PV Drilling cùng những tín hiệu khởi sắc
Triển vọng giá dầu đang ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling, mã: PVD). Theo đó, các giàn khoan tự nâng của PV Drilling sẽ rất bận rộn với kế hoạch khoan liên tục cho các nhà thầu trong và ngoài nước.
Giàn khoan PV DRILLING I tiếp tục khoan thăm dò giếng CT-6X cho Vietsovpetro tại block 09-3/12 ngay sau khi kết thúc chương trình hủy giếng cho Thăng Long JOC tại mỏ Hải Sư Đen đến cuối năm 2018. Giàn khoan PV DRILLING II đang thực hiện chương trình khoan cho Vietsovpetro đến tháng 1/2019. Giàn khoan PV DRILLING III khoan cho Resol tại block PM3 phía Tây Malaysia từ cuối tháng 3/2018, dự kiến kéo dài đến hết quý III/2019 và có khả năng gia hạn hợp đồng thêm. Giàn khoan PV DRILLING VI hiện đang khoan cho Cửu Long JOC và tiếp nối sẽ khoan 4 giếng Tieback của Vietsovpetro tại block 09-3/12 từ đầu tháng 10/2018.
Giàn PV DRILLING III đang khoan cho Resol tại block PM3 phía Tây Malaysia từ cuối tháng 3/2018, dự kiến kéo dài đến hết quý III/2019 và có khả năng gia hạn hợp đồng thêm
Riêng giàn khoan nước sâu TAD, PV Drilling đang làm việc với các khách hàng tiềm năng như Vietsovpetro về việc sử dụng giàn khoan TAD để thực hiện công tác khoan, sửa giếng và hủy giếng; Biển Đông POC về khả năng cung cấp giàn TAD cho chiến dịch khoan sắp tới; PVEP POC về việc hoán cải giàn TAD thành giàn khai thác cho dự án phát triển mỏ Đại Hùng.
Bên cạnh đó, PV Drilling cũng thúc đẩy việc phát triển ra nước ngoài cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh giàn khoan TAD. Trong trường hợp thắng thầu các dự án nêu trên, dự kiến cuối năm 2019 giàn khoan này sẽ hoạt động trở lại.
Giàn khoan nước sâu TAD PV DRILLING V
Các giàn khoan có việc làm liên tục kéo theo các dịch vụ đi kèm như dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, cung cấp nhân lực, cung cấp vật tư thiết bị… có nhu cầu tăng từ các nhà thầu dầu khí, đóng góp đáng kể trong việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận so với kế hoạch cũng như đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. PV Drilling cũng từng bước tham gia đấu thầu nước ngoài cho các dịch vụ mud-logging, kéo thả ống chống… đang kỳ vọng thâm nhập sang các thị trường lân cận ở khu vực Đông Nam Á.
Gần đây, các thông tin như sản lượng dầu của Iran sẽ giảm, số giàn khoan cho dầu đá phiến tại Mỹ giảm… đã ảnh hưởng đến nguồn cung dầu tại Mỹ, kéo giá dầu Brent tăng lên xấp xỉ 80 USD/thùng. Trong một số dự báo của các tổ chức quốc tế gần đây kỳ vọng giá dầu có thể chạm ngưỡng 90 USD/ thùng vào cuối 2018. Vì vậy, PV Drilling nhận định trong tương lai chênh lệch cung cầu giàn khoan sẽ rút ngắn, hiệu suất cho thuê giàn của PV Drilling có thể đạt trên 85% và giá cho thuê giàn kỳ vọng sẽ được cải thiện trong năm 2019.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, mới đây, ngày 10/9/2018, PVEP đã thanh toán một phần nợ quá hạn cho PV Drilling (khoảng 200 tỷ đồng trong tổng số nợ quá hạn trên 800 tỷ đồng) và dự kiến sẽ tiếp tục thanh toán phần còn lại trong những tháng cuối năm 2018 theo như thỏa thuận. Việc này chắc chắn sẽ mang lại cho PVD dòng tiền dương, giảm trích lập dự phòng nợ xấu, cải thiện kết quả kinh doanh quý III/2018 và hỗ trợ PV Drilling đạt được kế hoạch lợi nhuận cả năm 2018 như đã đăng ký với cổ đông.
