Putin chơi đùa cùng chó cưng
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dành thời gian rảnh rỗi hiếm hoi để chơi đùa với 2 con chó cưng, vốn là những món quà đặc biệt mà giới chức Nhật Bản và Bulgaria dành tặng cho ông.
Ông Putin vui đùa trong tuyết với Buffy và Yume gần dinh thự của ông ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Mátxcơva hồi tháng 3.
Ông Putin nổi tiếng là người rất yêu động vật và từng nhiều lần xuất hiện bên những “người bạn” bốn chân.
Yume (trái) và Buffy trong chuyến đi chơi cùng ông chủ nổi tiếng.
Video đang HOT
Yume là món quà được chính quyền tỉnh Akita tại Nhật Bản tặng cho Tổng thống Putin hồi mùa hè năm ngoái vì sự giúp đỡ của người Nga đối với Nhật Bản sau thảm họa động đất/sóng thần năm 2011.
Cái tên Yume được chính ông Putin lựa chọn và có nghĩa là “giấc mơ” trong tiếng Nhật.
Còn Buffy là món quà của Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov tặng nhà lãnh đạo Nga hồi năm 2010.
Tên của Buffy được đặt theo gợi ý của một cậu bé 5 tuổi người Nga, Dima Sokolov.
Yume và Buffy đã trở thành những “người bạn” thân thiết của ông Putin.
Khoảnh khắc thư giãn của nhà lãnh đạo Nga.
Ngoài Yume và Buffy, ông Putin còn có một con chó cưng khác tên gọi Koni nhưng nó không có mặt trong chuyến đi chơi lần này.
Theo Dantri
Ngăn chặn "du lịch phúc lợi"
Trong khi các thành viên Hiệp ước Schengen như Anh, Đức, Áo và Hà Lan kêu gọi thắt chặt hơn các quy định về quyền cư trú vì lo ngại bùng nổ "di cư phúc lợi" từ các nước nghèo ở châu Âu như Bulgaria, Romania... thì EU lại lên tiếng bác bỏ.
Cảnh sát Romania đang kiểm tra xe tải đi từ nước này sang Slovenia
- một thành viên của khu vực Schengen
Liên minh châu Âu (EU) vừa bác bỏ yêu cầu của chính phủ các nước Anh, Đức, Áo và Hà Lan kêu gọi thắt chặt hơn các quy định về quyền cư trú do lo ngại làn sóng di cư tự do từ Bulgaria và Romania bắt đầu từ năm 2014. Các quan chức EU cũng đồng thời lên tiếng cáo buộc Chính phủ Anh can thiệp vào vấn đề "du lịch phúc lợi".
Trước đó, Anh, Đức, Áo và Hà Lan đã đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) xem xét lại các quy định của EU về quyền di cư tự do, theo đó cho phép những người di cư từ các nước châu Âu khác như Bulgaria và Romania định cư và đòi quyền hưởng các khoản phúc lợi xã hội ở những nước này. Họ lo ngại rằng khi 2 quốc gia Balkans này giành được quyền di cư tự do vào năm 2014 sẽ dẫn tới bùng nổ "du lịch phúc lợi", theo đó công dân từ các nước nghèo ở châu Âu sẽ di cư sang các nước giàu hơn để hưởng các khoản phúc lợi xã hội.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May muốn EU thay đổi quy định về quyền cư trú ban hành năm 2004 nhằm cho phép chính phủ nước này "có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn" đối với những người có ý định đến Anh chỉ để lợi dụng hệ thống phúc lợi. Bộ trưởng Việc làm và Tiền lương Anh Iain Duncan Smith cũng cho biết, Chính phủ nước này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng công dân từ các nước EU nghèo hơn đổ sang Anh để hưởng phúc lợi xã hội.
Trong khi đó, theo các quy định của Khu vực miễn thị thực Schengen được hình thành trên cơ sở Hiệp ước Schengen gồm 26 nước (22 nước thành viên EU và 4 nước phi thành viên EU), công dân các nước tham gia hiệp ước có thể đi lại tự do giữa các nước mà không cần đến thị thực (visa) và kiểm soát ở biên giới. Những quốc gia ký kết Hiệp ước Schengen cho rằng, điều này sẽ thúc đẩy hoạt động giao thương và du lịch của châu Âu.
Chính vì thế, EC đã bác bỏ yêu cầu sửa đổi quy định của Anh, Đức, Áo và Hà Lan vì các nước này đã không đưa ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh được rằng công dân của các nước EU khác đang lợi dụng các quy định di cư tự do để trục lợi. Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề nội khối của EC Cecilia Malmstrm cho rằng trong thời buổi khủng hoảng, việc công dân EU rời khỏi đất nước họ để tìm cách cải thiện cuộc sống tại một quốc gia thành viên khác có điều kiện tốt hơn là điều bình thường.
Giới quan sát cho rằng, bất đồng về việc chính thức trao quyền di trú cho Bulgaria và Romania - 2 nước đã ký gia nhập Hiệp ước Schengen tháng 1-2007 và được Nghị viên châu Âu phê chuẩn tháng 6-2011 - không chỉ gây ra rạn nứt mà còn có thể dẫn tới một cuộc chiến pháp lý trong lòng EU. Bộ trưởng Nội vụ Đức Hans-Peter Friedrich thậm chí còn "đe" sẽ phủ quyết việc kết nạp Bulgaria và Romania vào Hiệp ước Schengen vì cho rằng, việc này có thể tạo ra những kẽ hở làm gia tăng tình trạng tội phạm xuyên quốc gia và làn sóng nhập cư gây áp lực cho nhiều nước tham gia Hiệp ước, trong đó có Đức - nền kinh tế đầu tàu của châu Âu.
Theo ANTD
Bulgaria: Nghị sĩ bị dí súng vào đầu Hôm qua, 19/1, nghị sỹ Ahmed Dogan, lãnh đạo của đảng Phong trào Tự do và nhân quyền (MRF) Bulgaria bị một người đàn ông lạ mặt xông vào, dí súng vào đầu, nhưng rất may súng không phát nổ nên ông Dogan thoát chết. Đoạn băng cho thấy, trong cuộc họp thường niên của đảng tại hội trường ở Cung Văn hóa...