Putin khai hỏa “vũ khí kinh tế” nhằm vào Ukraina
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố lựa chọn vũ lực ở Ukraina chỉ là giải pháp cuối cùng, loại trừ khả năng đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và Ukraina vào thời điểm này. Nhưng điều đó không có nghĩa là Moscow không trừng phạt Kiev.
Hãng Gazprom của Nga đã tuyên bố không giảm giá khí đốt cho Ukraina với lý do Kiev không trả nợ đúng hạn.
Chính sách này của Gazprom sẽ áp dụng từ thứng Tư tới đây. Động thái này chắc chắn sẽ càng gây khó khăn cho nền kinh tế Ukraina vốn đã điêu đứng.
Lãnh đạo hãng Gazprom là ông Alexei Miller đã có cuộc gặp với Thủ tướng Dmitry Medvedev ở ngoại ô Moscow vào hôm 4/3 vừa qua. Ông Miller cho biết Ukraina vẫn còn chưa trả xong món nợ 1,55 tỉ USD tiền mua khí đốt của Moscow.
Bình luận về quyết định này, Thủ tướng Medvedev nói: “Trong những điều kiện như thế này thì việc đưa ra quyết định ngừng trợ giá khí đốt có vẻ hoàn toàn công bằng”.
Từ tháng 12/2013 Ukraina mua được khí đốt của Nga với mức giá ưu đãi là 268,5 USD thay vì 400 USD trên mỗi m3 khí đốt.
Kiev hưởng mức giá ưu đãi này từ cuối tháng 11 năm ngoái, do quyết định không ký thỏa thuận nhằm tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với Liên minh châu Âu.
Theo thỏa thuận giá cả giữa Naftogaz và Gazprom, mức giảm giá sẽ được đưa ra vào ngày đầu tiên của mỗi quý và được quyết định trong vòng 10 ngày. Nếu không thể đưa ra mức giảm giá mới vào ngày 10/4 tới đây, Ukraina sẽ phải mua khí đốt của Nga mà không được trợ giá.
Hiện tại, hãng Naftogaz của Ukraina đã trả cho Gazprom của Nga 1,28 tỉ USD tiền mua khí đốt của năm ngoái, và đang yêu cầu hoãn nợ phần còn lại cho tới ngày 15/4 tới.
Tuy nhiên, từ đầu tháng Hai vừa qua, Gazprom nói rằng khoản nợ của Ukraina trong năm 2013 đã ở mức 2,63 tỉ USD, điều đó cũng có nghĩa là Naftogaz còn phải trả nốt khoản còn lại vào giữa tháng này.
Đây là một đòn nặng nhằm vào túi tiền gần như rỗng của chính quyền mới thành lập tại Ukraina, khi mà lãnh đạo lâm thời Kiev nói rằng họ cần tới 35 tỉ USD cho nền kinh tế đến hết năm 2015.
Và tất nhiên, chính sách &’công bằng’ này của Moscow ngay lập tức có tác dụng.
Video đang HOT
Chỉ vài ngày trước đây, khi các thông tin cho hay những nhóm vũ trang không mang biển hiệu, nhưng nói tiếng Nga kiểm soát khu tự trị Crưm, Kiev đã phản ứng dữ dội.
Trong bối cảnh Kremlin cho tập trận quân sự bất ngờ, việc Thượng viện Nga thông qua đề xuất sử dụng lực lượng vũ trang Nga tại nước ngoài để bảo vệ người dân và cộng đồng nói tiếng Nga tại Ukraina đã bị coi là một lời &’tuyên chiến’.
Kiev thậm chí còn cầu viện tới Khối quân sự Bắc Đại Tây dương NATO để bảo vệ trước nguy cơ Moscow động binh. Nhưng ngay sau khi Tổng thống Putin xuất hiện trước báo giới và coi vũ lực chỉ là &’biện pháp cuối cùng’ đối với Ukraina, cuộc đối đầu hạ nhiệt.
Chính quyền Kiev có sự thay đổi đáng kể về mặt thái độ và giọng điệu đối với Moscow khi câu chuyện chuyển từ súng ống sang tiền nong.
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk cho biết họ vẫn đang chờ câu &’trả lời rõ ràng’ của Nga về khoản vay trị giá 2 tỉ USD.
