Putin sẽ đưa nước Nga về đâu?
Vì sao Tổng thống Putin đột ngột tuyên bố sẽ sửa đổi Hiến pháp? Vì sao Thủ tướng Medvedev và Chính phủ Nga tuyên bố từ chức hàng loạt…?
Tháng 8/1999 Vladimir Vladimirovich Putin được Tổng thống Boris Yeltsin chỉ định làm Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, 4 tháng sau Yeltsin bất ngờ từ chức, theo Hiến pháp Putin được chỉ định ngồi vào ghế Tổng thống tạm quyền!
Sau nhiều năm bê bối, thay đổi chính sách liên tục khiến dân chúng bất mãn với Yeltsin – vị tổng thống già cả, vụng về và ốm yếu – thì việc Putin thắng cử và lên nhậm chức đã đánh dấu một bước khởi đầu mới cho nước Nga trong giai đoạn lịch sử hậu Xô viết.
Kể từ thời điểm đó đến nay, Putin vẫn chưa rời chính trường dẫu kinh qua bao cuộc đổi thay, các chức vụ Tổng thống và Thủ tướng được luân phiên, Putin đang ở nhiệm kỳ Tổng thống thứ 4.
Trong 8 năm cầm quyền, Putin đã tái thiết một Liên bang rệu rã sau biến cố 1991 thành một nước Nga về cơ bản là ổn định, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, duy trì đối trọng đáng gờm với Mỹ và phương Tây.
Putin là một trong những chính trị gia lão luyện nhất thế giới
Tiếp nối “truyền thống”, nước Nga đương đại chưa bao giờ là bằng hữu thâm tình với phương Tây, họ mâu thuẫn kinh tế với Mỹ, xung đột quân sự tại Trung Đông và im hơi lặng tiếng trong các diễn biến quan trọng trên chính trường quốc tế trong nhiều năm.
Trong suốt thời gian cầm quyền, Dmitry Medvedev – đương kim Thủ tướng là đồng minh thân cận nhất của Putin, hai người đã có những cuộc đổi vai ngoạn mục, và lần này lại thêm một cú “lobby” kinh điển.
Toàn bộ Chính phủ của ông Medvedev đã đồng loạt từ chức để “tạo điều kiện” cho Tổng thống sửa đổi Hiến pháp. Đây là sự việc chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trị thế giới.
Theo đó, Duma quốc gia Nga (Hạ viện) được trao quyền chọn Thủ tướng và nội các Chính phủ. Như vậy quyền hành của Tổng thống coi như bị “xén” bớt một phần rất “nặng”.
“Tất nhiên đây là những thay đổi rất quan trọng đối với hệ thống chính trị… nó có thể tăng vai trò và ý nghĩa của quốc hội… của các đảng, sự độc lập và trách nhiệm của thủ tướng”, Tổng thống Putin nói.
Có chăng, một cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm đang diễn ra tại nước Nga? Điều gì khiến Putin tự nguyện “phế bỏ” quyền lực trong tay? Liệu chính trị Nga đã tước bỏ lời nguyền “giành chính quyền trên họng súng”…?
Trong con mắt của phương Tây, Putin mang hơi hướm của một nhà độc tài chính trị, “Chủ nghĩa Putin” là khái niệm mà báo chí Mỹ, châu Âu đã giành cho Tổng thống Nga đương nhiệm.
Không thể không nhắc tới diệu kế “man thiên quá hải” của Putin đối với Ukraina, Crimea đã làm “nhức mắt” NATO và Mỹ; mới đây là liên kết với Bắc Kinh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, chẳng khác nào liên minh chống Trump.
Xa hơn một chút là cuộc chiến 5 ngày tại Gruzia và Nam Ossetia xảy ra hồi năm 2008. Cho đến nay không ai trả lời được sự tham gia của Nga vào cuộc chiến này nhằm mục đích bảo vệ Gruzia hay gián tiếp đầy lùi NATO tiến về phía Đông?
Đương nhiên, Putin phản bác cái gọi là “dân chủ giả hiệu phương Tây” nhưng những cáo buộc ấy phần nào đã tham gia rất sâu vào đường lối đối ngoại, chiến lược kinh tế, quốc phòng đối với Nga từ Washington và Bruxelles.
Người Nga vốn nhạy cảm và mơ mộng nên không thể không rung động trước thái độ từ Mỹ và châu Âu. Hệ quả là mùa xuân năm 2014, Moscow nhận đòn trừng phạt kinh tế từ phương Tây.
Trên trái đất này Nga là nước duy nhất có thể phát triển bình thường kể cả khi “bế quan tỏa cảng” với bên ngoài nhờ sự phong phú về tài nguyên, khí hậu, địa hình và khí chất vốn có của người Đông Slav.
