Putin ‘dắt mũi’ ba đời tổng thống Mỹ!
“Putin thách thức mọi giả thuyết, khước từ mọi nỗ lực kết bạn của các tổng thống Mỹ. Ông tranh luận với họ, chỉ giáo họ, dắt mũi họ, bắt họ chờ đợi, bắt họ phỏng đoán.”
Tổng thống Nga Putin
Tờ New York Times (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài phân tích về cách mà 3 đời Tổng thống Mỹ: Bill Clinton, George Bush và Barack Obama đối diện với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin trong thời gian họ đương chức.
Theo bài phân tích này, cả 3 tổng thống Mỹ dường như đều đã từng cố gắng coi Tổng thống Nga Putin ở đời thực giống với những gì mà họ tự suy luận để rồi sau đó, hết lần này tới lần khác, trở thành kẻ yếu thế trước những suy nghĩ và hành động mạnh mẽ của Putin.
Dưới đây là bài phân tích của New York Times:
Ảo tưởng kết bạn, hợp tác, điều khiển Putin
Đối với Bill Clinton, Putin là người lạnh lùng và nhiều toan tính, nhưng ông này cũng sớm đoán biết đây là một nhà lãnh đạo cứng rắn và giỏi giang. George W. Bush lại muốn làm bạn, kề vai sát cánh với Putin trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng rồi đã vỡ mộng sau đó.
Còn Barack Obama thì cố gắng lại gần con người này bằng cách xây dựng mối quan hệ với các nhân vật trong điện Kremlin. Cách tiếp cận này từng có ích trong một thời gian, song đã nhanh chóng xấu đi và khiến mối hệ Nga – Mỹ trở nên tồi tệ nhất kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Suốt 15 năm qua, cái tên Vladimir Putin đã khiến cho nhiều đời Tổng thống Mỹ phải đau đầu khi cố gắng giải mã để rồi hết lần này đến lần khác đều có những nhận định sai lầm. Putin thách thức mọi giả thuyết, khước từ mọi nỗ lực kết bạn của các tổng thống Mỹ. Ông tranh luận với họ, chỉ giáo cho họ, dắt mũi họ, cáo buộc họ, bắt họ chờ đợi, bắt họ phỏng đoán, phản bội họ và bị họ phản bội.
Mỗi người trong số 3 vị Tổng thống Mỹ đều nỗ lực theo cách riêng của mình nhằm xây dựng mối quan hệ mang tính lịch sử nhưng rất khó nắm bắt với Nga, để rồi nhận ra rằng mọi cố gắng của mình đều tiêu tan bởi một bậc thầy võ thuật, một cựu đại tá KGB. Họ đã hình dung sai về Putin hoặc đã ảo tưởng rằng mình đủ sức điều khiển được người đàn ông vốn không bao giờ chấp nhận bị người khác điều khiển. Họ nhìn ông qua lăng kính chủ quan, tin tưởng ông sẽ sống giống như họ ngầm định. Và họ đã đánh giá quá thấp ý chí phản kháng quyết liệt của ông.
Khi mà Washington vẫn ôm những ảo tưởng, và thật khó có thể hình dung được rằng nó còn tồn tại cho tới thời điểm này, thì việc Putin kiểm soát Crimea rồi những đòn trừng phạt liên tiếp sau đó giữa 2 bên cuối cùng đã đập tan tất cả. Khi các lực lượng Nga đồn trú dọc biên giới Ukraine, đề tài tranh luận của người Mỹ đã phải chuyển từ việc làm thế nào để hợp tác sang làm thế nào để đối phó với Putin.
Video đang HOT
Tom Donilon, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đã nói rằng: “Ông ấy (Putin) đã tự công khai chính mình. Đó là người mà bạn phải đối mặt. Cứ vờ như không biết không phải là một cách”.
Những trợ lý của cả 3 vị Tổng thống Mỹ đều có chung nhận định rằng nhà lãnh đạo của họ không hề xem nhẹ Putin, họ nhìn ra con người ông ấy, nhưng dường như họ không có nhiều lựa chọn ngoài việc cố gắng xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn. Có thể một số chính sách của Mỹ đã gây bất lợi cho các cơ hội đó vì khiến Putin phật lòng. Và dù rằng đó là việc mở rộng khối NATO, cuộc chiến ở Iraq hay Libya, thì cuối cùng tất cả đều thừa nhận họ đang phải đối diện với một nhà lãnh đạo Nga về cơ bản là không ưa gì phương Tây.