“Nga hứa trao một khoản cho vay trị giá 2 tỉ USD dùng để chi trả cho các khoản nợ khí đốt từ thời cựu Tổng thống Victor Yanukovich. Chúng tôi muốn nghe được câu trả lời rõ ràng từ Nga xem liệu họ có muốn thực thi các điều khoản mà họ đã tiến hành vài tháng trước hay không” ông Yatsenyuk nói.
Trước đó, giải thích về việc trì hoãn gói cứu trợ 2 tỉ USD này, Thủ tướng Nga Medvedev nói rằng Kremlin muốn chờ cho tình hình tại Ukraina đi vào ổn định, đồng thời ông cũng lên tiếng nghi ngờ tính hợp pháp của chính phủ lâm thời được lập nên tại Ukraina.
Trong một động thái có tính hợp tác, hôm 4/3 ông Yatsenyuk nói rằng các lãnh đạo mới của Kiev sẵn sàng đối thoại với Nga và hai chính phủ đã liên lạc với nhau.
Moscow từng hứa hẹn cung cấp gói trợ giúp cho Kiev trị giá 15 tỉ USD mà không có ràng buộc gì nhiều, và đã hoàn tất việc mua trái phiếu 3 tỉ USD vào tháng 12 năm ngoái. Còn về 2 tỉ USD tiếp theo cũng như các cam kết giữa đôi bên, ông Medvedev nói rằng Moscow vẫn thực hiện mọi cam kết đã đưa ra, nhưng với điều kiện là chính quyền Ukraina phải &’hợp pháp và có hiệu quả’.
Các nhà phân tích cho biết nền kinh tế của Ukraina đang có nguy cơ phá sản. Hiểu điều này, Mỹ hứa hẹn hỗ trợ Kiev khoản vay &’ nóng’ 1 tỉ USD, EU cũng sẽ chung tay một khoản khác để giúp chính quyền mới thành lập tại Ukraina.
Ủy ban châu Âu vừa đề xuất khoản cứu trợ cho Ukraina trị giá 15 tỉ USD cho hai năm tới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến sẽ đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp các gói cho vay cứu trợ này. Điều này sẽ giúp cho Kiev dễ thở hơn phần nào dưới sức ép tài chính của Moscow.
Nhưng đổi lại, Ukraina vẫn phải đối mặt với một loạt yêu cầu khắc nghiệt từ IMF nếu như đề xuất này được thông qua, chẳng hạn như cắt giảm trợ giá cho khí đốt.
Trong hoàn cảnhchi tiêu &’giật gấu vá vai’ như hiện nay, đứng trước một gói cứu trợ không quá khó khăn từ Moscow và một khoản vay hào phóng nhưng ràng buộc ngặt nghèo từ châu Âu, làn gió mới tại Ukraina liệu có đổi chiều một lần nữa?
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Chân dung Chang Song-thaek - ông chú của Kim Jong-un
Chang Song-thaek, chú của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, được coi là một nhân vật quan trọng trong chính quyền trước khi ông bị sa thải vào tháng 12.2013. Việc sa thải ông Chang báo hiệu một sự rung động lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên.
Là Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia (NDC) đầy quyền lực, ông đã ngồi ở trung tâm lãnh đạo của nhà nước cộng sản.
Quan hệ gia đình của ông - và mối quan hệ chặt chẽ với nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong-il được cho là nguyên nhân tạo ra ảnh hưởng đáng kể của ông đối với nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên. Một số nhà quan sát đánh giá ông nắm quyền lực đằng sau ngai vàng, tư vấn cho người cháu còn thiếu kinh nghiệm của mình.
Cần được "giáo dục lại"
Chang Song- thaek, một đảng viên và quản trị viên kì cựu, đã vượt qua rất nhiều trở ngại để đảm bảo vị trí của mình trong trung tâm của giới lãnh đạo.
Khi người đàn ông trẻ tuổi đầy lôi cuốn gặp em gái Kim Jong-il là Kyung-hee tại trường đại học, cả hai đã bắt đầu quen nhau.
Chủ tịch quá cố Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) đã chống lại công đoàn vì hai người đến từ hai đảng xã hội khác nhau và ông đã buộc Chang thay đổi trường đại học. Nhưng ông đã nhượng bộ sau khi con gái cầu xin và sau đó đã cả hai được phép kết hôn. Họ có một người con gái nhưng được cho là đã chết.