Video đang HOT
Tuy nhiên ở vị trí thứ 12 trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cho thấy nước Nga chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Dưới thời Putin nước Nga luôn luôn chỉ nổi trội trên mặt trận quân sự.
Thu nhập thực tế của người Nga đã giảm đáng kể trong vòng một thập kỷ qua bởi nền kinh tế trì trệ, giá dầu thế giới giảm. Mùa hè năm 2019 cũng chứng kiến các cuộc biểu tình lớn ở Moscow, cùng với bất ổn gia tăng với đảng “nước Nga Thống nhất” trước thềm bầu cử Quốc hội năm 2021.
Nói vậy để thấy rằng, nguồn cơn dẫn tới việc sửa đổi Hiến pháp lần này là sức ép từ cá nhân Tổng thống, ông (bị buộc) phải chuyển giao bớt quyền lực cho Duma để gột rửa phần nào cái nhìn không thiện cảm với phương Tây (!?)
Cũng chính Putin là người đề cử lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Mikhail Mishustin làm người thay thế ông Medvedev. Duma sẽ bỏ phiếu bầu, song với những gì báo chí Nga dành cho ứng viên này thì coi như chiếc ghế Thủ tướng đã có chủ.
Về mặt chính trị mà nói, Putin đang chuyển từ nền Cộng hòa Tổng thống sang Cộng hòa đại nghị. Về lý thuyết sẽ trao “thượng phương bảo kiếm” cho Quốc hội và Văn phòng Thủ tướng.
Báo chí quốc tế gọi đây là cuộc “chuyển giao quyền lực kịch tính”, nhưng nó không giống với nhiều trường hợp chuyển giao khác khi một Tổng thống đương nhiệm “nghỉ ngang” nhường chổ cho người mới được xem xứng đáng hơn.
Putin đang đi đường vòng? Đúng như vậy! Các nhà quan sát và giới tinh hoa Nga từ lâu đã có nhiều suy đoán xoay quanh kế hoạch tương lai của Putin và cách thức mà ông có thể tiến hành để duy trì quyền lực sau khi nhiệm kỳ khép lại.
Dù tổng thống có tiếng nói lớn trong hệ thống chính trị Nga, điện Kremlin vẫn lo ngại về những tác dụng ngược mà việc cố gắng kéo dài nhiệm kỳ có thể gây ra.
Thông điệp Liên bang ngày 15/1 đã hé mở một hướng đi hoàn toàn khác. Theo đó, ông Putin đề xuất tăng cường vai trò của Hội đồng nhà nước – một cơ quan Chính phủ với thẩm quyền chưa được xác định rõ, mà thông qua đó có thể giúp ông tiếp tục buông rèm nhiếp chính sau năm 2024!
Trương Khắc Trà
Theo enternews.vn
Putin thay đổi thế nào trong 20 năm cầm quyền?
"Tôi sẽ làm việc ở nơi mà Ngài chỉ định" - Putin đáp lời Yeltsin, một cách ngắn gọn, theo phong cách quân nhân.
20 năm trước - vào ngày 5/8/1999 - Tổng thống đương nhiệm của nước Nga, ông Vladimir Putin, nhận được một lời đề nghị từ Tổng thống lúc đó là ông Boris Yeltsin để lên lãnh đạo chính phủ, và sau đó đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu nhà nước. (Ảnh: Reuters)
Trong hồi ký của mình, ông Yeltsin mô tả cuộc trò chuyện với giám đốc Tổng cục an ninh Liên bang (FSB) Vladimir Putin như sau: "'Tôi đã có quyết định, Vladimir Vladimirovich ạ, và tôi đề cử anh giữ chức thủ tướng'. Putin suy nghĩ giây lát rồi trả lời ngắn gọn, theo phong cách quân nhân: 'Tôi sẽ làm việc ở nơi mà Ngài chỉ định'... 'Nhưng vị trí cao nhất ư?' - Putin ngập ngừng. Có vẻ như tại giây phút này anh ấy mới thực sự nhận ra nội dung cuộc nói chuyện. 'Tôi không biết, thưa ngài Boris Nikolayevich. Tôi không nghĩ mình đã sẵn sàng cho việc này'. 'Cứ suy nghĩ đi. Tôi tin tưởng anh'" - ông Yeltsin hồi tưởng lại cuộc nói chuyện. (Ảnh: Reuters)
Vào ngày 9/8/1999, Vladimir Putin đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo chính phủ, và đến ngày 16/8, chính thức là Thủ tướng của nước Nga. Tại thời điểm đó, ông Putin 46 tuổi. (Ảnh: Reuters)
Ngày 31/12/1999, Tổng thống Nga Boris Yeltsin tuyên bố từ chức. Vladimir Putin tiếp nhận quyền Tổng thống. (Ảnh: Reuters)
