Putin cáo buộc Hoa Kỳ kích động chạy đua vũ trang
Tổng thống Putin nói rằng sự hồi sinh các cuộc chạy đua vũ trang là do Mỹ khởi xướng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thụy Sĩ RTS hôm 27/7 nói rằng sự hồi sinh các cuộc chạy đua vũ trang là do Mỹ khởi xướng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh Rian.
“Quá trình chạy đua vũ trang bắt đầu khi Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM. Bởi vì hiệp ước này là một nền tảng của hệ thống an ninh quốc tế. Và khi Mỹ rút khỏi đó và bắt đầu để tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa riêng của mình như một phần của một hệ thống chiến lược quốc phòng toàn cầu, chúng tôi ngay lập tức phải thực hiện các bước đi tương ứng để duy trì sự cân bằng chiến lược”, ông Putin nói.
Trước đó tại Diễn đàn kinh tế ở St. Petersburg ông Putin đã tuyên bố rằng, hành động rút khỏi Hiệp ước ABM của Mỹ có thể dẫn đến một cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu tại Thụy Sỹ, ông Putin cũng khuyên các nhà lãnh đạo châu Âu nên theo đuổi một chính sách độc lập hơn thay vì lệ thuộc vào Washington để có thể bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc của họ khi được hỏi về khả năng xảy ra chiến tranh ở châu lục này.
Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) là hiệp ước được ký kết giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết năm 1972 giữa Tổng thống Richard Nixon và Tổng bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng các hệ thống chống tên lửa đạn đạo trong khu vực phòng vệ chống lại các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Hiệp ước này có hiệu lực trong 30 năm, từ năm 1972 đến năm 2002. Vào ngày 13 tháng 6 năm 2002, Mỹ đã rút khỏi hiệp ước để phục vụ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa.
Hiệp ước ABM đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định chiến lược toàn cầu vì nó ra đời vào thời điểm cuộc chạy đua vũ trang lên tới đỉnh điểm, khi kho vũ khí hạt nhân đã lên tới con số hàng chục nghìn đầu đạn.
Hiệp ước ABM có thể coi là hòn đá tảng duy trì sự cân bằng hạt nhân giữa hai siêu cường Liên Xô – Mỹ, từ đó mà hình thành thế ổn định chiến lược toàn cầu, đặt nền móng cho việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân sau này.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Mỹ bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ đánh Nhà nước Hồi giáo
Ngày 28-7 (giờ địa phương), phát biểu tại phiên họp khẩn cấp của NATO tại Brussels (Bỉ), Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố NATO bảo đảm đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) trong công cuộc chống khủng bố. Phiên họp được tổ chức theo yêu cầu của TNK.
Hôm trước đó, một quan chức quốc phòng Mỹ tháp tùng Tổng thống Obama trong chuyến công du đến Ethiopia cho biết Mỹ và TNK đã nhất trí tăng cường hợp tác quân sự để tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo.
Cụ thể là hai bên nhất trí lập một khu vực an ninh không bị Nhà nước Hồi giáo đe dọa và cải thiện tình hình an ninh biên giới giữa TNK-Syria. TNK sẽ ủng hộ các đối tác của Mỹ ở Syria (quân nổi dậy ôn hòa Syria) chiến đấu trên bộ. Dù vậy, vùng cấm bay theo đề nghị của TNK sẽ không được thực hiện.
Tay súng bắn tỉa người Kurd từ Syria nhìn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP
Ngày 27-7, Thủ tướng TNK Ahmet Davutoglu khẳng định: "Chúng tôi không muốn nhìn thấy Nhà nước Hồi giáo ở biên giới TNK". Ông khẳng định TNK có thể thay đổi cân bằng ở Syria, Iraq và trong toàn khu vực.
TNK đang tập trung tấn công hai mục tiêu. Song song với không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria, máy bay TNK cũng tấn công hậu cứ của đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở miền Bắc Iraq. Để trả đũa, PKK đã gia tăng tấn công cảnh sát TNK.
Chính sách hai mặt trận của TNK đã gây ra nhiều hoài nghi. Một số ý kiến cho rằng TNK "thừa gió bẻ măng", lợi dụng danh nghĩa chống Nhà nước Hồi giáo chứ thực chất mục đích ưu tiên là đánh PKK. Ngày 27-7, người Kurd tại Syria đã tố cáo xe tăng TNK bắn qua biên giới vào hai ngôi làng của người Kurd ở tỉnh biên giới Aleppo (Syria).
Các đồng minh của TNK hoan hô TNK đánh Nhà nước Hồi giáo nhưng dè dặt khi nói đến vấn đề PKK. Ngoại trưởng Mỹ John Kirby cho rằng TNK có quyền tự vệ đối với PKK. Còn Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trên đài truyền hình NRK (Na Uy) ghi nhận có tiến bộ trong đàm phán hòa bình giữa PKK và chính phủ TNK. Ông nói: "Quyền tự vệ phải cân xứng".
TNL
Theo_PLO
'Đội quân' Philippines kiện Trung Quốc tại La Haye Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye (The Hague-Hà Lan) cung cấp bộ ảnh điểm lại một số nét chính về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario phát biểu khai mạc tại PCA về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông. Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye quyết định tổ...