Putin đang dẫn đầu cuộc chơi lớn hiểm hơn Chiến tranh Lạnh
Trên vũ đài thế giới, nước Nga của Tổng thống Putin đang hành động như một cường quốc vĩ đại của thế kỷ trước, nhà sử học Harald Biermann, Giáo sư Đại học Bonn phân tích trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD của Đức.
Trên vũ đài thế giới, Nga đang hành động như một cường quốc vĩ đại của thế kỷ trước, – nhà sử học Harald Biermann, Giáo sư Đại học Bonn phân tích trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD của Đức.
“Nền chính trị thế giới ngày nay không giống tình huống thời Chiến tranh Lạnh mà làm chúng ta liên tưởng tới chính sách quyền lực thế kỷ XIX hay đầu thế kỷ XX. Ông Putin đang dẫn “một cuộc chơi lớn” được các cường quốc tham gia hàng thế kỷ nay. Chúng ta đã lãng quên lối tư duy trong những phạm trù như vậy, đặc biệt là ở Đức”, ông Bearman nhận xét.
Theo ông, sự lạnh nhạt trong quan hệ Nga-Mỹ rất khác Chiến tranh Lạnh, là thời kỳ đụng độ của hai ý thức hệ. Ông cũng loại trừ khả năng xung đột quân sự giữa hai nước.
Sự suy thoái quan hệ giữa Moscow và Washington đã không xảy ra chỉ một sớm một chiều, nhà sử học đánh giá. Theo ý kiến của ông, góp phần quan trọng ở đây là thực tế Nga đã từ chối “âm thầm cam chịu” sự thống trị của phương Tây ngay sát biên giới Nga, còn Mỹ dưới thời ông Obama tiến hành một chính sách quá ư không quán triệt.
Video đang HOT
Ông Birman cũng lưu ý Mỹ không còn là thủ lĩnh tuyệt đối trong nền chính trị quốc tế: trong nhiệm kỳ của tổng thống Obama trên vũ đài thế giới đã hình thành khoảng trống đang được các đối thủ khác lấp đầy. Còn Moscow, nhà sử học cho rằng, có những lý do để tuyên bố họ đã trở thành một đối thủ “quan trọng và đôi khi đáng gườm” tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Theo Danviet
Lầu Năm Góc bị cấm 'nói cứng' về thách thức Trung Quốc
Theo South China Morning Post, các lãnh đạo của Lầu Năm Góc đã được Nhà Trắng yêu cầu không công khai nhận định các thách thức quân sự từ Trung Quốc là "cạnh tranh cường quốc".
Vào ngày 25-9 vừa qua, tờ Navy Times (Mỹ) tiết lộ thông tin Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã yêu cầu các lãnh đạo của Lầu Năm Góc tuyệt đối không sử dụng cụm từ "cạnh tranh cường quốc" khi phát biểu công khai về quan hệ Mỹ - Trung. Các lãnh đạo quốc phòng Mỹ buộc phải tìm những từ ngữ khác ít nhạy cảm hơn.
Dẫn lời các quan chức của Nhà Trắng, tờ Navy Times cho biết cụm từ "cạnh tranh cường quốc" vẽ ra viễn cảnh không chính xác, đặt Mỹ và Trung Quốc vào quỹ đạo đụng độ với nhau.
Tờ South China Morning Post ngày 29-9 dẫn nhận định của các chuyên gia Trung Quốc cho biết chính quyền của Tổng thống Obama dường như đang cố gắng bình ổn lại mối quan hệ Mỹ - Trung trong những tháng cuối cùng trước khi tổng thống kết thúc nhiệm kỳ.
Các lãnh đạo của Lầu Năm Góc được yêu cầu không dùng cụm từ "cạnh tranh cường quốc" khi nhận định về thách thức quân sự từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, bài viết của Navy Times cũng đồng thời trích dẫn quan điểm của nhiều chuyên gia, nhận định thái độ hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông và biển Hoa Đông mang tính chất thù địch đối với những lợi ích của Mỹ. Lầu Năm Góc đến nay vẫn chưa phản hồi trước thông tin này.
Su Hao, chuyên gia quan hệ quốc tế tại ĐH Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng các ngôn từ "cực đoan" của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và các lãnh đạo quân đội Mỹ tạo ấn tượng rằng "Mỹ và Trung Quốc là kẻ thù và đối đầu".
Ông cho biết: "Các mối quan hệ Mỹ - Trung bị phủ bóng bởi các vấn đề biển Đông hoặc các vấn đề quân sự quốc phòng. Không ai mong muốn ông Obama để lại cho người kế nhiệm một mối quan hệ Mỹ - Trung chìm trong hỗn loạn. Nhà Trắng cần cân nhắc kỹ lưỡng cách thức bình ổn mối quan hệ này".
Li Jie, chuyên gia hải quân tại Bắc Kinh, cho rằng Nhà Trắng lo ngại các phát ngôn của Lầu Năm Góc có thể tác động xấu lên mối quan hệ Mỹ - Trung. South China Morning Post dẫn lời một chuyên gia tại Bắc Kinh cho biết Mỹ - Trung đã thống nhất không bên nào kích động xung đột trên biển Đông.
Mỹ rút tàu sân bay USS John C. Stennis về Hawaii một tuần trước khi có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về biển Đông.
Theo chuyên gia này, Mỹ chủ động rút tàu sân bay USS John C. Stennis về Hawaii vào ngày 5-7 là do thỏa thuận trên. USS John C. Stennis rời khỏi biển Đông chỉ một tuần trước khi Tòa trọng tài quốc tế, thành lập theo phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982), ra phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông.
Cũng theo chuyên gia này, phía Trung Quốc cũng đã "thỏa hiệp". "Sẽ khó có khả năng Trung Quốc xây thêm đảo nhân tạo tại Scarborough, hay thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông. Cả hai bên đều không muốn leo thang căng thẳng, thay vào đó là đối thoại giữa các quan chức dân sự và ngoại giao", South China Morning Postdẫn lời vị chuyên gia tại Bắc Kinh.
KIỆT ANH
Theo PLO
Hai cựu thù Nga và Pakistan lần đầu tập trận chung Hai cựu thù thời chiến tranh lạnh Pakistan và Nga sẽ lần đầu tập trận chung từ ngày mai 24-9. Cuộc tập trận diễn ra ở Pakistan và kéo dài 2 tuần với sự tham gia của 200 binh sĩ hai bên. Nga và Pakistan, hai cựu thù thời chiến tranh lạnh sẽ lần đầu tập trận chung từ ngày mai 24-9, Reuters...