Ngày 26/3/2000, Vladimir Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 52,9%. Ông đã nhận được tổng cộng 39.740.434 phiếu bầu. (Ảnh: Reuters)
Ngày 7/5/2000, tại Điện Kremlin diễn ra lễ tuyên thệ của tổng thống mới. (Ảnh: RIA)
Ngày 18/12/2003, trả lời trực tuyến trên sóng truyền hình, Vladimir Putin công bố ý định tham gia tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. (Ảnh: Reuters)
Ngày 14/3/2004, ở tuổi 51, ông Putin tái đắc cử vị trí tổng thống với 71,31% phiếu bầu ở ngay vòng đầu tiên. (Ảnh: Reuters)
Vladimir Putin có bài phát biểu chính thức đầu tiên tại nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào ngày 7/5/2004. (Ảnh: RIA)
Theo Hiến pháp Nga, Vladimir Putin không có quyền ra tranh cử tổng thống lần thứ 3 liên tiếp vào năm 2008. Ngày 17/12/2007, ông Putin ủng hộ đề cử ứng viên Dmitry Medvedev vào vị trí tổng thống. (Ảnh: Reuters)
Năm 2008, Vladimir Putin trở thành Thủ tướng Nga và nhà lãnh đạo của đảng "Nước Nga thống nhất" - chính đảng luôn hỗ trợ ông trong thời gian giữ chức Tổng thống. (Ảnh: RIA)
Ngày 2/3/2008, Dmitry Medvedev giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với kết quả 70,28%. (Ảnh: RIA)
Ngày 24/9/2011, tại Đại hội đảng "Nước Nga thống nhất", Tổng thống đương nhiệm lúc đó là Dmitry Medvedev đề cử Vladimir Putin ra tranh cử tổng thống. (Ảnh: RIA)
Ngày 27/11/2011, đảng "Nước Nga thống nhất" thuyết phục được Putin ra tranh cử. (Ảnh: Reuters)
Ngày 4/3/2012, Vladimir Putin lần thứ ba giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với 63,6% phiếu bầu. Lúc này, ông Putin đã 59 tuổi. Nhiệm kỳ tổng thống thứ ba của ông Putin kéo dài đến mùa xuân năm 2018. (Ảnh: Reuters)
Năm 2013, Vladimir Putin được bầu làm lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Toàn Nga - tổ chức được lập ra vào năm 2011 theo sáng kiến của ông. (Ảnh: RIA)
Năm 2014, trong thời điểm Ukraine đang khủng hoảng chính trị, tại Crưm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Người dân trên bán đảo này quyết định đi bỏ phiếu về việc sát nhập lãnh thổ vào Nga. Theo số liệu chính thức, hơn 82% cử tri đã tham gia cuộc trưng cầu dân ý, trong đó hơn 96% ủng hộ việc sát nhập vào Nga. Vào ngày 17/3, ông Putin và người đứng đầu Crưm tiến đến ký kết thỏa thuận, và đến ngày 18/3, nhà lãnh đạo Nga gửi một thông điệp tới Hội đồng Liên bang. (Ảnh: RIA)
Vào cuối năm 2017, tại một cuộc đối thoại với các công nhân nhà máy ở Nizhny Novgorod, Vladimir Putin tuyên bố ông sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2018. (Ảnh: RIA)
Vào ngày 18/3/2018, ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống. Ông nhận được tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong sự nghiệp của mình, đồng thời lập luôn kỷ lục về số phiếu nhận được. Hơn 55 triệu người Nga đã bỏ phiếu cho ông. (Ảnh: RIA)
Ông Putin sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nhà nước Nga cho đến năm 2024. Đến lúc đó, Vladimir Putin sẽ 72 tuổi. Theo Hiến pháp, ông sẽ không có quyền ra tranh cử tổng thống 3 nhiệm kỳ liên tiếp. (Ảnh: Kremlin)
Đa số người dân vẫn coi ông Putin là người vực dậy nước Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô và là người bảo đảm cho sự ổn định của nước Nga sau này. (Ảnh: RIA)
(Tổng hợp)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
'Địa chấn chính trị' ở Nga sau bài phát biểu của Putin Bài phát biểu hàng năm dường như là thông lệ của Tổng thống Putin ngày 15/1 bất ngờ tạo nên một cơn địa chấn chính trị lớn tại Nga. Các bước ngoặt bất ngờ Sau khi bài phát biểu kết thúc, chính phủ Nga từ chức, khiến các nhà quan sát Kremlin hoàn toàn bất ngờ. Thủ tướng Dmitry Medvedev rút lui và...