Putin có thể rời hội nghị G20 sớm
Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là sẽ sớm rời hội nghị thượng đỉnh G20 tại Australia, trong bối cảnh phải đối mặt với áp lực từ các nước phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị thượng đỉnh lần 8 của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Australia. Trong ảnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng ở vị trí ngoài cùng bên trái. Ảnh: AFP.
Một quan chức cấp cao của Nga, thành viên trong đoàn của nước này tham dự hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), cho biết tổng thống Putin dự định sẽ bỏ qua một buổi làm việc vào ngày thứ hai của hội nghị. Theo Reuters, ông sẽ khởi hành về nước sớm vì cần tham dự các cuộc họp tại Moscow.
“Chương trình làm việc của tổng thống trong ngày thứ hai sẽ thay đổi và được cắt ngắn”, AFP dẫn một nguồn tin giấu tên trong đoàn của Nga nói. Theo đó, Tổng thống vẫn tham dự các phiên họp ngày mai, nhưng sẽ bỏ qua bữa trưa chính thức cùng các nhà lãnh đạo và gặp gỡ phóng viên sớm hơn so với kế hoạch ban đầu.
Australia, nước chủ nhà của hội nghị G20 lần này, và các quốc gia khác hiện chưa đưa ra bình luận nào về quyết định của Putin.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20, Nga đang chịu sức ép lớn từ phía các quốc gia phương Tây, với chỉ trích liên quan đến vấn đề khủng hoảng tại Ukraine. Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi hành động xâm lược Ukraine của Nga là mối đe dọa với thế giới”.
Video đang HOT
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu, vốn cáo buộc Moscow đưa quân vào miền đông Ukraine, đã yêu cầu Nga rút binh lính và vũ khí khỏi biên giới quốc gia láng giềng, gây áp lực để lực lượng phiến quân đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn. Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang xem xét các biện pháp trừng phạt cứng rắn dành cho Nga vì vấn đề Ukraine.
Sự cô lập Putin tại hội nghị G20 còn được thể hiện ở vị trí của người đứng đầu điện Kremlin trong bức ảnh chụp các nhà lãnh đạo. Trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được toàn quyền Australia và Tổng chưởng lý nước này đón tiếp, thì người tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin là trợ lý bộ trưởng quốc phòng.
Tổng thống Putin cùng lãnh đạo các nước trên thế giới tới Australia để tham dự hội nghị thượng đỉnh lần 8 của G20 cuối tuần này tại thành phố Brisbane, bang Queensland.
Thùy Linh
Theo VNE
Hội nghị G20: Cơ hội hóa giải bất đồng Đông-Tây
Những căng thẳng Đông-Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đang đe dọa phủ bóng Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra hai ngày cuối tuần ở thành phố Brisbane của Úc. Tuy nhiên, hội nghị cũng được coi là cơ hội để các bên thực sự hóa giải bất đồng.
Hội nghị G20 ở Brisben có thể là nơi các nhà lãnh đạo phương Tây và Nga tìm được hướng nhìn chung trong vấn đề Ukraine.
Đây là hội nghị lớn thứ 3 liên tiếp chỉ trong một tuần trở lại đây, sau Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 ở Trung Quốc và Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 25 ở Myanmar.
Diễn ra trong bối cảnh đời sống chính trị và kinh tế thế giới tồn tại nhiều khó khăn, nên mục đích của G20 lần này là tập trung tìm kiếm các biện pháp "cải thiện tương lai kinh tế toàn cầu" với mục tiêu đưa kinh tế thế giới cất cánh trở lại sau nhiều nằm phục hồi ì ạch và thiếu bền vững do tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu năm 2008.
Tuy nhiên, do những tranh cãi ngày càng nóng liên quan đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine nên nhiều khả năng vấn đề quan hệ căng thẳng Đông - Tây mới là chủ đề gây được sự chú ý nhất tại hội nghị.
Những lời đồn đoán này được đưa ra sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định tình hình Ukraine sẽ là một trong những vấn đề quan trọng nhất được bàn thảo tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Nhà lãnh đạo Đức cũng cho biết bà sẽ tìm kiếm các cuộc gặp "thực chất" với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama để thảo luận giải pháp chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine, một quốc gia đang bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu Đông-Tây.
Những tuyên bố của bà Merkel đã gây chú ý lớn ở cả "hai đầu chiến tuyến" khi bà được đánh giá là nhà lãnh đạo duy nhất có cơ hội và khả năng trở thành "chuyên gia hòa giải" trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, bà Merkel là nguyên thủ châu Âu duy nhất có thể thường xuyên liên hệ với cả Nhà Trắng lẫn điện Kremlin.
Nhận định về cơ hội hòa giải của bà Merkel tại G20, giới phân tích nhìn chung đều có cái nhìn khá lạc quan sau khi sâu chuỗi những nỗ lực và quan điểm tiếp cận dung hòa của nhà lãnh đạo Đức.
Là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Âu, nhưng bà Merkel luôn cố gắng tiếp cận vấn đề một cách cân bằng nhất để tránh làm phức tạp thêm tình hình. Theo bà, "việc đánh giá tình hình một cách thận trọng, hay thận trọng khi đưa ra những cáo buộc nóirằng vũ khí vẫn được tuồn vào Ukraine qua biên giới với Nga là hết sức quan trọng". Nhà lãnh đạo Đức cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tiếp tục đối thoại với Nga và cần gia tăng tối đa các nỗ lực để hạn chế những kênh đối thoại làm rối rắm tình hình, ám chỉ những nỗ lực vận động gần đây của Thủ tướng Anh David Cameron trong việc thắt chặt các lệnh trừng phạt Nga và nâng cao quan điểm chống Mátxcơva.
Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, chưa bao giờ mối quan hệ Đông - Tây lại căng thẳng như hiện nay. Cuộc khủng hoảng ủy nhiệm ở Ukraine - một quốc gia nằm trên "đường biên giới tự nhiên" giữa Nga và phương Tây - đang tạo cơ hội hồi sinh bóng ma Chiến tranh Lạnh đúng như dự báo của các cựu lãnh đạo nổi tiếng thế giới như Mikhail Gorbachev (Liên Xô), Hans-Dietrich Genscher (Đức), Helmut Kohl (Đức), Henry Kissinger (Mỹ), Helmut Schmidt (Đức) và nhiều chính trị gia nổi tiếng khác.
Đáng lo ngại là bóng ma này đang ngày càng được các bên, vô tình hay hữu ý, thổi lớn với những cáo buộc nhằm vào nhau khiến cho cuộc đối đầu ngày càng thêm căng thẳng, thậm chí có thể đẩy Ukraine rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện do những cáo buộc điều quân ở biên giới chung Nga/Ukraine và các động thái gia tăng hiện diện quân sự của NATO gần biên giới Nga thời gian qua.
Trong bối cảnh đó, hội nghị thượng đỉnh G20, nơi quy tụ những quốc gia mạnh nhất trên thế giới, sẽ là "cơ hội vàng" để các bên tìm kiếm lập trường chung chấm dứt đối đầu và từng bước xích lại gần nhau vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững trong tương lai.
Đức Vũ
Theo Dantri
Hội nghị thượng đỉnh G20: Khó đạt được mục tiêu tham vọng Bài toán cho G20 chính là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa nước giàu và nước phát triển mới nối, những lợi ích kinh tế gắn với xung đột chính trị. Ngày 15/11, Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và mới nổi - G20 - sẽ chính thức khai mạc tại thành phố Brisbane, Australia. Các nhà lãnh...