Putin gửi quà đặc biệt đến Tổng thống Bush ‘cha’ nhân sinh nhật lần thứ 90
Hôm 12/6 là ngày sinh nhật lần thứ 90 của cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush. Đúng dịp này, ông đã nhận được một cuộc điện thoại chúc mừng, cùng một món quà từ ông chủ Điện Kremlin Vladimir Putin.
Người phát ngôn của Tổng thống Bush “cha” Jim McGrath xác nhận với tờ Business Insider rằng: Hai người đã nói chuyện qua điện thoại vào lúc 2 giờ chiều ngày 12/6 và “Tổng thống Putin cũng gửi một bức ảnh, chụp ông Bush khi còn là thiếu úy hải quân trong trang phục màu trắng”.
Bất chấp tuổi tác, cựu Tổng thống Bush “cha” vẫn thể hiện màn nhảy dù nhân dịp sinh nhật lần thứ 90. Ảnh: AP
Trang Twitter chính thức bằng tiếng Anh của Điện Kremlin đồng thời cũng đăng tải những lời chúc mừng tới ông Bush, chúc ông sức khỏe, thịnh vượng, đồng thời ghi nhận những đóng góp của ông đối với sự phát triển của quan hệ Nga – Mỹ.
Theo Business Insider
Tại sao cử tri lại tin tưởng các gia tộc chính trị?
Có lẽ người dân có xu hướng bầu chọn cho những tên tuổi quen thuộc như Trudeau hay Le Pen khi mà những cuộc khủng hoảng khiến họ hoảng sợ và hoang mang.
Video đang HOT
Kennedy, Roosevelt, Bush, Clinton, Gandhi, Bhutto, Gore, Aquino, Miliband, Le Pen là những dòng họ quen thuộc trên chính trường thế giới. Điểm chung gì đã tạo nên những tên tuổi ấy? Tất cả chúng, dù theo cách này hay cách khác, đều là tên của những gia tộc chính trị, những gia đình có hơn một thành viên đóng vai trò then chốt trong bộ máy chính trị quốc gia.
Justin Trudeau, con trai cựu thủ tướng Canada, ông Pierre Trudeau, là sự bổ sung mới nhất vào danh sách trên khi ông ta tuyên bố sẽ chạy đua vào vị trí lãnh đạo của đảng Tự do trong tuần này.
Trong khi đó, nhà Clinton và nhà Miliband lại nghiêng về xu hướng cả hai vợ chồng hoặc anh - em trong gia đình cùng tham gia chính trị, thay vì chuyển giao quyền lực giữa hai thế hệ cha và con.
Tuy vậy, sự nổi lên gần đây của nhà Trudeau tại Canada nhắc chúng ta rằng tên tuổi của các dòng họ chính trị vẫn là một "thương hiệu đáng tin cậy", đóng vai trò quan trọng trong nhiều nền dân chủ.
Điều này cho chúng ta thấy gì về nền dân chủ hiện đại? Liệu có phải nền dân chủ mang tính "gia đình trị" này sẽ tạo nên sự mâu thuẫn với nền độc lập dân chủ?
Cả nước Pháp và nước Mỹ, từ khi được thành lập đều dựa trên một quan niệm về chủ nghĩa dân tộc: "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng" chứ không phải dựa trên quyền lực "cha truyền con nối" như chế độ quân chủ.
Năm 2007, khi Hillary Clinton tuyên bố sẽ ra tranh cử chức tổng thống, người ta ghi nhận rằng, vào thời điểm đó, có tới "40% người dân Mỹ đã sống trong thời kỳ mà Nhà Trắng chưa bao giờ vắng bóng người nhà Clinton hay Bush".
Mặc dù hệ thống "gia đình trị" của Mỹ đã suy yếu khi bước sang thế kỷ 21, ví dụ năm 2.000, Al Gore, con trai của thượng nghị sĩ Albert Gore đứng ra tranh cử ở đảng đối lập với George Bush (Bush con).
Hay cuộc bầu cử tổng thống của ông Obama chính là một bằng chứng của sự dân chủ khi mà người lên nắm quyền không xuất thân từ một gia tộc ưu tú và quyền lực. Điều này cũng trái ngược với thời kỳ thịnh vượng của nhà Kennedy và thời hoàng kim của những gia tộc chính trị.
Bên cạnh đó, trả lời phỏng vấn của tạp chí Vogue, Chelsea Clinton cho biết mùa hè này cô "đang chờ đợi phía sau cánh gà" đến khi (tự nhiên? hay được phép?) đi theo con đường chính trị.
Trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất của Pháp năm 2011, tại vòng bầu cử chính đảng, Martine Aubry của đảng Xã hội chủ nghĩa, con gái của Jacques Delors, đã trở thành ứng viên sáng giá cho chức tổng thống cùng với bà Marine Le Pen, người kế nhiệm vị trí chủ tịch Đảng Mặt trận Quốc gia từ cha mình.
Các gia tộc lớn mạnh đã từng một thời chi phối châu Âu, tất nhiên, nền quân chủ ấy phụ thuộc vào các điều luật của hiến pháp. Trong trường hợp của liên minh Anh, họ đã sử dụng những cuộc hôn nhân, những lễ kỷ niệm để củng cố những ý niệm lạc hậu rằng "mọi việc đều tốt đẹp" và "tất cả đang ở đúng vị trí của nó".