Như vậy, mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2018 lỗ trên 300 tỷ đồng nhưng PV Drilling tin tưởng kết quả sản xuất kinh doanh những tháng cuối năm 2018 sẽ khả quan hơn khi có nhiều tín hiệu tích cực hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
T. Thanh
Theo petrotimes.vn
5 dự án đội vốn 'khủng'
Tình trạng điều chỉnh tổng mức đầu tư xảy ra đối với nhiều chương trình, dự án, trong đó điển hình là các dự án đường sắt đô thị (metro). Đặc biệt, 5 dự án metro tại Hà Nội và TPHCM đội vốn thêm 132.576 tỷ đồng.
1. Dự án xây dựng tuyến metro số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, được UBND TP Hà Nội phê duyệt đầu tư từ năm 2008. Đây là tuyến metro kết nối khu đô thị mới với khu vực đô thị trung tâm TP.
Theo đó, giai đoạn 1 có chiều dài 11,5km, trong đó 8,5 km ngầm và 3 km đi trên cao, 1 depot với tổng mức đầu tư 131.023 triệu yên (tương đương 19.555 tỷ đồng). Tháng 11/2011, tư vấn chung của dự án đã hoàn thiện thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên 51.750 tỷ đồng.
Dự án Cát Linh - Hà Đông đã trải qua gần 7 năm thi công.
Với số tiền này, tính trung bình 216 triệu USD/km, trong đó tổng chi phí hệ thống cơ điện 503 triệu USD, chiếm hơn 20%. Chi phí đầu tư/km của dự án điều chỉnh cao gấp 1,7 lần so với dự án tương tự tại Malaysia và gấp khoảng 3 lần so với dự án tương tự tại Trung Quốc.
Do dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia nên phải trình Quốc hội xem xét. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) thuê tư vấn độc lập thẩm tra dự án điều chỉnh. Sau khi thẩm tra, Bộ KH-ĐT kiến nghị điều chỉnh xuống còn 41.870 tỷ đồng, giảm gần 10.000 tỷ đồng.
Đến năm 2016, sau khi xem xét thêm nhiều yếu tố, Bộ KH-ĐT kiến nghị giảm tiếp xuống còn 33.568 tỷ đồng, giảm 18.181 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó Bộ KH-ĐT lại kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh dự án với tổng mức đầu tư tối đa 30.069 tỷ đồng. Như vậy, dù đã 3 lần điều chỉnh giảm, tổng mức đầu tư dự án metro Hà Nội tuyến 2 vẫn tăng hơn 10.000 tỷ đồng.
2. Tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội là một trong những dự án trọng điểm, triển khai đầu tiên trong hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội. Dự án có tổng chiều dài 12,5 km, với 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm, bắt đầu từ Nhổn đến điểm cuối là ga Hà Nội, đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa và Hoàn Kiếm, với tổng số 12 ga (8 ga nổi, 4 ga ngầm).
Được khởi công từ tháng 9/2010, công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017. Tuy nhiên, đầu năm 2017 TP Hà Nội báo cáo lùi tiến độ đến sau năm 2021. Tổng mức đầu tư dự án sau 2 lần tăng giá, đến nay đã lên đến gần 36.000 tỷ đồng, tăng thêm 10.400 tỷ đồng.
Đến nay dự án đã giải ngân được 7.156/32.910 tỷ đồng. Công tác giải phóng mặt cho phần 8,5 km trên cao đã cơ bản hoàn thành, phần 4 km đi ngầm chưa hoàn thành, trong đó có nhiều vị trí khó khăn như ga Kim Mã (S9) còn 11/13 hộ dân, ga Cát Linh (S10) còn 8/23 hộ dân, ga Văn Miếu (S11) còn 37/61 hộ dân và 1/4 cơ quan, ga Trần Hưng Đạo (S12) còn 43/46 hộ dân và 2/7 cơ quan...
3. Dự án metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công tháng 8/2012 với độ dài 19,7 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và thị xã Dĩ An (Bình Dương). Tổng mức đầu ban đầu của dự án năm 2007 hơn 17.300 tỷ đồng, đến năm 2011 được điều chỉnh lên hơn 47.300 tỷ đồng (tăng thêm 30.000 tỷ đồng).
Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hơn 41.800 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách TP.
Dự án Bến Thành - Suối Tiên liên tục đội vốn.
