Putin: Mọi nhà máy sẵn sàng chiến tranh bất kì lúc nào
Hiện nay, Nga là quốc gia chi tiêu nhiều thứ 3 cho quốc phòng, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
Quân đội Nga đang đầu tư rất nhiều tiền để hiện đại hóa trang thiết bị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu tất cả các nhà máy, xí nghiệp tại Nga luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thời chiến bất kể lúc nào. Theo người đứng đầu điện Kremlin, chiến tranh có thể nổ ra và các đơn vị này phải luôn trong tình trạng “sẵn sàng sản xuất mọi thời điểm”.
Phát biểu trên của ông Putin được đưa ra tại hội nghị gặp gỡ các tướng lĩnh quân đội thế giới tại Sochi diễn ra hôm 22.11. Trước đó, ông Putin tuyên bố rằng nếu muốn vượt qua châu Âu về công nghệ quân sự thì “chúng ta cần phải tốt hơn”.
Trong những năm gần đây, Nga đã chi tiêu rất nhiều cho quốc phòng và hiện đại hóa quân đội. Hiện tại, đây là quốc gia lớn thứ 3 trên thế giới về chi tiêu quân sự hằng năm. Ông Putin nói: “Năng lực của nền kinh tế giúp tăng cường sản xuất và dịch vụ quân sự là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của an ninh quân sự”.
Video đang HOT
Sau một thời gian đầu tư, nâng cấp, Nga đã giới thiệu với thế giới hàng loạt công nghệ mới, từ tăng chủ lực Armata, tên lửa đạn đạo hạt nhân đời mới cho tới máy bay ném bom siêu âm. Lực lượng robot tự hành được sử dụng trên chiến trường cũng là trọng tâm phát triển của Nga trong thời điểm hiện tại. Ông Putin từng tuyên bố tới năm 2020, quân đội Nga sẽ có những robot chiến đấu đầu tiên.
Theo Danviet
Anh lập hai 'lữ đoàn tấn công' đối phó với uy lực quân đội Putin
Anh sẽ thành lập hai "lữ đoàn tấn công" siêu cơ động, được thiết kế để "đáp trả sự xâm lược của Nga" (nếu có) đang sử dụng các xe tăng mới nhất "Armata" và các phương tiện chiến đấu trên nền tảng "Kurganets", theo Sputnik.
Lữ đoàn trinh sát được trang bị xe chiến đấu trên nền tảng "Ajax".
Thành phần lữ đoàn sẽ bao gồm hai trung đoàn trinh sát được trang bị xe chiến đấu trên nền tảng "Ajax". Theo kế hoạch của cơ quan quân sự của Anh, đơn vị hoàn chỉnh đầu tiên sẽ được thiết lập trước năm 2020.
Hai lữ đoàn mới sẽ trở thành nguồn dự bị cơ động, có thể triển khai nhanh chóng đến bất kỳ khu vực nào của châu Âu, kể từ Romania cho đến các nước Baltic, truyền thông Nga đưa tin. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng, kế hoạch của quân đội Anh rất kỳ quặc. "Ajax" được đánh giá khá tốt trong các cuộc diễu hành, nhưng chúng không thích hợp cho hoạt động chiến tranh quy mô lớn.
Rõ ràng, như các nhà phân tích xác nhận, giới chức trách London cần phải chứng tỏ mình phản ứng kịp thời với cáo buộc "mối đe dọa quân sự" của Nga, vì vậy họ nghĩ ra thử nghiệm đáng ngờ này.
Tình báo quân đội Anh cũng cho rằng, xe tăng T-14 Armata mới nhất của Nga là một chuyển biến có tính cách mạng nhất trong ngành chế tạo tăng nửa thế kỷ qua.
Tăng T-14 của Nga.
"Chẳng có gì ngạc nhiên khi xe tăng này gây sự chấn động". Tơ The Sunday Telegraph từng dẫn nguyên văn từ báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh mà tờ báo được tiếp cận. Cơ quan tình báo Anh bày tỏ nghi ngờ về khả năng của Anh khi đối phó với xe chiên đâu mới nhât của Nga, va nêu môt câu hỏi hợp lý: Tại sao Chính phủ Anh thậm chí không có kế hoạch trong vòng 20 năm tới phát triển xe tăng của riêng mình có kha năng đôi pho vơi T-14?
Theo tờ The Sunday Telegraph, cơ quan tình báo lưu y rằng, bản báo cáo này không thể được coi là một tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Anh. Xe tăng chủ lực T-14 la loai xe tăng thế hệ thứ ba duy nhất đươc phat triên sau Thê chiến II.
T-14 Armata là chiếc xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga hiện nay, được cho là có khả năng sống sót rất cao trước các vũ khí chống tăng.
T-14 được trang bị Hệ thống Phòng thủ Chủ động Afganit gồm hai cơ chế phòng thủ cứng và mềm nhờ radar mảng pha chủ động (AESA) sóng mm tiên tiến giúp nó bao quát xung quanh và cảnh báo khi bị tên lửa tấn công.
Cơ chế "phòng thủ mềm" được sử dụng để đánh lừa tên lửa. Ngay sau khi radar AESA phát hiện tên lửa đang bay tới, 4 quả lựu đạn khói đa quang phổ lập tức được phóng ra, tạo thành một bức màn khói dày đặc che phủ xe tăng, giúp nó che giấu tín hiệu hồng ngoại và vô hiệu hóa các thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng radar và laser.
Cơ chế "phòng thủ cứng" dùng để vô hiệu hóa các tên lửa tấn công bất ngờ. Hệ thống radar Afganit tự động điều khiển tháp pháo hướng về phía tên lửa để 5 ống phóng mỗi bên phóng rocket diệt mục tiêu đang tiếp cận. Hệ thống Afganit tuy chưa được thử nghiệm trong thực chiến nhưng các hệ thống phòng thủ cứng khác như Trophy của Israel đã tỏ ra hiệu quả trong đối phó tên lửa.
Theo Danviet
Ông Putin tiếp Tổng thống Syria, nhận định "ngày tàn" của IS sắp đến Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã thăm chính thức Nga và hội đàm song phương với Tổng thống Nga Vladimir Putin về tiến trình chính trị và cuộc chiến chống khủng bố đang diễn ra tại Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters) Theo RT, tại buổi gặp gỡ với người đồng cấp Syria ngày 20/11,...