Giai cấp thượng lưu luôn tự tồn tại, những người có phạm vi quyền lực khác nhau sẽ tác động lẫn nhau, có nghĩa là những người nắm đặc quyền về kinh tế có thể dễ dàng nhúng tay vào chính trị. Đó chính là hệ tự tưởng mà chị em nhà Mitford nằm lòng và vận dụng chúng đơn giản như việc họ mặc những bộ quần áo. Các gia tộc chính trị này xuất hiện ở các nước cộng hòa dường như dễ dàng được chấp nhận hơn: từ dòng họ Bonaparte cho đến dòng họ Gandhi.
Cái tên của một dòng họ nào đó có thể gắn liền với sự ra đời của một quốc gia và trở thành hiện thân của đất nước ấy trong mắt nhiều người. Ngoài ra, cũng có một quy mô giới tính rõ ràng trong lĩnh vực chính trị: có nhiều nhà lãnh đạo nữ trong thời kỳ hiện đại là con gái của các Tổng thống và các Thủ tướng, dù điều đó cho thấy tầm quan trọng của huyết thống đã xóa đi những bất lợi thông thường của phụ nữ, nhưng nó cũng không giúp được gì nhiều cho phái nữ nói chung.
Trong chế độ độc tài hiện đại, các dòng họ có thế lực đã trở nên phổ biến. Ít ai nghĩ rằng một nhà lãnh đạo chuyên quyền không hề quan tâm đến cậu con trai ăn chơi; một Tiến sĩ đạo văn; hay một kẻ gây tai nạn bằng những chiếc xe đắt tiền, lại là người được bổ nhiệm vào chức vụ bộ trưởng tài chính, mà không hề bị nghi ngờ về trình độ căn bản.
Sự tham nhũng tiền của nhà nước thông qua hai hình thức: "chủ nghĩa bảo hộ lợi ích phe- nhóm" và "nhà nước kẻ cắp" được chứng thực khi tài sản quốc gia đổ vào túi những gia đình cầm quyền và những kẻ mà được gia đình hỗ trợ để có thể lọt vào thế giới bí mật như có tường bao quanh này. Tuy nhiên, điều nổi bật khi nhìn vào bối cảnh chính trị hiện nay là sự phổ biến của các gia tộc thiên tả, nơi mà con cháu của các chính khách được bầu ra để nắm quyền.
Ở một số quốc gia như Mỹ, có lẽ đó là những góc khuất của nền dân chủ và cũng là cách duy trì các gia tộc chính trị. Chi phí phát sinh như "nấm sau mưa" để phục vụ cho các chiến dịch bầu cử, đẩy quyền lực chính trị vào tay những người vừa sở hữu những khối tài sản kếch xù vừa có nhiều mối quan hệ. Nó có thể bị ràng buộc bởi vị thế lịch sử của một đảng và vai trò của một gia tộc trong đảng đó, ví dụ như trường hợp của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ.
Có lẽ, trong các cuộc tranh cử người ta đang dần chấp nhận ý thức hệ cực đoan bởi sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế. Các cử tri thực sự đặt niềm tin vào "những tên tuổi uy tín" khi mà cuộc khủng hoảng khiến họ trở nên hoang mang bởi những bất ổn trên thế giới.
Những tác động tiêu cực của hệ thống "gia đình trị" khá rõ ràng: sự dân chủ trong giới thượng lưu tan rã như những biến đổi của xã hội và kinh tế, điều này khuyến khích hành vi "tìm kiếm đặc lợi" theo ý muốn của các gia tộc quyền lực. Tuy nhiên những bài diễn văn chính trị đôi khi có thể bị giảm giá trị bởi cái tên của người đọc, điều này còn quan trọng hơn cả những vấn đề được đề cập tới trong bài diễn văn đó.
Bạn không cần phải đề cập tới cái tên "Geogre Bush" để biết rằng khuynh hướng dòng tộc cũng chưa chắc làm bạn trở thành ứng viên sáng giá nhất và sinh ra trong một gia đình chính trị không có nghĩa là bạn có thể trở thành một chính khách tài năng. Những người không phải vật lộn với việc tự mình tạo dựng tên tuổi thì gần như bị cho là nhờ những yếu tố khác họ mới có được chỗ đứng riêng trên thế giới.
Có lẽ, điều mà ta nên lưu tâm là: là một cử tri, tại sao nhiều người trong chúng ta vẫn cứ tin vào "những tên tuổi đáng tin cậy"? Và nếu chúng ta đang sống trong thời đại của "gia đình trị", chúng ta đã quyết định chọn những thành viên quyền lực nào?
Theo Laodong
Putin 'dắt mũi' ba đời tổng thống Mỹ! "Putin thách thức mọi giả thuyết, khước từ mọi nỗ lực kết bạn của các tổng thống Mỹ. Ông tranh luận với họ, chỉ giáo họ, dắt mũi họ, bắt họ chờ đợi, bắt họ phỏng đoán." Tổng thống Nga Putin Tờ New York Times (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài phân tích về cách mà 3 đời Tổng thống Mỹ: Bill...