“Tôi biết có một số lời chỉ trích kế hoạch tái khởi động (mối quan hệ của Mỹ – Nga) liệu có phải nước cờ sai lầm không”, ông Donilon nói về chính sách của chính quyền Obama. “Câu trả lời là Không. Chính nó đã mang lại những kết quả trực diện, phù hợp với lợi ích của Mỹ.”
Một số chuyên gia cho rằng Tổng thống Obama và hai người tiền nhiệm đã nhìn thấy những gì họ muốn thấy. “Phương Tây đã thống nhất quan điểm cho rằng Putin là một người theo chủ nghĩa thực dụng, người sẽ hợp tác với chúng ta bất cứ khi nào có đầy đủ lợi ích chung”, ông James M. Goldgeier, Trưởng khoa nghiên cứu quốc tế tại Đại học American University nhận định. “Chúng ta để cho niềm tin đó che mắt mình mà không nhận ra mục tiêu quá rõ ràng của Putin là muốn đảo ngược lại trật tự sau Chiến tranh Lạnh, trong đó Moscow đánh mất quyền kiểm soát phần lãnh thổ quan trọng và phải đứng nhìn phương Tây bành trướng”.
Còn theo lời Dennis Blair, người đầu tiên được bổ nhiệm làm Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia dưới thời Obama thì cho rằng các Tổng thống Mỹ có xu hướng nhìn nhận những người như ông Putin là bằng hữu. Theo ông này, các Tổng thống Mỹ nên nghĩ những nhà lãnh đạo như Putin “giống như các chính trị gia đối lập trong nước. Những đối thủ vui vẻ đạt được mục đích, hợp tác khi thấy có lợi, nhưng trong thâm tâm muốn làm suy yếu nước Mỹ, thì sớm hay muộn cũng sẽ chơi xấu Mỹ nếu có cơ hội và sẽ chỉ sát cánh với Mỹ chừng nào Mỹ còn mạnh hơn họ.”
Eric S. Edelman, cựu Thứ trương Quốc phòng dưới thời Tổng thống Bush thì cho rằng các nhà lãnh đạo Mỹ đã đánh giá quá cao khả năng của bản thân trong việc xoa dịu sự tức giận của Putin đối với phương Tây. “Nhiều đời Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo phương Tây đều có xu hướng nhìn nhận rằng thái độ tức giận của Nga là một vấn đề không mấy quan trọng và có thể xoa dịu bằng cách cân nhắc lợi ích quốc gia Nga. Trên thực tế, những nỗ lực đó luôn bị coi là yếu kém”.
Sau 15 năm, không một ai ở Washington còn coi Putin là đối tác nữa. Trên kênh truyền hình NBC ngày 23/3, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ Viện Mỹ Mike Rogers cho rằng: “Ông ta nghĩ về Peter Đại đế lúc đi ngủ và nghĩ về Stalin khi thức dậy. Chúng ta cần hiểu ông ta là ai và ông ta muốn gì. Có thể nó không giống với những gì mà chúng ta tin rằng nên thuộc về thế kỷ 21″.
Bill Clinton: Từ tin tưởng, hoài nghi tới bị phớt lờ
Bill Clinton là Tổng thống Mỹ đầu tiên phải đối mặt với Putin, mặc dù họ không phải va chạm với nhau trong một thời gian dài. Trong phần lớn nhiệm kỳ của mình, Clinton cố gắng xây đắp mối quan hệ khăng khít với Tổng thống Nga khi đó là Boris Yeltsin, người tiền nhiệm của Putin. Ông Clinton đã buộc phải đặt niềm tin vào người được ông Yeltsin đích thân lựa chọn làm Thủ tướng Nga năm 1999 và sau đó là nhậm chức Tổng thống vào đúng đêm Giao thừa.
Putin và Bill Clinton trong một cuộc gặp gỡ.
Trong hồi ký của mình, Clinton viết: “Tôi rời cuộc họp với niềm tin rằng ông Yeltsin đã chọn lựa được người kế nhiệm có năng lực đảm đương những công việc khó khăn nhưng cần thiết, để điều hành một nước Nga hỗn loạn cả về đời sống chính trị lẫn kinh tế tốt hơn so với ông Yeltsin, khi đó đang gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe”. Khi quyết định lựa chọn Putin được chính thức phê chuẩn trong cuộc bầu cử tháng 3/2000, ông Clinton đã gọi điện chúc mừng ông Putin và theo như những gì ông viết trong hồi ký thì “tôi gác máy mà lòng tự nhủ ông ta đủ cứng rắn để đoàn kết cả nước Nga.”
