Putin tính xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Crimea tới châu Âu
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, đường ống dẫn khí từ Crimea tới châu Âu có thể được xây dựng trong tương lai.
Tuy nhiên, ông Novak cũng cho biết, hiện tại chính phủ Nga không xem xét ý tưởng này, theo TASS
“Bộ năng lượng hiện chưa nghĩ về nó. Nhưng trong tương lai, các dự án như vậy có thể được thảo luận”, ông Novak tuyên bố tại diễn đàn Tuần lễ năng lượng Nga.
Bộ trưởng Năng lượng Nga nói thêm rằng cho đến nay, các hành động của Nga trên bán đảo Crimea là nhằm đảm bảo cung cấp năng lượng và khí đốt cho khu vực, cũng như tạo ra các nhà máy phát điện mới.
Công ty khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga trước đó đã báo cáo rằng trong 2,5 tháng đầu năm 2019, các nguồn cung cấp khí đốt đã giảm 8.2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Từ ngày 1/1 đến ngày 15/3, công ty đã chuyển 40,8 tỷ m3 khí đốt sang châu Âu, thấp hơn 8,2% so với năm 2018. Đồng thời, Gazprom tuyên bố rằng nhu cầu khí đốt từ các nước châu Âu khác đã tăng lên. Chẳng hạn, xuất khẩu sang Cộng hòa Séc tăng 64,9%, sang Áo tăng 24,1% và sang Hungary tăng 12,6%.
Vào ngày 16/3/2014, một cuộc trưng cầu dân ý về tình trạng của Crimea đã được tổ chức tại bán đảo và Sevastopol, trong đó người dân đã bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này không được Ukraine, EU hay Mỹ công nhận.
Theo danviet
Nga đề nghị Ukraine, EU thực hiện đúng pháp luật châu Âu
Thay vì thỏa thuận vận chuyển khí đốt trong nhiều năm với giá siêu rẻ, Nga yêu cầu EU, Ukraine thực hiện đúng các cơ chế châu Âu mới.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 3/10 đã tuyên bố, việc quá cảnh khí đốt từ Nga qua Ukraine sang châu Âu sẽ được ấn định theo luật pháp châu Âu hiện hành.
Một phần đường ống trung chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraine đến châu Âu. Ảnh: Reuters
Phí quá cảnh cũng được xác định theo luật hiện hành của châu Âu thay vì do nhà cung cấp Gazprom của Nga đưa ra như trước đây, vốn được ra giá rất "ưu đãi" với quốc gia láng giềng có mối quan hệ tốt đẹp như Ukraine.
"Giá quá cảnh theo luật pháp châu Âu sẽ được xác định theo các luật pháp châu Âu hiện hành. Đây không phải là chi phí bơm trên 1.000 mét khối và trên 100 km, như hợp đồng trước đây" - Bộ trưởng Novak nói.
Nga và Ukraine, EU đang thực hiện các vòng đàm phán về gia hạn quá cảnh khí đốt Nga qua đường ống ở Ukraine sau năm 2019.
Trong hợp đồng gia hạn quá cảnh khí đốt Nga đang được thảo luận, Ukraine đề xuất thực hiện nghĩa vụ bơm 60 tỷ mét khối khí mỗi năm trong vòng 10 năm từ Nga sang châu Âu.
Tuy nhiên, Gazprom không đồng ý với điều này bởi những con số gia tăng gần đây về lượng khí đốt mà châu Âu mua của Nga đã tăng lên nhanh chóng. Năm ngoái, quá cảnh qua Ukraine lên tới khoảng 86 tỷ mét khối. Trong khi đó, công suất của Nord Stream-2 là 55 tỷ mét khối và đường ống Thổ Nhĩ Kỳ là 31,5 tỷ mét khối khí. Một khi hai đường ống này được hoàn thành, Nga không có nhu cầu sử dụng đường ống qua Ukraine nữa.
Không chỉ là lý do đó, luật pháp về năng lượng ở châu Âu điều chỉnh các hợp đồng năng lượng được ký kết hàng năm. Dù liên tục yêu cầu Nga thực hiện các quy tắc mới của châu Âu, tuy nhiên, cả EU và Ukraine đều không muốn kịch bản như vậy xảy ra bởi điều đó có nghĩa họ sẽ phải trả chi phí quá cảnh lớn cũng như giá khí đốt mua vào EU sẽ cao lên.
EU không muốn mua khí đốt với giá cao nhưng các quy định pháp lý mới của châu Âu lại thúc đẩy điều này. Brussels dường như đã ngầm bắn tín hiệu với Ukraine về việc trì hoãn thực hiện các hợp đồng trung chuyển khí đốt theo luật pháp châu Âu, gia tăng thêm những khó khăn đàm phán với Nga. Đến nay, Kiev vẫn chần chừ tuân thủ pháp luật của châu Âu về năng lượng, đồng thời càng chông gai hơn trên con đường "Âu hóa".
Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Châu Âu Maros Sefcovic mới đây đã thông tin, vòng đàm phán ba bên tiếp theo về vấn đề khí đốt theo định dạng Nga-EU-Ukraine sẽ được tổ chức vào ngày 28/10 tại Brussels (Bỉ).
Ông Sefcovic thông báo về vòng đàn phán trên Twitter và cho biết ông rất mong chờ về điều đó.
Trước đó, vòng đàm phán đầu tiên về nội dung này đã tổ chức vào ngày 19/9 tại Brussels. Sau vòng đàm phán vận chuyển khí, ông Sefcovic gọi đây là các tín hiệu tích cực.
Các cuộc đàm phán xoay quanh nội dung: việc vận chuyển khí đốt tuân thủ quy tắc năng lượng của EU trong một thỏa thuận khung trong tương lai; thời hạn thích hợp của hợp đồng tương lai; khối lượng cần thiết với khả năng thay đổi có thể; giá vận chuyển khí.
Gazprom trong vòng đàm phán vào ngày 19/9 đã đồng ý về khả năng ký kết hợp đồng trung chuyển theo các quy tắc của châu Âu từ ngày 1/1/2020, nếu chúng cũng được thực hiện đầy đủ tại Ukraine trước cuối năm nay.
Huy Vũ
Theo baodatviet
Tổng thống Nga kêu gọi bình ổn các thị trường năng lượng Ngày 2/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định điều quan trọng là cần sử dụng mọi công cụ để bình ổn các thị trường năng lượng. Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng ở Moskva, ông nhấn mạnh Nga sẽ tiếp tục là một bên có trách nhiệm trong liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)...