Tuy nhiên, việc đội vốn chưa được phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư nên dự án gặp khó khăn trong việc bố trí vốn. Việc này làm ảnh hưởng đến việc thanh toán cũng như khả năng các nhà thầu giảm tiến độ thi công, ảnh hưởng đến mục tiêu hoàn thành dự án vào năm 2020.
Để đảm bảo tiến độ thi công dự án, UBND TP HCM đã tạm ứng ngân sách 3 lần với số tiền gần 2.300 tỷ đồng để thanh toán cho nhà thầu thi công, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Trước mắt, việc bố trí vốn năm 2018 cho dự án chưa đủ cơ sở thực hiện do tổng mức đầu tư mới chưa được Quốc hội xem xét, thông qua. Theo tiến độ ban đầu, dự án hoàn thành xây dựng vào năm 2017 và đưa vào khai thác vận hành năm 2018. Song, đến nay mới thi công được 50% khối lượng nên tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành lùi đến năm 2020.
4. Tuyến metro số 2 TP HCM tuyến Bến Thành - Tham Lương có chiều dài toàn tuyến gần 20 km (Thủ Thiêm - Bến xe Tây Ninh), chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một dài 11,3 km (Bến Thành - Tham Lương) đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú. Trong đó, có 9,3 km đi ngầm với độ sâu trung bình 18 m. Toàn tuyến có 10 ga ngầm và một ga trên cao, tổng vốn đầu tư hơn 26.110 tỷ đồng (hơn 1,3 tỷ USD). Giai đoạn 2 sẽ thực hiện khi có đủ vốn.
Ngày 24/8/2010, TP HCM đã làm lễ khởi công xây dựng dự án, dự kiến đến cuối năm 2014, tuyến metro số 2 mới được thi công đồng loạt. Và thực tế, tuyến tàu điện ngầm số 2 bắt đầu thi công vào tháng 6/2013, dự kiến tháng 2-2017 đưa vào khai thác. Tuy nhiên, dự án đã được điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng gần gấp đôi so với năm 2010, lên gần 48.000 tỷ đồng.
Trong đó, vốn ODA Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hơn 20.000 tỷ đồng, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) hơn 11.000 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EID) hơn 5.000 tỷ đồng, còn lại vốn đối ứng gần 12.000 tỷ đồng.
5. Ồn ào nhất có lẽ là dự án metro Hà Nội Cát Linh - Hà Đông. Dự án này có chủ đầu tư là Bộ GTVT (đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đường sắt), tổng thầu thi công dự án theo hình thức EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc. Toàn tuyến metro dài 13,05 km trên cao. Điểm đầu tuyến tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Quốc lộ 6); bao gồm 12 nhà ga trên cao và khu depot rộng 19,6 ha tại quận Hà Đông.
Dự án được khởi công tháng 10/2011, dự kiến hoàn thành tháng 6/2015, với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD (tương đương 8.770 tỷ đồng), sau đó điều chỉnh lên 891,92 triệu USD (tương đương 18.792 tỷ đồng).
Đến năm 2017, dự án tiếp tục vay 250 triệu USD vốn ưu đãi từ Ngân hàng Xuất khẩu Trung Quốc (China EximBank) của Trung Quốc. Và với khoản vay thêm này, dự án metro Cát Linh - Hà Đông tăng lên 47.325 tỷ đồng, tức đội vốn gần 30.000 tỷ đồng so với ban đầu.
Tính từ thời điểm khởi công đến nay, dự án trải qua gần 7 năm thi công. Nếu tiến độ của Bộ GTVT đặt ra, dự án cũng sẽ kéo dài hơn 4 năm so với thời gian thi công đặt ra ban đầu. Theo tính toán của các chuyên gia, mỗi ngày chậm tiến độ, dự án phải trả lãi vay khoảng 1,2 tỷ đồng.
Theo Đầu tư Tài chính
Vàng quay đầu tăng giá, lên cao nhất 3 phiên Thị trường tỏ ra tích cực khi giá vàng giữ vững được thành quả tăng giá cho tới cuối phiên và chốt phiên tại 1.204.70 USD/ounce. Đây là mức giá cao nhất trong ba phiên qua. Thị trường vàng trong nước nhờ những diễn biến tích cực của thị trường thế giới nên đã chuyển biến nhẹ. Cụ thể, giá vàng SJC tại...