Mặc dù vậy, Clinton cũng có những lo lắng của riêng mình, đặc biệt là khi Putin tiến hành một cuộc chiến mạnh tay tại nước cộng hòa ly khai Chechnya và kiểm soát các phương tiện truyền thông độc lập. Clinton đã phải thúc giục ông Yeltsin để mắt hơn tới người kế nhiệm mình. Ông cũng cảm thấy bịPutin phớt lờ, bởi dường như khi nhà lãnh đạo Nga tỏ ra không hứng thú hợp tác với một vị tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm.
Nhưng thời điểm đó, đa phần mọi người nhìn nhận Putin như một người theo đuổi việc hiện đại hóa, một người có khả năng củng cố giá trị nguyên mẫu của chế độ dân chủ và chủ nghĩa tư bản mà ông Yeltsin đã mang tới cho nước Nga. Rất nhanh chóng, Putin cải tổ hệ thống luật pháp về thuế, đất đai và tư pháp. Như những gì ông Strobe Talbott, cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Clinton đã viết trong cuốn sách của mình về giai đoạn đó, thì George F. Kennan, một học giả có tiếng, chuyên nghiên cứu về chính sách của Liên Xô cũ, đã nhận định rằng Putin “đủ sức trẻ, đủ khéo léo và đủ thực tế để hiểu rằng thời kỳ quá độ ở Nga đòi hỏi ông không chỉ áp dụng cơ cấu quyền lực đó, mà còn phải biến đổi nó.”
(Còn nữa…)
Theo Xahoi
'Con vua thì lại làm vua' ở Mỹ
Người Mỹ có niềm tin vững chắc rằng vị thế của mỗi cá nhân trong xã hội phải được làm nên từ tài năng và công sức của chính họ, chứ không từ xuất thân gia thế. Nhưng nước Mỹ cũng đang chứng kiến sự thăng hoa của các "thái tử" trên chính trường.
Từ trong lịch sử vẫn luôn có những "hoàng gia" trong nền chính trị Mỹ, bất chấp lý tưởng về sự nỗ lực của mỗi cá nhân. Trên thực tế chỉ sau 6 đời tổng thống Mỹ, đã lần đầu tiên xuất hiện cặp cha-con làm tổng thống.
Cha con cựu tổng thống George H Bush, George W Bush và Jeb Bush. Ảnh: Tumblr.
Tổng thống John Adams và con trai là John Quincy tạo nên một trong số các gia tộc xuất chúng về chính trị. Ngoài ra còn có gia tộc Taft, Roosevelt, Kennedy và vô số đại gia khác không thể đếm xuể, mà nay tên tuổi của họ dần dần bị quên lãng.
Thực tế "cha truyền con nối" về bản chất có nét tương đồng với chế độ quân chủ, nhưng những người con của các gia tộc danh giá ở Mỹ, khi muốn lên đến vị trí cao, cũng phải chứng tỏ tham vọng và phẩm chất của chính mình. Và nhiều người trong số họ rất thành công, trở thành các nhà lãnh đạo giỏi giang. Về khía cạnh này, các gia đình "hoàng gia" Mỹ có thể có điểm chung với tầng lớp "thái tử" thời hiện đại của Trung Quốc, nơi con cái của các lãnh đạo cách mạng kỳ cựu nay đang nắm giữ những trọng trách cao nhất của quốc gia. Chủ tịch Tập Cận Bình là con trai của cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, một trong bát đại công thần của Trung Quốc.
Tính cách Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Dù mang tên họ là gì, tầng lớp "thái tử" của Mỹ có vẻ như đang gia tăng. Không gì thể hiện điều này rõ hơn viễn cảnh sau: trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, một ứng viên có chồng từng là tổng thống sẽ đấu với một ứng viên có cha và anh trai từng là tổng thống. Suốt giai đoạn từ 2012 ngược trở lại 1976, không mùa bầu cử nào vắng mặt các ứng viên mang họ Bush hoặc họ Clinton chạy đua làm tổng thống hay phó tổng thống.
Thậm chí bà Barbara Bush, đệ nhất phu nhân của tổng thống Mỹ Bush (cha), đã khuyên con trai Jeb không nên chạy đua vào Nhà Trắng nữa, bởi "đất nước chúng ta rất vĩ đại, có nhiều gia tộc vĩ đại ... và chúng ta có đủ (các tổng thống) Bush rồi".
Còn trong mùa bầu cử mới đây nhất ở Mỹ, dù không có cái tên Bush hay Clinton nào, vẫn có một gương mặt "thái tử" - ông Mitt Romney. Cha của Mitt, ông George, là thống đốc được yêu mến của bang Michigan và từng là ứng viên tổng thống. Chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng của George Romney được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nelson Rockefeller, người về sau là phó tổng thống và có xuất thân từ một trong những gia tộc hùng mạnh nhất nước này.
