PV Drilling được vinh danh Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ nhà đầu tư tốt nhất 2020
Ngày 22/09/2020, tại Lễ vinh danh Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) có hoạt động IR tốt nhất 2020 (IR Awards 2020) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí ( PV Drilling) đã vinh dự được vinh danh Top 3 doanh nghiệp niêm yết được định chế tài chính đánh giá cao nhất tại hạng mục Mid-Cap, hạng mục được đánh giá bởi 28 định chế tài chính thông qua hệ thống chấm điểm.
28 định chế tài chính tham gia chấm điểm bao gồm: (1) Công ty quản lý quỹ: VinaCapital, AFC Vietnam Fund, MB Capital và VCBF; (2) Công ty chứng khoán: ACBS, Agriseco, Chứng khoán Bảo Việt, CSI, Chứng khoán Đông Á, Chứng khoán Everest, Funan, HSC, IVS, KB Việt Nam, KIS Việt Nam, Maybank Kim Eng, Mirae Asset, Phú Hưng, Pinetree, Rồng Việt, SSI, TPS, Thiên Việt, Tân Việt, Bản Việt, Chứng khoán Vietinbank, VNDirect, Yuanta Việt Nam.
PVD đã vinh dự được vinh danh Top 3 doanh nghiệp niêm yết được định chế tài chính đánh giá cao nhất tại hạng mục Mid-Cap
Đây là năm thứ 10 của sự kiện IR Awards, có 729 doanh nghiệp niêm yết ban đầu vượt qua các vòng khảo sát và bình chọn các đơn vị xuất sắc cho danh hiệu “Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất 2020″ và “Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất 2020″ theo nhóm vốn hóa bao gồm: Large Cap (vốn hóa cao), Mid Cap (vốn hóa trung bình) và Small & Micro Cap (vốn hóa nhỏ và siêu nhỏ). Và sau vòng khảo sát đã có 45 doanh nghiệp xuất sắc nhất đạt chuẩn công bố thông tin để đưa vào danh sách bình chọn năm 2020 dựa trên các tiêu chí: Doanh nghiệp công bố thông tin minh bạch, chủ động và kịp thời; website IR hữu ích và dễ sử dụng; Nhà đầu tư có thể dễ dàng thu thập được thông tin về doanh nghiệp từ các phương tiện truyền thông đại chúng; Số liệu tài chính và các tài liệu cổ đông đáng tin cậy và có giá trị tham khảo tốt cho các quyết định đầu tư; Ban lãnh đạo uy tín. Nhà đầu tư đánh giá cao về hoạt động quan hệ nhà đầu tư đại chúng của doanh nghiệp.
Đại diện PV Drilling nhận vinh danh
Video đang HOT
Giải thưởng IR Awards 2020 là kết quả của một quá trình nhiều năm phấn đấu, nỗ lực cải thiện hoạt động Quan hệ cổ đông theo định hướng truyền tải thông tin về doanh nghiệp một cách rõ ràng và minh bạch từ Ban Lãnh đạo PV Drilling. PV Drilling hiểu rằng vai trò của bộ phận Quan hệ cổ đông càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp niêm yết trong bối cảnh nhu cầu tìm hiểu thông tin càng lớn của các nhà đầu tư và các bên liên quan. Ý thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ( HOSE), PV Drilling luôn cố gắng bảo vệ quyền lợi và lợi ích của cổ đông, nhà đầu tư bằng việc tuân thủ các quy định về pháp luật, thực hiện đúng các quy định về công bố thông tin và đối xử bình đẳng với các cổ đông.
Nhằm nâng cao hiệu quả và chuyên nghiệp hóa hoạt động quan hệ nhà đầu tư đáp ứng nhu cầu tìm hiểu doanh nghiệp của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, PV Drilling tiếp tục thực hiện đúng các quy định về công bố thông tin và nâng cao công tác IR thông qua việc hoàn thiện quy trình quan hệ nhà đầu tư theo chuẩn mực quốc tế và chủ động kết nối với các bên liên quan như quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, báo chí và phương tiện truyền thông nhằm truyền tải thông tin về doanh nghiệp một cách minh bạch nhất.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2020, PV Drilling ước đạt 4.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông Công ty mẹ ước đạt 100 tỷ đồng so với 48.8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm 2019. Đây là kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh phải ứng phó với “cuộc khủng hoảng kép” do tác động của dịch COVID-19 và giá dầu xuống thấp.
SCIC và những đợt thoái vốn "mang đến lại mang về"
Các đợt thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) liên tiếp ế ẩm, nhiều lô cổ phần chào bán nhiều lần vẫn không được nhà đầu tư ngó ngàng.
Gần đây, SCIC liên tiếp công bố thông tin đấu giá phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Ảnh: Đức Thanh
Những thương vụ bất thành
Phiên đấu giá lô cổ phần gần 2 triệu đơn vị (tương đương 73,03% vốn điều lệ) của SCIC tại Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long dự kiến diễn ra ngày 9/9 đã không thể tổ chức. Lý do là đến thời điểm kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua số cổ phần này, chỉ có một nhà đầu tư tham gia đăng ký đấu giá.
