểm đăng ký phong trào thi đua năm 2020 và phát động đợt thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng các cấp của khối đô thị, UBND TP sẽ xem xét duyệt từng nội dung.
Trước đó, tại Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản năm 2020, lãnh đạo TPHCM cho rằng hiện có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào dự án cả ngàn tỉ đồng, ngân hàng cũng "bơm" thêm hàng ngàn tỉ đồng mà không cấp phép xây dựng, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Chính vì vậy, Sở Xây dựng phải làm nhanh để cấp phép xây dựng cho doanh nghiệp, không được để "đứng hình" hết.
Trên địa bàn TPHCM hiện nay có nhiều dự án bất động sản bị ách tắc, triển khai quá chậm; nguyên nhân là do sự phối hợp của các sở ngành chưa đồng bộ, chưa rõ trách nhiệm. Điển hình như việc xác định nghĩa vụ tài chính phát sinh khi điều chỉnh bị chậm dẫn đến việc cấp phép xây dựng cho các dự án bị chậm.
Hay 20% quỹ nhà ở xã hội của các dự án có khi doanh nghiệp năn nỉ TP lấy nhưng các cơ quan của TPHCM không trả lời dứt điểm, doanh nghiệp xin tự bán cũng không cho", ông Hoan nêu vấn đề và giao Sở Xây dựng phối hợp Sở Thông tin - Truyền thông cùng các sở ngành liên quan trong năm 2020 phải "số hóa" dữ liệu nhà, đất, trước mắt là tại những khu vực trung tâm, phối hợp đồng bộ với các sở ngành tổng rà soát lại quy hoạch...
Trên cơ sở đó, UBND chỉ đạo Sở Xây dựng phải tiến tới quản lý xây dựng trên cơ sở quy chế xây dựng và thiết kế đô thị, giấy phép xây dựng phải được thực hiện trên thiết kế đô thị, từ đó tránh tình trạng chạy chỉ tiêu quy hoạch, phòng chống nhũng nhiễu, tham nhũng trong công tác cấp phép.
Ngoài ra, Sở Xây dựng còn được giao phối hợp với các sở ngành tổng rà soát quỹ nhà ở xã hội trên địa bàn TP, nhất là quỹ nhà xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, xem xét để TPHCM chọn nhà hay quy đổi thành tiền, để từ nguồn tiền này phát triển những dự án nhà ở xã hội độc lập; đồng thời rà soát lại quỹ nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
Cũng tại hội nghị, đại diện Tập đoàn Novaland cho biết, trong quá trình phát triển dự án những năm gần đây, tập đoàn gặp những khó khăn vướng mắc trong các chính sách pháp luật liên quan đến quản lý đất đai. Chẳng hạn như với dự án 30,2ha tại phường Bình Khánh (quận 2, TPHCM), các bộ ngành Trung ương đang rà soát lại các thủ tục pháp lý dự án chung với dự án xây dựng đô thị mới Thủ Thiêm... Đơn vị chủ động xin được đề xuất với các bộ ngành trung ương, TPHCM 2 phương án để thực hiện.
Phương án 1, được giao tiếp tục triển khai phần dự án đã hoàn thành thi công là lô D07 và phần dự án đã hoàn thành thi công phần móng như D02-D06, D08-D10; đối với phần dự án chưa triển khai thi công là lô D01 và các hạng mục thương mại dịch vụ sẽ bàn giao lại để cơ quan ban ngành tiến hành đấu giá.
Phương án 2, được tiếp tục thực hiện toàn bộ dự án với chức năng nhà ở tái định cư theo các hồ sơ pháp lý đã được phê duyệt.
Ngoài ra, còn hàng loạt vướng mắc mà nhiều doanh nghiệp đã nêu ra tại các hội nghị lần trước, đến nay nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm nhưng vẫn chưa được giải quyết, như vụ việc xin nộp tiền sử dụng đất của Công ty CP Địa ốc Xanh, xin giao đất sau khi trúng đấu giá của Công ty CP Địa ốc Phú Long...
Một trong những những vấn đề gây ách tắc cho nhiều dự án thời gian qua là "xử lý" phần đất do Nhà nước trực tiếp quản lý trong các dự án nhà ở. Về vấn đề này, UBND TPHCM cho biết sẽ có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho áp dụng chung trên địa bàn TPHCM.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Novaland muốn phát hành hơn 378 triệu cổ phiếu thưởng HĐQT của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua phương án phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. HĐQT của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (NVL) lấy ý kiến cổ...