Nhưng đáng kể nhất là gần đây, khi cả nước Mỹ theo dõi sát sao sự ra đời củaHoàng tử bé của Anh, một số lượng con vua cháu chúa Mỹ có vẻ như đang ồ ạt tiến lên sân khấu chính trị.
Liz Cheney, con gái của cựu phó tổng thống Dick Cheney, tuần trước tuyên bố ý định chinh phục vị trí Thượng nghị sĩ bang Wyoming nhiệm kỳ 3 năm.
Liz không phải tân binh với chính trường Mỹ, bởi lâu nay bà đã là người lớn tiếng ủng hộ cho chính sách đối ngoại cứng rắn của cha. Nhưng bà lại là lính mới với bang Wyoming, chưa từng sống ở đó, chỉ có mặt vài giờ trước khi tuyên bố tranh cử.
Để bù đắp thiếu hụt, bà cố gắng chứng minh sự kiên hệ giữa bản thân với bang bằng cách chỉ ra mối quan hệ lâu dài của gia đình mình ở đó. Hầu hết các nhà phân tích chính trị đều cho rằng rằng bà sẽ dựa vào sự nổi tiếng của cha mình (ông Dick Cheney từng là thượng nghị sĩ Wyongming) và mạng lưới chính trị sâu rộng của ông trải khắp đất nước, để chạy đua giành ghế nghị sĩ.
Chỉ vài ngày sau khi "công chúa" Cheney tuyên bố tranh cử ở Wyoming, Michelle Nunn, con gái của thượng nghị sỹ bang Georgia Sam Nunn, cũng tuyên bố sẽ hướng tới chiếc ghế thượng nghị sĩ từng của cha mình. Không giống như Cheney, Nunn lại có "gốc rễ" cá nhân ở bang này, và mạng lưới chính trị nhờ các công việc thiện nguyện từ trước.
Tuy nhiên, bà vẫn phải đối mặt với cuộc chiến vất vả khi ứng viên của đảng Dân chủ ở bang này chưa từng được bầu vào Thượng viện gần một thập kỷ nay. Không có được kinh nghiệm nhiều năm trong ngành lập pháp của bang trước khi tranh cử nghị sĩ, bà Michelle chưa từng tham gia chính trường. Vì thế, trong khi tận dung khả năng cá nhân, bà vẫn phải dùng đến di sản và mạng lưới của cha để có thể đạt được chiếc ghế ở Thượng viện. Người phụ trách chiến dịch tranh cử của bà nói rằng, "mọi người sẽ thấy nhiều phẩm chất của ông (Sam Nunn) ở bà, và những gì họ đánh giá cao ở ông, họ cũng sẽ thấy ở bà".
Cuối cùng, như một cái kết hoàn hảo cho không khí hoàng gia trong tuần, Tổng thống Obama tuyên bố đề cử Caroline Kennedy trở thành đại sứ tiếp theo tại Nhật Bản. Bà Caroline là người con duy nhất còn sống của cặp đôi lừng danh thế giới - cố tổng thống John F. Kennedy và người vợ với danh tiếng không bao giờ tắt Jacqueline.
Caroline Kennedy là một người ủng hộ lâu năm của Obama, hậu thuẫn Obama tranh cử vào năm 2008. Giống như bà Cheney và Nunn, bà cũng là người đã tự thân đạt được những thành tựu lớn. Tuy nhiên, như nhiều người trong giới quan sát nhận định, các kinh nghiệm để có thể đảm nhận cương vị đại sứ tại Nhật của bà còn mỏng. Bù lại, Mỹ vốn có bề dày trong việc cử các cá nhân rất nổi tiếng sang làm đại diện ở Tokyo.
Các "thái tử" Mỹ đều tài năng và có nhiều thành tựu cá nhân, nhưng dường như họ cũng xuất hiện và tỏa sáng thật là nhanh chóng. Vì thế nước Mỹ ngày nay có vẻ như không còn phản đối, hoặc ít ra là tỏ vẻ phản đối chế độ quân chủ như xưa.
Theo VNE
Ba tổng thống Mỹ và một bí ẩn mang tên Putin Bill Clinton thấy ông lạnh lùng và đáng lo ngại, nhưng dự đoán ông sẽ là một lãnh đạo cứng rắn và có khả năng. George W. Bush muốn ông trở thành bạn bè và đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố nhưng ngày càng vỡ mộng. Barack Obama thì cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn với ông,...