Theo Điều 13, Quy chế Bán đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Công ty cổ phần Địa ốc Vĩnh Long ban hành kèm theo Quyết định số 332/QĐ-ĐTKDV ngày 14/8/2020 của Tổng giám đốc SCIC, cuộc đấu giá này không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá. Đáng chú ý, đây đã là lần thứ 6 lô cổ phiếu này được SCIC "mang đến lại mang về" trong 5 năm qua.
Trong tháng 8/2020, SCIC công bố chào bán đấu giá cả lô 17,8 triệu cổ phần (tương đương 51% vốn điều lệ) tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang với mức giá khởi điểm 18.900 đồng/cổ phần. Như vậy, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 337,4 tỷ đồng để sở hữu số cổ phần trên.
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu phiên đấu giá này không bị hủy do không có nhà đầu tư nộp hồ sơ năng lực. Nguyên nhân là dù được nỗ lực "kéo" từ mốc 6.000 đồng/cổ phần sau khi thông tin thoái vốn được công bố, nhưng thị giá cổ phiếu AFX của Thực phẩm An Giang chỉ chạm được tới mốc 12.900 đồng/cổ phần trong phiên giao dịch ngày 17/8 và sau đó là "hụt hơi", hiện chỉ còn neo ở mốc 8.000 đồng/cổ phần.
Cũng trong tháng 8/2020, SCIC đã thất bại trong đợt chào bán toàn bộ 46 triệu cổ phiếu FPT với giá trị tối thiểu 2.273 tỷ đồng. Mặc dù mức giá mà SCIC đưa ra khá sát so với thị giá cổ phiếu FPT vào thời điểm chào bán, nhưng do tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại tại FPT đã đạt mức tối đa 49%, nên phiên đấu giá này chỉ dành cho nhà đầu tư trong nước. Điều này dẫn tới việc không có nhà đầu tư nào chào mua lô cổ phần trên.
Thời gian gần đây, SCIC liên tiếp công bố thông tin đấu giá phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Mặc dù cả 3 doanh nghiệp nói trên đều hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, nhưng việc thoái vốn nhà nước lại không hề dễ dàng.
Trong tháng 9, SCIC tiếp tục thông báo bán đấu giá cổ phần tại Công ty cổ phần Chăn nuôi Tiền Giang và Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn. Đây cũng là số cổ phần tại những doanh nghiệp mà SCIC đã từng chào bán trước đó, nhưng đều không thành công.
Cần cách làm mới
Một nguyên nhân khách quan dẫn tới việc các đợt thoái vốn bất thành là đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như đời sống của người dân, trong đó thị trường chứng khoán bị tác động rất nặng nề.
Tuy nhiên, các thương vụ thoái vốn mà SCIC thực hiện nói trên có điểm chung là đấu giá trọn lô, tức là mỗi nhà đầu tư tham gia sẽ phải mua toàn bộ lượng cổ phần đấu giá. SCIC lý giải, việc bán toàn bộ lô cổ phần để tránh trường hợp nhà đầu tư chỉ mua một phần nhằm đạt được quyền chi phối doanh nghiệp rồi thôi, cổ đông Nhà nước phải nắm giữ số ít cổ phần còn lại mà không cách nào bán được.
Đồng thời, SCIC đặt nhiều kỳ vọng trong các đợt thoái vốn này khi đưa ra mức giá khởi điểm thường cao hơn so với giá cổ phiếu trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng Thành viên SCIC, nhiều doanh nghiệp không bán được vốn không phải do hoạt động yếu kém, kế hoạch sản xuất, kinh doanh không sáng sủa, mà là do cơ chế. Cách xác định giá sàn quá chặt chẽ, không tạo kẽ hở để thất thoát tài sản nhà nước, nhưng không linh hoạt theo nguyên tắc thị trường trong việc bán vốn tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và các doanh nghiệp mà Nhà nước chỉ là cổ đông thiểu số.
Theo ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan này đã xây dựng các cơ chế chính sách tài chính, bảo đảm triển khai thuận lợi việc cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước. Bộ Tài chính cũng xây dựng các cơ chế chính sách phát triển thị trường chứng khoán, bảo đảm sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp phải niêm yết trên thị trường, bảo đảm công khai minh bạch trong quá trình cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Chính phủ có kế hoạch thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
EVNGenco3: Điều chỉnh giá theo sản lượng giữa dịch Covid-19, doanh thu công ty mẹ 8 tháng điều chỉnh nhẹ về 26.143 tỷ đồng EVNGenco3 cho biết đang xúc tiến thực hiện các thủ tục thực hiện đầu tư dự án Điện mặt trời trên hồ thủy điện Buôn Kuốp và Srêpốk 3, điện mặt trời mái. Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGenco 3, PGV) vừa công bố tình hình kinh doanh điện tính đến tháng 8/2020. Ghi nhận, trong tháng 7 - 8...