Ông Chang gia nhập hàng ngũ quản lý của Đảng Lao động Triều Tiên (KWP) vào đầu năm 1970 và thăng tiến nhanh chóng. Năm 1992, ông được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng. Một thập kỷ sau đó, ông tiếp tục giữ những cấp bậc cao trong cơ cấu quyền lực, là giám đốc của một bộ phận giám sát tất cả các cơ quan chính phủ và quân sự trong đảng.
Lúc đó ông được xem như một trong những nhân vật quyền lực nhất trong cả nước. Nhưng vận may của ông đã thay đổi vào giữa năm 2004, bất chấp vị trí của mình trong gia đình họ Kim, ông bắt đầu biến mất khỏi công luận.
Một báo cáo trích dẫn thông tin tình báo Hàn Quốc cho biết, ông bị quản thúc tại nhà ở Bình Nhưỡng. Những người khác đề nghị ông cần được gửi đi "giáo dục lại".
Không có nguyên nhân rõ ràng cho việc ông Chang bị sa thải, mặc dù các nhà phân tích cho rằng ông đã tạo dựng ảnh hưởng quá lớn. Dù lý do là gì, ông cũng đã không xuất hiện trở lại cho đến tháng 1.2006. Tuy nhiên sau đó, sự phục chức của ông đã diễn ra nhanh chóng.
Ai sẽ khiến Kim Jong-un lắng nghe?
Vào cuối năm 2007, ông Chang trở thành người đứng đầu bộ phận giám sát cảnh sát và tư pháp. Truyền thông nhà nước đưa tin ngày càng nhiều về sự hiện diện của ông bên cạnh Kim Jong-il trong các chuyến thăm láng giềng.
Các nhà quan sát cũng cho rằng ông Chang đã đóng một vai trò nổi bật hơn khi Kim Jong-il suy yếu vì đột quỵ vào năm 2008.
Với việc bổ nhiệm ông vào NDC năm 2009, vị trí lãnh đạo chủ chốt của ông Chang đã được thiết lập. Và vị trí của ông tiếp tục được nâng lên vào 2010 khi ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch cơ quan quân sự hàng đầu.
Vào thời điểm đó, động thái này được xem như là việc sắp đặt nhân sự chủ chốt để đảm bảo một quá trình chuyển đổi trơn tru từ cha sang con trong trường hợp Kim Jong-il chết. Khi ông Kim chết gần 2 năm sau (2011), ông Chang trở thành nhân tố xuất chúng trong lễ tưởng niệm quốc gia vì nhà lãnh đạo đã mất.
Vài tháng sau, như một dấu hiệu của quyền lực rõ ràng, ông Chang đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào tháng 8.2012.
Chuyến thăm của ông đến Bắc Kinh tập trung vào các vấn đề kinh tế - một dấu hiệu cho thấy ông muốn cải cách nền kinh tế trì trệ của Triều Tiên. Ông Chang đã "làm rất nhiều việc vĩ đại để phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Trung Quốc và Triều Tiên", truyền thông quốc gia Trung Quốc trích lời ông Hồ Cẩm Đào. Sau đó hai bên đã ký một loạt thoả thuận kinh tế.
Nhưng vào tháng 12.2013 truyền thông quốc gia Triều Tiên cho biết ông Chang đã bị sa thải vì "những hành vi phạm pháp". Một cuộc họp của Bộ Chính trị Ủy Ban Trung ương Đảng Lao động cầm quyền kết tội ông đã "phạm tội chống phá đảng, hành vi phe phái phản cách mạng như đục khoét sự thống nhất và gắn kết của đảng".
Bên cạnh tín hiệu thay đổi lớn trong giới lãnh đạo Triều Tiên, sự miễn nhiệm ông Chang cũng đặt ra câu hỏi về việc ai có thể khiến cho nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lắng nghe.
Theo Một thế giới
Pháo, tên lửa Trung Quốc "gào thét" trên biển Thời báo Hoàn Cầu mới đăng tải một số hình ảnh tổng hợp pháo, tên lửa tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trên Biển Đông, Hoa Đông. Những hình ảnh được Hoàn Cầu tổng hợp từ nhiều cuộc tập trận quy mô lớn, nhỏ trên Biển Đông, biển Hoa Đông. Các bức ảnh chủ yếu tập trung vào các màn bắn pháo,...